Thường xuyên gắn việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh với việc tự tu dưỡng, rèn luyện của cán bộ, đảng viên,

Một phần của tài liệu đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức hồ chí minh ở các trường cao đẳng và trung học chuyên nghiệp tỉnh hà nam (Trang 88 - 92)

đức Hồ Chí Minh với việc tự tu dưỡng, rèn luyện của cán bộ, đảng viên, giáo viên, học sinh, sinh viên

Giải pháp này xây dựng con người có phẩm chất đạo đức, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao, thông qua việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong nhà trường. Giải pháp xuất phát từ vai trò, của việc tu dưỡng rèn luyện theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh của người cán bộ, đảng viên, giáo viên, sinh viên, học sinh trong các trường. Tự tu dưỡng, rèn luyện là con đường, biện pháp chủ yếu để phát triển và hoàn thiện năng lực, trình độ chuyên môn, nhân cách của mỗi người trên nền tảng giáo dục chung của các trường. Nội dung tự tu dưỡng, rèn luyện: tự học tập nâng cao trình độ; trau dồi các phẩm chất chính trị, rèn luyện ý chí và bản lĩnh cá nhân; tự phê bình, sửa chữa khuyết điểm; thực hành và noi gương người tốt, việc tốt. Vì thế, tự tu dưỡng, rèn luyện xét đến cùng giữ vai trò quyết định đến chất lượng tổ chức, chất lượng kết quả đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, chất lượng hoàn thành nhiệm vụ của mỗi trường.

Để gắn yêu cầu học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh với việc tự tu dưỡng, rèn luyện hàng ngày của cán bộ, giáo viên, sinh viên, học sinh trong các trường cần phải:

Một là, làm tốt định hướng phấn đấu cho từng chủ thể của quá trình đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

Công việc này thuộc Đảng ủy, Ban giám hiệu của các trường cũng như các cấp ủy trong việc đưa ra các tiêu chí, phương hướng phấn đấu sát hợp với từng đối tượng. Các cấp phải nghiên cứu nắm chắc tình hình, có tác phong sâu sát, tích cực rút kinh nghiệm từ năm trước và kịp thời bổ sung, điều chỉnh, hoàn thiện kế hoạch học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cho sát, phù hợp với hoàn cảnh thực tế của mỗi trường. Trên cơ sở đó, cấp ủy, lãnh đạo của các trường có thể định hướng phấn đấu, tu dưỡng, rèn luyện cho các đối tượng tùy thuộc vào chức năng, nhiệm vụ, trình độ nhận thức và kinh nghiệm từng trải của mỗi người.

Đối với mỗi người, kế hoạch phấn đấu cần phải được công khai trước tập thể, từ người đứng đầu nhà trường đến học sinh, sinh viên. Lãnh đạo phải coi trọng bước xây dựng kế hoạch phấn đấu của cá nhân; mỗi cá nhân cũng phải thực sự cầu thị trong quá trình xây dựng, hoàn thiện và thực hiện kế hoạch phấn đấu của mình, đặc biệt là phải tích cực tu dưỡng, rèn luyện về mọi mặt, kiên quyết thực hiện các nội dung, chỉ tiêu đã đề ra theo đúng tiến độ. Để làm được điều đó, mỗi chủ thể phải định ra thời gian biểu và có sổ theo dõi, đánh giá kết quả hoàn thành các chỉ tiêu phấn đấu. Kế hoạch phấn đấu, chương trình hành động và kết quả thực hiện cần được công khai để tổ chức, đơn vị và mọi người biết, tiếp thêm động lực cho người thực hiện, đó cũng là biện pháp kiểm tra và tự kiểm tra một cách tự giác đối với cá nhân và tổ chức.

Hai là, phát huy vai trò của lãnh đạo, các đoàn thể quần chúng trong tu dưỡng, rèn luyện của các chủ thể theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong các trường.

Đảng ủy của các trường đề ra các định hướng tu dưỡng, rèn luyện cho các đối tượng trong nhà trường; gợi mở để họ tự giác thực hiện kế hoạch; theo dõi, động viên, giúp đỡ các đối tượng trong quá trình tự tu dưỡng, rèn luyện.

đối tượng tham gia thực hiện nội dung đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Trong thực tế, vấn đề này đã được chú trọng, nhưng chưa đáp ứng yêu cầu của đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Có 53,93% số học sinh, sinh viên được hỏi (Phụ lục 1) cho rằng hoạt động công tác tư tưởng, tổ chức trong đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh chưa đủ độ sâu cần thiết. Như vậy, vấn đề đặt ra là đảng ủy các trường phải đưa công tác tư tưởng, công tác tổ chức việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào chiều sâu đến mọi đối tượng, vào mọi lĩnh vực, thường xuyên mọi lúc, mọi nơi.

Trước hết, đảng ủy và lãnh đạo các trường phải gương mẫu từ lập kế hoạch và trong suốt quá trình thực hiện kế hoạch. Kế hoạch đó phải bám sát yêu cầu về phẩm chất đạo đức, lối sống của người lãnh đạo; phải thể hiện rõ ý chí, quyết tâm "học tập và làm theo" và phải được thể hiện trong hoạt động thực tiễn hàng ngày và được quần chúng thừa nhận. Qua thực hiện nhiệm vụ của tổ chức và cá nhân, Đảng ủy và lãnh đạo đánh giá đúng việc tu dưỡng, rèn luyện của mỗi người và góp ý, bổ sung để họ tiếp tục tu dưỡng, phấn đấu. Cách nhận xét của đảng ủy, lãnh đạo có ảnh hưởng lớn đến việc tu dưỡng, rèn luyện của từng người. Phải thực sự công tâm, nói rõ ưu điểm, đồng thời chỉ rõ khuyết điểm. Bác đã dạy: "Người ta ai cũng có khuyết điểm, nhưng ai cũng có ưu điểm. Nếu không có ưu điểm thì làm cách mạng thế nào được. Nói cái xấu phải nói cả cái tốt. Nếu chỉ chuyên nói cái xấu là lệch" [81, tr.322].

Cấp ủy, người lãnh đạo cần phải tăng cường công tác kiểm tra, vì thực tế đã chứng minh: không kiểm tra coi như không lãnh đạo. Nói về công tác kiểm tra, Hồ Chí Minh chỉ rõ: "Có kiểm tra mới huy động được tinh thần tích cực và lực lượng to tát của nhân dân, mới biết rõ năng lực và khuyết điểm của cán bộ, mới sửa chữa và giúp đỡ kịp thời" [80, tr.520]. Như vậy, kiểm ta, đôn đốc, nhắc nhở, uốn nắn kịp thời luôn là công việc thường xuyên hàng ngày của đảng ủy, của lãnh đạo. Theo tinh thần đó, phải kiểm tra thường xuyên, định kỳ, đột xuất; kiểm tra phải đến tận nơi xem xét cụ thể và thông

thường xuyên nhắc nhở, chỉ rõ yếu kém kịp thời biểu dương cá nhân, đơn vị làm tốt, có cách làm hay, hiệu quả cao để quảng bá rộng rãi trong quần chúng. Đảng ủy và lãnh đạo của các trường phải phân công rõ ràng cho từng người, từng bộ phận theo dõi sự tu dưỡng, rèn luyện của các cá nhân, tổ chức trong thực hiện đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Thực tiễn cho thấy, đảng ủy và lãnh đạo các trường cần phát huy vai trò của các cơ quan trong nhà trường vào thực hiện đẩy mạnh học tập và làm theo, nhất là trong việc tham mưu, chỉ đạo, tổ chức thực hiện trên từng mặt công tác. Phòng kế toán, phòng hành chính tổng hợp của các trường xoay quanh vấn đề tiết kiệm, chống lãng phí …, phòng đào tạo phối hợp với các khoa đi sâu vào nội dung, chương trình, kết hợp lồng ghép giáo dục học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ở từng bộ môn. Cơ quan chính trị vừa là cơ quan thường trực, vừa tham mưu cho ban giám hiệu về kế hoạch, phương hướng, chỉ tiêu phấn đấu, đề xuất các nội dung học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh gắn với phong trào thi đua, hoạt động cụ thể của từng đối tượng trong nhà trường. Kinh nghiệm cho thấy, nếu lãnh đạo phân công rõ ràng và chịu trách nhiệm theo dõi suốt quá trình thì việc nắm bắt, đánh giá tình hình sẽ chính xác; kịp thời động viên tập thể, cá nhân tích cực học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ở các trường.

Ba là, các đoàn thể thanh niên, phụ nữ, công đoàn… cũng có vai trò quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả tu dưỡng, rèn luyện của các chủ thể trong việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Tùy từng trường mà các đoàn thể có thể động viên, khuyến khích các thành viên tham gia tích cực vào việc tu dưỡng, rèn luyện. Theo đó, nội dung học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh sẽ được các trường lồng ghép vào các hoạt động, các phong trào của mình. Chỉ tính riêng phong trào thanh niên trong các trường rất phong phú: "Bác Hồ với thanh niên, thanh niên với Bác Hồ" năm 2008; "Thanh niên học tập và làm theo Di chúc Bác Hồ" năm 2009… Điều đó chứng tỏ, các đoàn thể có thể đưa nội dung tu dưỡng, rèn

mình. Tuy nhiên, các đoàn thể không chỉ động viên, khuyến khích, thực hiện nội dung học tập và làm theo mà phải vào cuộc tích cực bằng việc tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra, nắm chắc kết quả tu dưỡng rèn luyện của các thành viên trong đoàn thể mình, kịp thời bổ sung, chấn chỉnh những khuyết điểm của các thành viên trong quá trình thực hiện việc học tập và làm theo. Có như vậy, các đoàn thể mới thực sự vững mạnh, góp phần tích cực nâng cấp chất lượng học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong các trường.

Xây dựng tinh thần kiên nhẫn, bền bỉ tu dưỡng, rèn luyện theo tấm gương đạo đức Hồ Chí minh cho cán bộ, giáo viên, học sinh, sinh viên là một biện pháp có ý nghĩa quyết định đến thành công việc đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Người đã chỉ rõ: "Đạo đức cách mạng không phải tự nhiên mà có, nó phải qua rèn luyện, đấu tranh bền bỉ hàng ngày mới có được". Người còn nhấn mạnh: "gian nanrèn luyệnmới thành công".

Một phần của tài liệu đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức hồ chí minh ở các trường cao đẳng và trung học chuyên nghiệp tỉnh hà nam (Trang 88 - 92)