Kết hợp, lồng ghép chặt chẽ việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong chương trình, nội dung, phương pháp

Một phần của tài liệu đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức hồ chí minh ở các trường cao đẳng và trung học chuyên nghiệp tỉnh hà nam (Trang 83 - 88)

gương đạo đức Hồ Chí Minh trong chương trình, nội dung, phương pháp đào tạo và các phong trào hoạt động ở nhà trường

Đây là giải pháp cơ bản, phù hợp với điều kiện thực tế, lâu dài của các trường. Sự kết hợp, lồng ghép đó sẽ tạo nên sức mạnh tổng hợp, không những làm tăng chất lượng, hiệu quả việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, tăng chất lượng và hiệu quả các hoạt động, các phong trào của nhà trường mà còn góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của mỗi trường. Sự kết hợp và lồng ghép đó làm cho việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong các trường có sức lan tỏa lớn, thâm nhập và ảnh hưởng sâu sắc đến mọi hoạt động trong nhà trường, nhất là ở lĩnh vực giáo dục - đào tạo, nghiên cứu khoa học và các phong trào thi đua. Như vậy, thực chất của

gương đạo đức Hồ Chí Minh trong toàn bộ quá trình đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục - đào tạo, giáo dục chính trị và các phong trào của nhà trường. Thực hiện giải pháp này cần nắm vững nội dung sau:

Một là, nghiên cứu kết hợp, lồng ghép, bổ sung, cụ thể hóa nội dung, kết thừa, phát triển sáng tạo những hình thức, phương pháp đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh với quá trình đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp đào tạo trong các trường.

Để kết hợp, lồng ghép, bổ sung, cụ thể hóa nội dung, kế thừa, phát triển sáng tạo những hình thức, phương pháp học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh sát với quá trình đổi mới trong lĩnh vực đào tạo ở nhà trường, cần nắm vững đặc điểm, nhiệm vụ của từng trường, làm rõ những thuận lợi, khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Cần nhận thức rằng, mỗi nhà trường có nhiệm vụ đào tạo ra đội ngũ cán bộ, công nhân viên sẵn sàng cống hiến tài năng, trí tuệ của mình cho việc xây dựng quê hương đất nước. Tuy nhiên, do yêu cầu nhiệm vụ, mỗi nhà trường đảm trách việc nghiên cứu, giảng dạy nội dung các môn lý luận Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng… Những nội dung đó đều có mối liên hệ với nội dung của việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và có mối quan hệ qua lại lẫn nhau. Hơn nữa, mỗi nhà trường có số lượng cán bộ có nền tảng vững chắc về nhận thức; có đội ngũ giáo viên trẻ nên có hoài bão, lý tưởng, có ý thức nghề nghiệp, nhanh nhạy tiếp thu cái mới. Vì thế, nghiên cứu, bổ sung, cụ thể hóa nội dung và phát triển những hình thức, phương pháp học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cho sát với từng đối tượng, với nhiệm vụ chính trị của mỗi trường có ý nghĩa rất lớn. Việc nghiên cứu, bổ sung, cụ thể hóa nội dung, lựa chọn hình thức, phương pháp đúng đắn, đáp ứng yêu cầu của các đối tượng trong mỗi nhà trường sẽ làm cho các đối tượng tự giác phấn đấu, rèn luyện học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, tác động tích cực tới việc hoàn thiện nhân cách của họ trong

nhà trường. Mỗi nhà trường có đặc điểm, nhiệm vụ riêng do đối tượng đào tạo được phân công, do vậy, mỗi trường cần nắm vững làm căn cứ cho quá trình nghiên cứu, bổ sung, cụ thể hóa nội dung, lựa chọn hình thức, phương pháp tiến hành việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh phù hợp. Giáo dục - đào tạo là hoạt động cơ bản của nhà trường, nội dung, phương pháp tiến hành ở lĩnh vực này có tác động lớn đến việc thực hiện thắng lợi đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Vì vậy, cơ quan chỉ đạo, thiết kế chương trình, nội dung dạy học phải tính đến lôgíc của tiến trình, nội dung của các môn học, các phương pháp dạy học để có thể dung hợp được với nội dung, hình thức, phương pháp của việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Trong các môn khoa học xã hội cần nghiên cứu, bổ sung một số nội dung học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh tạo sự hòa quyện, liên hệ với nội dung từng môn học. Việc kết hợp, lồng ghép nội dung học tập và làm theo với nội dung, chương trình giáo dục trong các nhà trường cần phải đẩy mạnh hơn bởi trong thực tế hai vấn đề này chưa có sự gắn kết một cách chặt chẽ, đúng như ý kiến của 72,12% cán bộ, giảng viên (Phụ lục 1) và 73,37% số học sinh, sinh viên được hỏi (Phụ lục 2) trả lời rằng ở một số nhà trường chưa có phương hướng, biện pháp cụ thể đưa nội dung học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào nội dung chương trình giáo dục - đào tạo. Điều đó cho thấy "kết hợp, lồng ghép" không chỉ là giải pháp mà còn phản ánh nhu cầu của chủ thể tham gia đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

Thực tế cho thấy rằng các môn học: Giáo dục thể chất, khoa học quân sự đều góp phần hình thành, phát triển đạo đức, nhân cách, lối sống theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Vì vậy, các môn học này cần tập trung bồi dưỡng trang bị cho người học tri thức khoa học về quân sự, góp phần rèn luyện về kỷ luật, tác phong, về tấm gương lao động, học tập, rèn luyện của Người. Các môn khoa học xã hội, đặc biệt là môn tư tưởng Hồ Chí Minh,

học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức tu dưỡng, rèn luyện và làm theo; đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và các tệ nạn xã hội. Kết hợp, lồng ghép nội dung học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh với nội dung của các môn học tuy cách tiếp cận và mức độ không giống nhau nhưng tất cả các môn đều có thể thực hiện được. Vấn đề đặt ra là, trong từng nội dung môn học, từng bài học cần nghiên cứu, lựa chọn nội dung học tập và làm theo tương xứng để chuyển tải, liên hệ, vận dụng một cách sáng tạo, phù hợp.

Nghiên cứu khoa học cũng là một hoạt động trọng tâm, thường xuyên của mỗi nhà trường. Hoạt động nghiên cứu khoa học của mỗi trường hoàn toàn có điều kiện hướng tới nghiên cứu, tuyên truyền, đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh một cách tích cực. Cơ quan quản lý nghiên cứu khoa học và các khoa cần đưa ra những đề tài nghiên cứu có nội dung bàn về đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh phù hợp với từng đối tượng. Đối với học sinh và sinh viên, triển khai lĩnh vực này có tác dụng rất lớn, nó không chỉ thỏa mãn nhu cầu nghiên cứu để bổ sung thêm kiến thức mà còn góp phần rèn luyện, thúc đẩy phong trào thi đua học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Người. Nhờ đẩy mạnh nghiên cứu khoa học cho các đối tượng trong các nhà trường xung quanh vấn đề học tập và làm theo nên đã góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả việc đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

Hai là, gắn việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh với mọi hoạt động, mọi phong trào của các trường, qua đó làm chuyển biến mạnh mẽ nhận thức và hành động, trở thành nhu cầu tu dưỡng, rèn luyện của cán bộ, đảng viên, giáo viên, học sinh, sinh viên trong quá trình thực hiện. Đây là hoạt động không chỉ huy động được sức mạnh nội tại của việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, mà còn kế thừa và phát huy được thành quả mọi hoạt động trong nhà trường vào thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị. Sở dĩ cần phải làm và có thể làm được điều đó là vì việc

học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh luôn quan hệ chặt chẽ với mọi hoạt động, các phong trào của nhà trường, nếu biết khéo léo kết hợp, lồng ghép, khai thác sẽ đạt được chất lượng và hiệu quả cao.

Đưa nội dung đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào các hoạt động, các phong trào cũng là một cách kết hợp nhằm nâng cao chất lượng các phong trào và hiệu quả thực hiện đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Mục tiêu và thời gian thực hiện của mỗi phong trào đều có thể hướng vào thực hiện mục tiêu đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Vì vậy, các phong trào có thể lựa chọn để kết hợp đưa nội dung nào đó của đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào các phong trào cho phù hợp.

Ba là, cần có sự phối hợp thống nhất hoạt động giữa các lực lượng trong việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh của từng trường.

Phối hợp thống nhất nhận thức, nội dung, cách làm giữa các lực lượng trong các trường nhằm tạo nên sức mạnh thực hiện nội dung đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Phối hợp thống nhất là một động lực thúc đẩy mọi hoạt động trong các trường.

Sự phối hợp thống nhất hoạt động trong đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đòi hỏi các chủ thể phải xác định đúng nội dung, từ đó lựa chọn hình thức, cách làm phù hợp với trường mình, với yêu cầu đẩy mạnh việc học tập và làm theo ngày càng hiệu quả. Tuy cùng hoạt động trong một môi trường sư phạm nhưng giữa các lực lượng của các trường lại có chức năng, nhiệm vụ… rất khác nhau. Vì vậy, khi triển khai đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trước hết phải trên cơ sở nội dung, phương pháp, cách làm theo sự hướng dẫn của cơ quan chức năng để vận dụng sát hợp với từng lực lượng, phòng, khoa, ban… Tiến hành được như vậy, vừa đảm bảo được sự chỉ đạo của mỗi trường, đồng thời phát huy sáng tạo, năng động của các chủ thể tham gia. Thực tiễn cho thấy, cần

bổ sung cho sát với mỗi trường hoặc chỉ thấy nét đặc thù của điều kiện hoàn cảnh, nhiệm vụ được giao mà xem nhẹ yêu cầu đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, làm giảm chất lượng đẩy mạnh học tập và làm theo và kết quả hoàn thành nhiệm vụ của mỗi trường.

Sự phối hợp thống nhất hoạt động trong đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đòi hỏi các tổ chức, các lực lượng trong nhà trường phải phát huy vai trò chủ động, sáng tạo. Theo đó, từng tổ chức, từng lực lượng và cá nhân phải xây dựng được tiêu chí phấn đấu cho phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ được giao, chủ động lập kế hoạch, lồng ghép với các hoạt động phong trào khác và đề xuất phối hợp với đơn vị bạn, với ngành dọc.

Một phần của tài liệu đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức hồ chí minh ở các trường cao đẳng và trung học chuyên nghiệp tỉnh hà nam (Trang 83 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)