Thống nhất nhận thức nêu cao tinh thần trách nhiệm của các chủ thể trong đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức hồ chí minh ở các trường cao đẳng và trung học chuyên nghiệp tỉnh hà nam (Trang 79 - 83)

chủ thể trong đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Đây là giải pháp hàng đầu có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ở các trường. Bởi lẽ, lý luận và thực tiễn đều chỉ rõ, mọi hoạt động của con người phải bắt đầu từ nhận thức và chỉ có nhận thức đúng mới có hành động đúng.

Thắng lợi của việc đẩy mạnh và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh tuỳ thuộc trước hết vào nhận thức, tinh thần trách nhiệm, quyết tâm hành động và sự chỉ đạo chặt chẽ, thường xuyên của các cấp uỷ Đảng; sự phấn đấu tự giác của từng cán bộ, đảng viên, nhân viên trong trường.

Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh không chỉ là trách nhiệm, nghĩa vụ mà còn là niềm vinh dự, tự hào của mỗi người. Vì vậy, phải quán triệt sâu rộng về mục đích, yêu cầu của việc đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đến mọi tổ chức, mọi cá nhân trong các trường. Qua công tác tư tưởng và tổ chức, cấp uỷ và các cấp lãnh

đạo và mọi người phải nhận thức rõ đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là việc thường xuyên trong Đảng, trong nhà trường.

Muốn vậy phải tiếp tục quán triệt cho cán bộ, đảng viên, giáo viên, học sinh, sinh viên, hiểu và nhận thức sâu sắc mục đích, ý nghĩa, yêu cầu, nội dung đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Từng đảng bộ, chi bộ phải nghiên cứu đưa nội dung học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh thành chủ trương lớn trong Nghị quyết lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ của đơn vị mình. Cấp uỷ các cấp đặc biệt chú ý đến đặc điểm, tình hình nhiệm vụ của từng đơn vị mà gắn giáo dục nâng cao nhận thức với hướng dẫn hành động, tạo nên sự đồng thuận trong học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Thường xuyên theo dõi, đánh giá, rút kinh nghiệm khắc phục những khâu yếu, mặt yếu, phát huy được vai trò của mọi tổ chức, mọi lực lượng.

Đẩy mạnh giáo dục, tuyên truyền với xây dựng, thực hiện tiêu chí rèn luyện đạo đức, lối sống cho cán bộ, đảng viên, giáo viên, học sinh, sinh viên trong các trường. Kết hợp giữa đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh với việc thực hiện các phong trào thi đua mỗi trường. Gắn các hoạt động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh với việc thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ của các trường và Nghị quyết của chi bộ ở các đơn vị.

Các cấp uỷ, tổ chức đảng, cán bộ các cấp phải gương mẫu trong lời nói và việc làm, sâu sát định hướng đúng cho quần chúng noi theo. Mỗi cán bộ, đảng viên, giáo viên, học sinh, sinh viên ở mỗi trường phải hiểu rằng: Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là nhằm xây dựng nền tảng đạo đức xã hội, xây dựng con người mới trong môi trường giáo - dục đào tạo ở nhà trường. Để tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đi vào chiều sâu, thâm nhập vào mọi tổ chức, mọi lực lượng và trở thành phong trào thi đua trong các trường, đòi hỏi cán bộ, đảng viên, giáo viên phải làm gương cho quần chúng và khuyến khích họ tích cực thực hiện.

Thường xuyên chăm lo xây dựng các tổ chức đảng trong sạch vững mạnh, tạo ra môi trường thuận lợi cho cán bộ, đảng viên, giáo viên, học sinh, sinh viên học tập, rèn luyện theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

Để tạo được sự đồng thuận, thống nhất cao về nhận thức trong các trường về đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, cần thực hiện đồng bộ các biện pháp sau:

Thứ nhất, trong mỗi trường thường xuyên tổ chức các sinh hoạt chính trị, học thuật, sinh hoạt chuyên đề về Chủ tịch Hồ Chí Minh, về đạo đức và tấm gương đạo đức của Người. Sưu tầm và cung cấp tư liệu về Chủ tịch Hồ Chí Minh, về kinh nghiệm trong quán triệt, tổ chức học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Người cho các cơ quan, đơn vị; những tấm gương tiêu biểu trong học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh của các đơn vị trong các trường. Biên soạn và xuất bản một số sách về tư tưởng, tấm gương đạo đức của Hồ Chí Minh; phát động sáng tác văn học, nghệ thuật về đạo đức Hồ Chí Minh.

Thứ hai, tổ chức giáo dục, quán triệt để mọi người nhận thức sâu sắc Chỉ thị 06/CT-TW và Chỉ thị 03/CT-TW của Bộ Chính trị, các Chỉ thị, Hướng dẫn của Tỉnh ủy, Thành ủy và của Thường vụ Đảng uỷ của các trường về tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; những nội dung, chỉ tiêu thi đua cần đạt được. Phát huy vai trò chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị tiếp tục thực hiện kế hoạch và triển khai các hoạt động cụ thể thực hiện đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minhtheo kế hoạch đã phê duyệt. Trong quá trình thực hiện phải chú ý chương trình, kế hoạch hành động chung của các trường, chung của từng đơn vị và kế hoạch riêng của các đoàn thể, tổ chức và cá nhân trong mỗi cơ quan, đơn vị.

Thứ ba, tổ chức học tập đạo đức Hồ Chí Minh qua tài liệu, tư liệu lịch sử với nhiều hình thức phong phú, sinh động. Thông qua học tập, làm chuyển biến căn bản về nhận thức cho mọi cán bộ, đảng viên, giáo viên, sinh viên,

dung, hình thức học tập phải sinh động, cảm hoá chuyển thành hành động trong công việc hàng ngày của mỗi người. Như vậy, mới kết hợp được giữa "học" và "làm", tạo thành động lực từ trong tư tưởng tự nguyện học tập và làm theo lời Bác dạy: "nói thì phải làm".

Thứ tư, xây dựng tiêu chuẩn cần phấn đấu đạt được cho từng đối tượng trong học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Nhận thức về việc đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là một quá trình, phải thể hiện bằng hành động thực tế, bằng trách nhiệm, hiệu quả công việc của đảng viên, giáo viên, học sinh, sinh viên trong các nhà trường. Do đó, để đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cần cụ thể hoá tiêu chuẩn đạo đức cho từng đối tượng:

Đối với giảng viên, việc nâng cao nhận thức phải được thể hiện là nâng cao chất lượng giảng dạy, đổi mới phương pháp dạy học, rèn luyện tác phong sư phạm, mẫu mực về đạo đức, nhân cách cho học sinh, sinh viên noi theo.

Đối với học sinh, sinh viên, nhận thức về học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh phải được biểu hiện trong học tập, rèn luyện xây dựng nền nếp, chuẩn bị đầy đủ hành trang cho mình trong cuộc sống ngày mai trên cương vị là người làm chủ công nghệ, làm chủ đất nước.

Đối với cán bộ làm công tác quản lý, tham mưu, phục vụ phải thể hiện tinh thần tận tuỵ với công việc, có trách nhiệm và hiệu quả trong nhiệm vụ được giao. Ngày nay, với trình độ dân trí ngày càng cao, do đó họ cần xem việc cán bộ làm. Cán bộ, đảng viên, giáo viên muốn hướng dẫn họ, trước hết phải làm mực thước, cần phải: "óc nghĩ, mắt trông, tai nghe, chân đi, miệng nói, tay làm...". Vì vậy, cán bộ đảng viên, giáo viên phải nâng cao nhận thức, trách nhiệm trong học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và phải được thể hiện trong thực hiện nhiệm vụ mới có sức cảm hoá, thuyết phục học sinh, sinh viên noi theo.

Cùng với các hoạt động trên, các nhà trường, đơn vị phát động phong trào thi đua lập công chào mừng những ngày kỷ niệm lịch sử với những mục

tiêu, chỉ tiêu cụ thể. Đồng thời, tổ chức, lãnh đạo tốt phong trào thi đua quyết thắng với nội dung làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là một nội dung trọng tâm trong mỗi trường nhằm đẩy mạnh hành động cách mạng của đảng viên, giáo viên, thực hiện tốt các chỉ tiêu, nhiệm vụ trước mắt trong công tác xây dựng Đảng, trong học tập, nghiên cứu, phục vụ, xây dựng nhà trường.

Để các đợt thi đua đạt được kết quả cao, trước hết mỗi cấp uỷ, tổ chức đảng, nhà trường, đơn vị phải nghiên cứu kỹ Chỉ thị, Hướng dẫn của trên; nghiên cứu thân thế, sự nghiệp và đạo đức Hồ Chí Minh. Mỗi cá nhân và từng đơn vị làm tốt công việc trọng tâm của đơn vị và cá nhân mình, tăng cường đoàn kết thống nhất nội bộ, tăng cường ý thức kỷ luật, đổi mới công tác lãnh đạo và lề lối làm việc, nghiêm chỉnh chấp hành đường lối, chính sách, tích cực thanh toán dứt điểm những yếu kém về đạo đức và tác phong sinh hoạt. Đối với đảng viên, cần tiếp tục nâng cao phẩm chất, đạo đức cách mạng theo nội dung, yêu cầu của Cuộc vận động về xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Trong quá trình thi đua, cần xác định rõ các chỉ tiêu, sau mỗi đợt thi đua đều có tổng kết đánh giá kết quả đạt được và rút kinh nghiệm cho đợt thi đua tiếp theo.

Một phần của tài liệu đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức hồ chí minh ở các trường cao đẳng và trung học chuyên nghiệp tỉnh hà nam (Trang 79 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)