Không phải đến nay chúng ta mới đặt vấn đề học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh mà trên thực tế, từ trước đây, Đảng ta đã đề ra nhiều khẩu hiệu để thực hiện vấn đề đó như: "Học tập đạo đức, tác phong Hồ Chí Minh"; "Sống, chiến đấu, lao động và học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại"; tiếp theo đó là cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" và hiện nay, Đảng ta tiếp tục phát động "Đẩy mạnh học tập và làm
theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh". Đây là hoạt động có ý nghĩa chính trị, xã hội sâu sắc trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân.
Việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh không phải là giải pháp tình thế mà là yêu cầu khách quan, vấn đề cơ bản, thường xuyên, gắn liền với xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng hệ thống chính trị mà trước hết, trực tiếp và cấp bách là xây dựng, chỉnh đốn Đảng về phương diện đạo đức. Để hiểu rõ ý nghĩa của việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, trước hết cần có nhận thức đúng về thuật ngữ "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh".
Theo nghĩa chung nhất: "Học tập là học và luyện tập để hiểu biết, để có kỹ năng, có tri thức. Làm theo gương tốt, học lẫn nhau, học kinh nghiệm... " [117, tr.564]. Học tập trước hết là hoạt động nhận thức, lôgic của quá trình học tập diễn ra theo lôgic của quá trình nhận thức. Quá trình đó diễn ra từ cảm tính đến lý tính, từ giản đơn đến phức tạp... Thực chất đó là hoạt động lĩnh hội kiến thức, biến kiến thức, kinh nghiệm chung thành kiến thức kinh nghiệm cá nhân và sẵn sàng huy động nó vào giải quyết thực tiễn. Như vậy, quá trình học tập là quá trình trau dồi kiến thức, biến kiến thức thành vốn hiểu biết của mình, biểu hiện ra là sự hiểu, nhớ, vận dụng thành thạo ở điều kiện khác nhau.
Từ đó ta có thể hiểu "Học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" trước hết là hoạt động học nhằm nâng cao tri thức, hiểu biết về tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Đồng thời học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh còn là hoạt động tập luyện, làm theo tư tưởng và tấm gương đó nhằm củng cố và nâng cao tri thức, hiểu biết về tư tưởng và tấm gương đạo đức của Người. Hai hoạt động học và tập luyện gắn bó với nhau trong một quá trình thống nhất - học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Theo tlnet.com.vn, Từ điển tiếng Việt thì "làm theo" là dựa vào một mẫu mực nào đó, một nguyên tắc nào đó mà làm, mà hành động như: làm theo Chỉ thị của Đảng. Làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là quá trình chuyển biến về tư tưởng và hành động dựa trên cơ sở nhận thức những
quan điểm, tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và được biểu hiện ở những hành vi đạo đức, lối sống cụ thể, chất lượng công việc của mỗi người trong thực hiện nhiệm vụ, trong giải quyết các mối quan hệ với mình, với người, với việc.
"Học tập" và "làm theo" tuy là hai phạm trù có tính độc lập tương đối nhưng giữa chúng có quan hệ thống nhất, gắn bó rất chặt chẽ với nhau, không tách rời. Bởi lẽ, học tập không chỉ thuần túy đóng khung nhận thức, hiểu biết mà còn là khởi đầu của sự chuyển hóa từ nhận thức thành hành động, thành việc làm cụ thể hàng ngày của mỗi người; làm theo cũng không có nghĩa chỉ dừng lại ở những hành động, việc làm cụ thể, mà đó cũng là một quá trình tiếp tục bổ sung những tri thức mới, hiểu biết mới, những kinh nghiệm mới để nhận thức đầy đủ hơn, sâu sắc hơn và hành động theo chuẩn mực đúng đắn, hiệu quả hơn theo tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
"Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" là quá trình diễn ra đồng thời, liên tục giữa "học tập và làm theo", không nên quan niệm học tập trước, sau đó mới làm theo, làm theo sau, làm theo là kết quả của học tập. Cách diễn đạt "học tập và làm theo" nhấn mạnh cả nhận thức (học tập) và hành động (làm theo). Nếu dùng "học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" có thể dẫn đến cách hiểu là chỉ tổ chức học tập, nghiên cứu một số chuyên đề về "tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh". Ngược lại, nếu dùng "làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" dễ hiểu là làm theo những hành vi đạo đức, những việc làm cụ thể của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Vấn đề đặt ra là, cần hiểu sự thống nhất giữa "học tập và làm theo". "Học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh"; theo đó, "làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" thực chất cũng là "Học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh". Như vậy, "Học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" đã trở thành nhu cầu, mục tiêu tự tu dưỡng, phấn đấu, rèn luyện thường xuyên của mỗi cán bộ, đảng viên, mỗi người dân trong suốt cuộc đời.
Học tập và làm theo "tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" là học tập và làm theo những phẩm chất đạo đức cao quý mà Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại cho chúng ta; đồng thời, vận dụng linh hoạt những cách ứng xử, những việc làm cụ thể của Người trong mỗi công việc gắn với từng điều kiện cụ thể.
Hiện nay, cần khắc phục quan niệm cho rằng, mọi người dân, mọi cán bộ, đảng viên, thanh niên, phụ nữ… học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đồng loạt như nhau. Ai cũng biết, mỗi người dân trong xã hội đều có hoàn cảnh, địa vị nhất định, gắn với một giai cấp, một tầng lớp xã hội, thuộc các tôn giáo, tham gia vào các tổ chức chính trị - xã hội, với tư cách công dân có quyền lợi và nghĩa vụ xác định… Xuất phát từ chuẩn mực đạo đức của xã hội sẽ có chuẩn mực đạo đức của mỗi đối tượng, mỗi lực lượng và thành phần xã hội, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của mỗi người. Do đó, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh phải gắn với điều kiện, hoàn cảnh, địa vị kinh tế - xã hội, cương vị, nhiệm vụ của mỗi người trong các tổ chức xã hội, trong lĩnh vực hoạt động không thể nhất loạt giống nhau.
Nhìn chung các nhà khoa học đều thống nhất rằng, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh có mối quan hệ chặt chẽ và thống nhất với nhau trong quá trình thực hiện đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Học tập làm cơ sở cho việc làm theo đạt đến trình độ tự giác và đúng đắn; làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh lại càng làm cho chúng ta cảm nhận, thấu hiểu hơn nữa về những tư tưởng và lời dạy của Người về đạo đức. Học tập và làm theo vừa là kết quả vừa là điều kiện của nhau, thúc đẩy lẫn nhau. Đó là sự thống nhất giữa nói và làm, giữa tư tưởng và hành động, làm cho chủ thể học tập và làm theo - tất cả chúng ta - hiểu sâu sắc hơn, thực hành tốt hơn theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Học tập ngay trong tư tưởng, ngay trong cả hành vi đạo đức của Người; làm theo tư tưởng và làm theo những hành vi nêu gương về đạo đức của Người.
Việc nhấn mạnh giai đoạn thứ nhất là học tập, và hiện nay là giai đoạn làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là chỉ có tính chất tương đối, để
làm cơ sở cho việc tổ chức hoạt động thực tiễn. Bản chất của vấn đề học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là không thể tách rời, trong học tập có làm theo, trong làm theo có học tập. Đó là mối quan hệ biện chứng rất khoa học và sâu sắc. Hiện nay, chúng ta đang nhấn mạnh đến việc làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, điều đó là đúng và cần thiết, vì nó vừa khắc phục những biểu hiện "lý thuyết suông", "nói không đi đôi với làm", vừa thể hiện rõ hơn thực chất học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh không phải là tấm gương để mang ra chiêm ngưỡng, mà là để học tập và làm theo, phải biến thành tư tưởng, tình cảm và hành vi của mọi người trong thực tiễn, góp phần xây dựng con người mới, thúc đẩy xã hội phát triển, tạo động lực to lớn thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Hiện nay, có một số người cho rằng, tư tưởng đạo đức của Hồ Chí Minh là "cao siêu" khó có thể học tập và không thể thực hiện được; tấm gương đạo đức, hành vi đạo đức của Người là rất cao đẹp nhưng "khó làm theo", "khó thực hiện", bởi Người là lãnh tụ, là thiên tài. Đó là những quan điểm chưa hiểu đúng về thực chất của tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh không phải là thần thánh, đạo đức của Người không phải là "cao siêu", mọi người đều có thể học tập và làm theo được. Bởi Hồ Chí Minh trước hết là một con người bình thường, một người cộng sản, một người cách mạng, một lãnh tụ của cách mạng Việt Nam, suốt đời chỉ có ham muốn đất nước được độc lập, nhân dân được hạnh phúc, tự do và phấn đấu cho sự ham muốn ấy. Tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh thể hiện trên tất cả các lĩnh vực, có giá trị dẫn dắt hành động của mọi người, mọi tầng lớp xã hội trong cuộc sống hàng ngày, gần gũi, dễ hiểu, dễ thực hiện, dễ làm theo.
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đòi hỏi mỗi người phải thực hiện hiệu quả hơn, nhân văn hơn những công việc hàng ngày, giải quyết và xử lý đúng hơn những mối quan hệ trong xã hội. Thực hiện và
giàu tính nhân văn, phấn đấu vì con người, vì nhân dân, thực hành cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư… như thế là chúng ta đã học tập và làm theo tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Điều đó cho thấy, việc học tập và làm theo tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh không phải là vấn đề "khó thực hiện", hoặc "không thể thực hiện được", mà ai cũng nên thực hiện và đều thực hiện được. Điều này phụ thuộc vào tư tưởng, tình cảm, ý chí quyết tâm, sự nỗ lực phấn đấu, rèn luyện của mỗi chúng ta, sự tổ chức chu đáo của tập thể và xã hội; sự gương mẫu, nói đi đôi với làm của cán bộ, đảng viên, đặc biệt là cán bộ chủ chốt, cán bộ cấp cao.
Từ cách luận giải trên có thể quan niệm: Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là một quá trình bao hàm tổng hoà các hoạt động nghiên cứu, học tập và thực hành theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh một cách cụ thể, thiết thực, phù hợp với các chủ thể, diễn ra một cách thường xuyên, liên tục có lãnh đạo, có tổ chức, có sự tham gia tự giác, tích cực của mọi chủ thể.
Từ đó, có thể quan niệm: Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ở các trường cao đẳng và trung học chuyên nghiệp tỉnh Hà Nam hiện nay là một quá trình bao hàm tổng hoà các hoạt động nghiên cứu, học tập và thực hành theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh một cách cụ thể, thiết thực, phù hợp với mỗi tổ chức, cá nhân trong các trường, diễn ra một cách thường xuyên, liên tục có lãnh đạo, có tổ chức, có sự tham gia tự giác, tích cực của mọi tổ chức, mọi cán bộ, đảng viên, giáo viên, học sinh, sinh viên. Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh còn là con đường, cách thức phát triển hoàn thiện nhân cách người cách mạng.
1.2.2. Một số vấn đề có tính quy luật trong học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ở các trường cao đẳng và trung học chuyên