Hạn chế của hộ tiểu thương

Một phần của tài liệu nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng của tiểu thương trên địa bàn tỉnh kiên giang (Trang 38 - 40)

TỈNH KIÊN GIANG

2.1.4 Hạn chế của hộ tiểu thương

 Thứ nhất về quy mô vốn

Các hộ tiểu thương thường có quy mô vốn nhỏ nhất trong các loại hình doanh nghiệp khác đang kinh doanh và tồn tại trong nền kinh tế hiện nay. Nguồn

vốn họ có chủ yếu là vốn tự có để đem đi đầu tư kinh doanh mua bán. Với mức đăng ký vốn kinh doanh không cần nhiều, có thể vài chục triệu đến vài trăm triệu một hộ. Cho nên họ bị giới hạn về vốn khi muốn đầu tư thêm. Theo số liệu bảng 2.4 cho thấy vốn đăng ký của hộ tiểu thương năm 2014 là 3.236 tỷ đồng với 26.619 hộ, vậy trung bình một hộ kinh doanh đầu tư ban đầu với số vốn là 122 triệu đồng. Trên thực tế cho thấy mức vốn đầu tư ban đầu của hộ tiểu thương không lớn, kinh doanh các loại hàng hóa có vốn đầu tư không cao.

Với mức vốn ban đầu, các chủ hộ sẽ tập trung vào việc thuê mặt bằng và tích trữ hàng tồn. Chính vì vậy, các hộ tiểu thương dễ bị động về lượng hàng tồn kho. Khi có điều kiện phát triển kinh doanh sẽ dẫn đến tình trạng thiếu vốn. Bên cạnh đó, phần lớn các hộ tiểu thương chỉ là kinh doanh có quy mô nhỏ, khả năng cạnh tranh khá cao trong chợ vì đa số các tiểu thương lại buôn bán những mặt hàng gần giống như nhau trong chợ,… Điều này gây cản trở cho việc vay vốn tín dụng của ngân hàng. Hoặc được vay chỉ được vay vốn với số vốn đủ để bổ sung nguồn vốn lưu động tại thời điểm hiện tại. Nếu muốn vay một mức vốn cao hơn như để mở rộng kinh doanh thì họ bắt buộc phải đi thế chấp tài sản ngân hàng để được đáp ứng số vốn cần có.

 Về năng lực

Các hộ tiểu thương kinh doanh trên địa bàn tỉnh kinh doanh chủ yếu trong các mặt hàng mua đi bán lại như quần áo, giầy dép, lương thực,… Đa số các mặt hàng kinh doanh trên địa bàn khá giống nhau, điều này tạo nên sự cạnh tranh khá lớn cho các chủ hộ. Tạo nên sức ép trong quá trình kinh doanh của họ, đòi hỏi các chủ hộ phải có sự khác biệt hay là dựa vào uy tín, kinh nghiệm kinh doanh mới có thể làm khách hàng chọn lựa, nhằm nâng cao được hiệu quả kinh doanh của mình.

Bên cạnh đó việc kinh doanh mua bán trong chợ phụ thuộc khá nhiều vào mức thu nhập của người dân trên địa bàn tỉnh. Hiện nay với mức sống người dân càng cao, họ có xu hướng tiêu dùng nhiều hơn nhưng lại lựa chọn các cửa hàng tiện ích nhiều hơn là các chợ để đảm bảo được an toàn và chất lượng. Chính vì vậy tạo

nên sự khó khăn trong sự phát triển của tiểu thương, đòi hỏi tiểu thương phải cải tạo nâng cao hơn chất lượng trong sản phẩm kinh doanh của mình, tạo sự tin tưởng cho người mua.

Các chủ hộ kinh doanh trong chợ đa số có thói quen dùng tiền mặt, cho nên việc tăng cường khuyến khích việc chi qua ngân hàng không được khả thi. Chính điều này làm cho ngân hàng khó nắm bắt được tình hình tài chính của hộ tiểu thương, cản trở trong việc thẩm định cũng như việc ra quyết định cho vay sẽ bị hạn chế.

 Về tài sản đảm bảo

Các tiểu thương là người kinh doanh nhỏ lẻ, họ thương thuê mướn sạp trong các trung tâm chợ để kinh doanh và chịu sự quản lý của ban quản lý chợ. Mặt bằng thuê mướn có diện tích nhỏ hẹp khoảng 3m2

/lô. Các hộ có 1 đến 2 lô lại chiếm đa số trong chợ. Cho nên việc đi vay vốn ngân hàng của hộ sẽ bị giới hạn vì ngân hàng căn cứ vào số lượng sở hữu sạp là một ưu tiên để tiến hành gói vay tín chấp cho tiểu thương.

Nếu việc vay vốn tín chấp không thể đáp ứng được nhu cầu của chủ hộ, thì đòi hỏi chủ hộ kinh doanh phải có tài sản đảm bảo khác để thế chấp để ngân hàng tiến hành cho vay. Tài sản đảm bảo này là tài sản của cá nhân chủ hộ, và phải đảm bảo tính hợp pháp khi chủ hộ sử dụng tài sản này đi thế chấp vay vốn ngân hàng.

Một phần của tài liệu nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng của tiểu thương trên địa bàn tỉnh kiên giang (Trang 38 - 40)