TỈNH KIÊN GIANG
2.3 Nhận xét chung về thực trạng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng của các hộ tiểu thương trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
các hộ tiểu thương trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
Những kết quả đạt được
Hiện nay tốc độ tăng trưởng tín dụng trong khu vực này ngày càng có chiều hướng tăng lên, tạo được nguồn vốn cho các tiểu thương có thể kinh doanh và phát triển. Các NHTM đã và đang tập trung trong khu vực các hộ tiểu thương để khai thác thị trường này bằng cách đưa ra các gói vay với lãi suất phù hợp hơn. Tuy số vốn vay của hộ tiểu thương thường không lớn, nhưng nhu cầu họ khá nhiều và thường xuyên. Khi triển khai gói vay này các NHTM có thể tìm được đầu ra cho sản phẩm của mình mà thời gian thu hồi lại ngắn, với mức lãi suất cao hơn khi họ vay tín chấp. Đồng thời việc đa dạng hóa khách hàng và thiết kế nhiều gói vay phù hợp để đáp ứng nhu cầu khác nhau của người vay vốn, giảm bớt thủ tục và rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ cho khách hàng,… Điều này nhằm giúp các hộ tiểu thương có nhiều cơ hội hơn trong việc vay vốn. Đồng thời bên cạnh đó cho thấy các NHTM còn chú trọng trong việc quảng bá hình ảnh của mình tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ tiểu thương tiếp cận vốn ngân hàng.
Bên cạnh những kết quả đạt được trong việc tăng cường khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của các hộ tiểu thương cũng còn nhiều hạn chế làm ảnh hưởng đến việc tiếp cận nguồn vốn của chủ hộ kinh doanh.
Về phía các hộ tiểu thương: có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng không tiếp cận được nguồn vốn tín dụng ngân hàng được như là quy mô kinh doanh nhỏ, không đủ tài sản đảm bảo, không đủ năng lực tài chính, mục đích vay không rõ rang, hay việc không đáp ứng được các nhu cầu mà ngân hàng đưa ra,… Các nguyên nhân này chính là trở ngại trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức của hộ tiểu thương.
Quy mô hộ tiểu thương: hiện nay các tổ chức tín dụng áp dụng gói vay hỗ trợ cho tiểu thương thông qua vay tín chấp, chỉ cần có giấy chủ quyền sạp là được tiếp cận vốn ngân hàng. Tuy nhiên trong phạm vi chợ diện tích sạp khá khiêm tốn, đa số là hộ sở hữu từ 1 đến 2 sạp, vì thế có thể không đáp ứng được vốn cần vay của chủ hộ. Như ngân hàng CB cho vay tối đa khi hộ tiểu thương vay tín chấp là 100 triệu đồng, sẽ gây nên tâm lý không muốn đi vay của chủ hộ khi cần vốn cao hơn.
Tình hình kinh doanh: các hộ tiểu thương trong chợ đa số kinh doanh buôn bán các mặt hàng đơn giản, có vốn đầu tư thấp, kinh doanh quản lý theo quy mô gia đình,… là chiếm đa số. Cho nên dễ gặp những rủi ro khi có biến động kinh tế thị trường. Chính v vậy dẫn đến tình hình kinh doanh không khả quan, không thể đảm bảo đáp ứng được khả năng chi trả nợ cho các NHTM.
Giá trị tài sản thế chấp: khi nhu cầu vay vượt qua mức cho vay tín chấp, thì việc yêu cầu tài sản đảm bảo của hộ kinh doanh là điều tất yếu để đảm bảo được mức độ an toàn cho vốn vay. Mà đây chính là điều mà các chủ hộ cảm thấy đi vay ngân hàng phức tạp với các thủ tục, giấy tờ. Làm hạn chế khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức của hộ kinh doanh.
Năng lực chủ hộ còn thấp: đa số các chủ hộ tiểu thương có trình độ học vấn từ cấp 1 đến cấp 3, trong đó cấp 1 chiếm đa số. Cho nên họ dễ gặp e ngại với các thủ tục ngân hàng, trình độ nhận thức thấp hơn và họ có khuynh hướng vay từ tổ
chức phi chính thức hơn. ong song bên cạnh đó thì năng lực quản lý cũng liên quan đến sự tồn tại và phát triển của các hộ tiểu thương. Chính vì vậy khi đi vay bên cạnh việc xem xét đến khả năng trả nợ thì việc xem xét đến hiệu quả của việc đi vay cũng liên quan rất lớn đến năng lực của chủ hộ kinh doanh.
Các hộ tiểu thương hiện nay chưa có chiến lược kinh doanh dài hạn, phương án kinh doanh còn nhỏ lẻ không đủ thuyết phục vay vốn hoặc thiếu các thủ tục pháp lý mà ngân hàng yêu cầu,… Vì vậy làm cho ngân hàng khó thẩm định được khi tiểu thương muốn vay.
Đa số các hộ cá thể ít tiếp xúc với ngân hàng, ít vay vốn từ ngân hàng cho nên việc không hiểu biết về các thủ tục ngân hàng gây ra tâm lý khi làm thủ tục hoặc mất nhiều thời gian mới hoàn thành được hồ sơ vay vốn. Đồng thời thói quen vay vốn cũng tác động đến hành vi chọn lựa tổ chức để đi vay của tiểu thương.
Việc đạt được độ tín nhiệm của ngân hàng chưa cao là do thói quen vay vốn trong quá trình kinh doanh của hộ tiểu thương cũng như mức độ sử dụng dịch vụ ngân hàng của họ. Khi các hộ tiểu thương ít sử dụng các dịch vụ ngân hàng, sự tín nhiệm trong quan hệ kinh doanh thấp cho nên ngân hàng sẽ thận trọng hơn trong quá trình cho vay. Nhưng đa số các chủ hộ tiểu thương hiện nay đã có thói quen dùng tiền mặt khá nhiều. Việc chuyển qua không dùng tiền mặt tạo ra tâm lý cho các chủ hộ kinh doanh.
Theo quá trình điều tra thực tế cho thấy, họ tiếp cận nguồn vốn vay thông qua người thân giới thiệu chiếm 44,38%. Bên cạnh đó việc điều tra phỏng vấn còn cho thấy, các hộ tiểu thương gặp lúng túng trong việc chọn lựa ngân hàng đi vay, hay muốn vay họ không biết nên chọn ngân hàng nào. Có 33 hộ được phỏng vấn cho biết họ đang gặp tình trạng này chiếm 25,19% trong tổng số nguyên nhân không vay của hộ tiểu thương trong chợ. Các hộ tiểu thương vẫn chưa hiểu rõ về các sản phẩm vay. Điều này cho thấy việc tiếp cận được nguồn thông tin tín dụng ngân hàng của hộ tiểu thương chưa cao. Và còn khá nhiều thắc mắt trong vấn đề tìm nguồn để vay.
Về phía ngân hàng
Hiện nay tuy các ngân hàng đã đưa ra gói vay ưu đãi dành cho tiểu thương, nhưng số vốn được giải ngân còn hạn chế và đòi hỏi các tiểu thương phải kinh doanh ổn định và có giấy tờ sở hữu sạp. Đồng thời hộ tiểu thương phải được sự bảo lãnh của ban quản lý chợ. Điều này một mặt hỗ trợ các hộ tiểu thương, mặt khác làm cho các hộ tiểu thương gặp khó khăn khi muốn vay với mức vốn nhiều hơn.
Các thủ tục của ngân hàng còn khá nhiều, và thời gian giải ngân có khi tốn thời gian mà người đi vay họ không thể chờ khi cơ hội đầu tư đang đến. Nên gây tâm lý cho các hộ tiểu thương khi họ muốn vay. Họ sợ thời gian được vay quá lâu dễ bị mất cơ hội trong quá trình kinh doanh của mình.
Ngân hàng chưa chú trọng nhiều đến các dịch vụ hỗ trợ như hỗ trợ tư vấn hộ tiểu thương trong việc lựa chọn sản phẩm vay cũng như việc tổ chức các buổi hợp hội tìm cách cho hộ tiểu thương tiếp cận các gói vay tín dụng ngân hàng tốt hơn,… Chính vì thiếu thông tin, nên họ rất e ngại vì trong quá trình giao dịch ngân hàng cần rất nhiều thủ tục.
Trình độ thẩm định của nhân viên tín dụng cũng là một yếu tố đáng kể. Các nhân viên tín dụng cần phải xem xét các yếu tố xem hộ có vay được hay không và phải thông báo kịp thời nếu không được họ đi tìm nguồn vốn khác, hoặc cần các giấy tờ thủ tục gì để bổ sung,… nhằm tránh tình trạng mất thời gian cho cả hai bên. Nhưng hiện nay trình độ thẩm định của ngân hàng còn hạn chế đa phần các nhân viên tín dụng kiêm luôn vị trí của nhân viên thẩm định cho nên việc thẩm định sẽ dẫn đến không chính xác vì thiếu đi kinh nghiệm chuyên môn hiểu biết về giá trị thị trường cũng như đặc điểm của tài sản.
Khi tính toán hạn mức để cho vay, các nhân viên ngân hàng sẽ gặp phải khó khăn vì hoạt động kinh doanh mua bán của hộ tiểu thương là nhỏ lẻ, và phụ thuộc vào tình hình kinh tế cũng như thu nhập của người dân tại thời điểm đó như thế nào. Cho nên sẽ gây ra khó khăn trong việc xác định hạn mức cho vay cần thiết. Chính điều này dẫn đến việc tính toán khả năng hoàn trả lãi và gốc của hộ tiểu thương.
Gây ra các rủi ro cho chính ngân hàng cho vay. Tuy nhiên nếu ngân hàng sợ xảy ra rủi ro thì số vốn được giải ngân cho hộ tiểu thương lại thấp không đáp ứng được nhu cầu vốn của họ.
Hiện nay tuy việc quảng bá hình ảnh ngân hàng khá tốt, tuy nhiên chỉ mới tập trung tại các trung tâm, còn đối với các trung tâm chợ xa, tín dụng ngân hàng vẫn chưa thực sự tiếp cận đến được với các hộ tiểu thương. Vì hoạt động nŕy nhằm giúp ngân hŕng có thể quảng bá hěnh ảnh của měnh để các hộ tiểu thương có thể dễ dàng tiếp cận được nguồn vốn vay. Ngân hàng không có thông tin về khách hàng cần vốn, chính nhờ hoạt động này giúp khách hàng có thể tìm đến ngân hàng dễ dàng hơn.
Bên cạnh đó, ngân hàng còn có tâm lý e sợ đối với các khoản vay tín chấp. Sợ tiểu thương không đủ khả năng thanh toán khoản nợ, việc kinh doanh của họ chứa nhiều rủi ro,… dẫn đến các khoản vay bị quá hạn. Cho nên mức độ giải ngân cho khoản vay tín chấp khá thấp. Không đủ đáp ứng được nhu cầu về vốn của hộ tiểu thương.
Kết luận chương 2
Thứ nhất, tác giả đã trình bày tình hình hoạt động của hộ tiểu thương trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Qua đó thấy được thực trạng phát triển về số lượng của các hộ tiểu thương. Đồng thời nêu ra được những đóng góp của hộ tiểu thương cho sự phát triển của tỉnh.
Thứ hai, nêu lên được thực trạng về việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng của các hộ tiểu thương trên địa bàn tỉnh từ năm 2010 đến năm 2014.
Thứ ba, đưa ra những thuận lợi và khó khăn của tiểu thương và các tổ chức tín dụng khi các hộ tiểu thương đi vay vốn ngân hàng.
CHƯƠNG 3