Tình hình vay vốn tín dụng chính thức của hộ tiểu thương trên địa bàn tỉnh Kiên Giang trong những năm qua

Một phần của tài liệu nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng của tiểu thương trên địa bàn tỉnh kiên giang (Trang 40 - 51)

TỈNH KIÊN GIANG

2.2.1 Tình hình vay vốn tín dụng chính thức của hộ tiểu thương trên địa bàn tỉnh Kiên Giang trong những năm qua

tỉnh Kiên Giang trong những năm qua

Trên địa bàn tỉnh có 4 hệ thống tài chính chính thức đó ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, ngân hàng chính sách xã hội, ngân hàng thương mại cổ phần và quỹ tín dụng nhân dân. Các tổ chức này hoạt động theo những quy định của ngân hàng nhà nước và chịu sự giám sát của ngân hàng nhà nước.

Theo báo cáo của ngân hàng nhà nước tỉnh Kiên Giang, hiện nay trên địa bàn tỉnh ngoài ngân hàng nhà nước còn có hơn 30 tổ chức tín dụng thương mại đang hoạt động như ACB, HDBank, MB, Techcombank, Vietinbank, Vietcombank, HB, acombank,… Để cung cấp các nhu cầu tín dụng cho người dân trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.

Theo báo cáo thu được từ ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh Kiên Giang cho thấy trong năm 2014 các ngân hàng đều chấp hành đúng theo các quy định của ngân hàng nhà nước Việt Nam, tập trung vốn cho vay lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Ước tính tổng vốn huy động năm 2014 đạt 23.000 tỷ đồng, đạt 105,05% kế hoạch và tăng 15,3% so với cùng kỳ. Doanh số cho vay đạt 66.930 tỷ đồng đạt 89.24% kế hoạch và tăng 3,97% so với cùng kỳ. Tổng dư nợ cho vay 33.200 tỷ đồng, đạt 97,85% kế hoạch và tăng 10,6% so với cùng kỳ trong đó dư nợ cho vay hộ tiểu thương là 326 tỷ đồng, chiếm 1,58% tổng dư nợ. Điều này cho thấy số lượng đi vay của hộ tiểu thương ở các tổ chức tín dụng chính thức vẫn còn rất thấp so với tổng số dư nợ của tỉnh.

Hiện nay do mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các ngân hàng, nên việc tìm kiếm thêm các khu vực tiềm năng là một nhu cầu tất yếu. Chính vì nhận thấy được nhu cầu tín dụng của các hộ tiểu thương trên địa bàn khá cao. Nên hiện nay các tổ chức tín dụng đã và đang đẩy mạnh hoạt động cho vay ở khu vực này. Điều này được thể hiện qua tình hình dư nợ tín dụng của các hộ tiểu thương qua hàng năm như sau:

Bảng 2.6: Tình hình doanh số cho vay và dư nợ của hộ tiểu thương trên địa bàn tỉnh Kiên Giang

Đvt: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014

Doanh số cho vay 204.902 218.102 199.500 286.992 447.840 Tổng dư nợ 119.970 109.770 100.716 174.840 326.315 Dư nợ bình quân trên hộ 65,5 66,8 60,4 55,4 47,3

(Nguồn: Tổng hợp từ Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Kiên Giang)

 Xét về doanh số cho vay:

Thông qua bảng số liệu 2.6 về tình hình về doanh số cho vay nợ trên địa bàn tỉnh Kiên Giang cho thấy, số tiền các hộ tiểu thương được vay trên đại bàn thông qua hình thức tín dụng ngân hàng ngày càng tăng cao. Từ năm 2010 đến năm 2012 mức vay vốn có sự tăng trưởng chậm. Từ năm năm 2012 trở đi mức độ tăng trưởng tín dụng tăng cao, trong năm 2012 là 199.500 triệu đồng tăng lên 286.992 triệu đồng năm 2013. Đến 2014 doanh số cho vay là 447.840 triệu đồng tăng thêm 160.848 triệu đồng so với năm 2013.

Mức tăng cao nhất là trong năm 2014, điều này chứng tỏ các ngân hàng thương mại đang tập trung cạnh tranh trong lĩnh vực cho vay tiểu thương, nhằm thúc đẩy doanh số cho vay tăng cao. Bằng cách tung ra các sản phẩm cho vay phù hợp với nhu cầu kinh doanh của tiểu thương thậm chí cho vay trả góp ngày như ngân hàng TMCP Kiên Long đang thực hiện. Các ngân hàng thương mại cổ phần khác trên địa bàn cũng có nhiều gói vay phù hợp với tiểu thương nhằm giúp họ dễ tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức hơn.

Qua bảng số liệu cũng cho thấy, hiện nay các hộ tiểu thương đã mạnh dạng tiếp xúc với các tổ chức tín dụng chính thức hơn, thông qua tình hình doanh số cho vay ngày càng tăng. Chính điều này góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh

hơn. Và đặc biệt làm giảm bớt được tình trạng cho vay phi chính thức đang tồn tại trong các chợ với nhiều rủi ro và mức lãi vay rất cao.

 Xét về tình hình dư nợ:

Dư nợ là chỉ tiêu đánh giá về doanh số cho vay và hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng, bên cạnh đó nó còn liên quan đến nhiều khía cạnh khác trong quá trình kinh doanh của ngân hàng. Nó phản ánh được thực tế tình hình cho vay tại thời điểm ngân hàng cần lập báo cáo. Qua bảng 2.6 ta thấy được dư nợ qua các năm của ngân hàng chênh lệch nhau không cao từ năm 2010 đến năm 2012. Nhưng bước sang năm 2013 và năm 2014, số dư nợ tăng lên đến 174.840 triệu đồng trong năm 2013 và 326.315 triệu đồng trong năm 2014. Nguyên nhân là do các NHTM bắt đầu đẩy mạnh hoạt động cho vay các hộ tiểu thương, nên tổng dư nợ mới có mức tăng lên cao như vậy.

Xét chung tình hình dư nợ qua 5 năm, ta thấy tình hình dư nợ của các hộ tiểu thương trên địa bàn tỉnh đang tăng, nhưng mức tăng này là do tình hình doanh số vay vốn tăng, khiến mức dư nợ tăng theo. Bên cạnh đó khi nhận thấy điều kiện vay vốn được dễ dàng, sau khi tất toán khoản vay, cần vốn các tiểu thương sẽ đi vay tiếp tục. Tình hình tín dụng của các hộ tiểu thương hiện nay đang tăng trưởng khá cao sẽ thúc đẩy nền kinh tế chung của tỉnh cùng phát triển.

 Xét về dư nợ bình quân trên hộ

Dư nợ bình quân trên hộ của tiểu thương trên địa bàn có xu hướng giảm trong năm 2012, 2013 và năm 2014. Từ dư nợ 65,6 triệu đồng/hộ năm 2010 còn 47,3 triệu đồng/hộ năm 2014. Nhưng số dư nợ trong năm 2013 và 2014 lại tăng cao. Nguyên nhân là do trong hai năm 2013 và năm 2014 ngân hàng tập trung cho vay tín chấp ngắn hạn nhằm giúp hộ tiểu thương có thể bổ sung vốn lưu động nhanh chóng, khuyến khích được nhiều hộ tiểu thương cần vốn đi vay. Chính vì vậy số dư nợ tín dụng ngày càng tăng lên, nhưng số dư nợ bình quân trên hộ lại giảm xuống.

Bảng 2.7: Dư nợ tín dụng ngân hàng của hộ tiểu thương phân theo thời hạn trên địa bàn tỉnh Kiên Giang

Đvt: Triệu đồng

STT Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014

1 Nợ ngắn hạn 16.320 13.250 19.362 106.520 253.065 2 Nợ trung hạn 103.650 96.520 81.354 68.320 73.250

Tổng cộng 119.970 109.770 100.716 174.840 326.315

(Nguồn: Tổng hợp từ Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Kiên Giang)

Qua bảng tình hình dư nợ của hộ tiểu thương kinh doanh trên địa bàn tỉnh Kiên Giang từ năm 2010 đến năm 2014 cho thấy. Vốn đi vay của hộ tiểu thương đang có khuynh hướng chuyển dần từ nợ trung hạn sang nợ ngắn hạn từ năm 2013 đến năm 2014. Năm 2014 số dư nợ ngắn hạn đã lên đến 253.065 triệu đồng, tăng gấp hơn 3 lần số dư nợ trung hạn. Nguyên nhân là do trong thời gian này các NHTM đã bắt đầu quan tâm hơn đến khu vực tiểu thương, nhận thấy nhu cầu về vốn của họ khá cao. Cho nên các ngân hàng đã đưa ra các chương trình kích thích tín dụng giúp các tiểu thương có thể đi vay vốn ngân hàng ở mức vay ngắn hạn dưới 12 tháng, với số tiền vay tối đa là 500 triệu đồng. Tùy theo từng ngân hàng sẽ có chính sách khác nhau nhằm đảo bảo cung cấp đầy đủ nhu cầu cho hộ tiểu thương.

Theo số liệu được thu thập cho thấy số hộ tiểu thương vay vốn chủ yếu để bổ sung thêm nguồn vốn lưu động của mình, với mức vay trung bình từ 50 triệu đồng đến 500 triệu đồng theo hợp đồng từ 6 đến 12 tháng tùy theo nhu cầu của khách hàng cũng như sự thẩm định của ngân hàng đối với hộ tiểu thương đó. Với việc vay bằng hình thức ngắn hạn, hộ tiểu thương có thể chọn cách vay tín chấp mà các NHTM trên địa bàn tỉnh đã đưa ra. Đối với các chủ hộ đi vay với số vốn lớn hơn vay tín chấp từ 500 triệu đồng trở lên, thường tiểu thương chọn hình thức vay trung hạn, sẽ trả trong vòng từ 2 đến 4 năm. Họ thường muốn vay số tiền lớn hơn nhằm mục đích mở rộng việc thuê sạp, đầu tư mua sắm tài sản, nhập thêm các mặt hàng

khác để đa dạng hóa sản phẩm hoặc đầu tư thêm các tài sản khác nên cần số vốn lớn để đầu tư.

Theo số liệu cho thấy các hộ tiểu thương hiện nay vay ngắn hạn là chủ yếu nhằm bổ sung vốn lưu động của mình. Nên số dư nợ của hộ tiểu thương trong năm 2013 và năm 2014 tăng lên. Tuy nhiên hiện nay số tăng này vẫn chưa đáp ứng được hết nhu cầu về vốn của các hộ tiểu thương. Các tiểu thương vẫn còn gặp một số e ngại khi tiếp cận vốn ngân hàng. Vì vậy đòi hỏi các NHTM trên địa bàn cần tìm cách thu hẹp khoảng cách giữa ngân hàng và chủ hộ kinh doanh. Có như vậy việc đáp ứng được nhu cầu về vốn của thành phần kinh tế này mới đầy đủ được, sẽ tạo động lực thúc đẩy được nền kinh tế của Tỉnh ngày càng phát triển hơn.

Bảng 2.8: Dư nợ tín dụng ngân hàng của hộ tiểu thương phân theo hình thức cho vay trên địa bàn tỉnh Kiên Giang

ĐVT: triệu đồng

STT Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014

1 Cho vay trực tiếp hộ 67.990 75.640 73.500 106.680 216.287 2 Cho vay qua tổ, nhóm 51.980 34.130 27.216 68.160 110.028

Tổng cộng: 119.970 109.770 100.716 174.840 326.315

(Nguồn: Tổng hợp từ Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Kiên Giang)

Hình thức cho vay hộ tiểu thương phổ biến hiện nay của các ngân hàng thương mại là cho vay trực tiếp đến từng hộ tiểu thương trên địa bàn. Khi khách hàng đến vay, các ngân hàng sẽ căn cứ vào quy mô kinh doanh, tình hình kinh doanh, tình hình thanh toán,… bên cạnh đó việc có tài sản đảm bảo hay không sẽ đưa đến quyết định các gói vay và chính sách lãi suất khác nhau đối với từng hộ vay để tiến hành lập hồ sơ vay vốn. Ngân hàng trực tiếp chuyển giao tiền cho khách hàng sử dụng trên cơ sở những điều kiện mà hai bên thoả thuận.

Phương thức vay khác là các hộ tiểu thương đi vay thông qua các tổ, nhóm. Một số hộ tiểu thương tham gia trong một nhóm, sẽ cử ra một người có uy tín làm đại diện để thay mặt nhóm giao dịch, tiếp xúc với ngân hàng. Ngân hàng sẽ thông qua cá nhân này để xem xét các điều kiện và tiến hành cho họ vay.

Với hình thức cho vay qua tổ, nhóm này mang lại nhiều lợi ích cho ngân hàng như là ngân hàng có thể thông qua người đại diện để đánh giá được chính xác hơn các thông tin cần thẩm định, và có thể đưa ra mức vốn để họ được vay tốt hơn. Đồng thời người đại diện là người có trách nhiệm trực tiếp với ngân hàng, cho nên việc nhắc nhở trong việc nợ đến hạn được giao cho tổ trưởng. Nhưng hiện nay hình thức này gặp nhiều rủi ro vì có khi trưởng nhóm sẽ lợi dụng để chiếm dụng vốn của các hộ tiểu thương khác. Cho nên hình thức vay thông qua tổ nhóm đang sụt giảm dần so với vay vốn trực tiếp của từng cá nhân.

Theo bảng số liệu cho thấy, tình hình vay của hộ tiểu thương thông qua hình thức trực tiếp vay của từng cá nhân chiếm phần lớn so với việc vay qua tổ, nhóm. Năm 2010 tỷ lệ giữa hình thức vay qua tổ, nhóm gần bằng với việc vay cá nhân riêng lẽ. Tỷ trọng này có sự thay đổi từ năm 2011 đến năm 2014, chủ yếu nghiên về cá nhân tự trực tiếp đi vay hơn là thông qua nhóm để vay. Trong năm 2013 và 2014 tình hình vay ở khu vực riêng lẽ được nâng cao vượt trội hơn. Nguyên nhân là do trong hình thức tổ, nhóm có khi tồn tại những vấn đề cá nhân như sự chiếm dụng vốn của nhóm. Bên cạnh đó, việc tiếp xúc của các ngân hàng thương mại với chủ hộ ngày càng được cải thiện. Chính vì vậy, hiện nay các chủ hộ tự đi vay vốn nhiều hơn là thông qua các tổ, nhóm như trước đây.

Khi xét về mức độ tín nhiệm của ngân hàng đối với khách hàng sẽ chia ra làm hai hình thức là cho vay có tài sản đảm bảo và cho vay không có tài sản đảm bảo

Bảng 2.9: Dư nợ tín dụng ngân hàng của hộ tiểu thương phân theo mức tín nhiệm đối với khách hàng trên địa bàn tỉnh Kiên Giang

ĐVT: triệu đồng

STT Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014

1 Cho vay có tài sản đảm bảo 88.565 89.358 68.150 82.352 135.652

2 Cho vay không có tài sản

đảm bảo 31.405 20.412 32.566 92.488 190.663

Tổng cộng: 119.970 109.770 100.716 174.840 326.315

(Nguồn: Tổng hợp từ Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Kiên Giang)

Hình thức vay không có tài sản đảm bảo là loại đi vay không có tài sản thế chấp, cầm cố, mà chỉ việc dựa vào uy tín của bản thân khách hàng. Đòi hỏi khách hàng phải là khách hàng tốt, trung thực trong kinh doanh, có khả năng tài chính lành mạnh, có tình hình kinh doanh hiệu quả thì ngân hàng mới có thể cho vay được. Khách hàng muốn vay chỉ cần nộp đơn xin vay kèm giấy chủ quyền sở hữu sạp kinh doanh và có đơn xác nhận của ban quản lý chợ theo gói vay tín dụng tiểu thương của từng ngân hàng. Với hình thức này tiểu thương này sẽ được vay gói vay với số vốn tối đa từ 100 triệu (ngân hàng SCB) hay 500 triệu đồng (ngân hàng Sacombank) và tùy vào mức thẩm định của ngân hàng dành cho từng hộ tiểu thương, nhằm giúp họ bổ sung vốn lưu động của nh.

Đối với hình thức vay có tài sản đảm bảo là loại cho vay có tài sản thế chấp như giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở; giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; giấy chứng nhận đăng ký phương tiện giao thông. Nhằm để đảm bảo được số tiền đi vay ngân hàng của chủ hộ kinh doanh. Khi chủ hộ không có khả năng chi trả, thì ngân hàng sẽ tiến hành xử lý tài sản này, lấy lại nguồn thu cho ngân hàng.

Ngày 26/02/2010, sau khi NHNN ban hành thông tư 07/2010/TT – NHNN về Quy định cho vay bằng đồng Việt Nam theo lãi suất thỏa thuận và tháo gỡ sự phân biệt giữa tăng trưởng tín dụng khu vực sản xuất với phi sản xuất. Cho nên phân khúc cho vay tín chấp tiêu dùng bắt đầu có sự tập trung phát triển khá nhiều, việc phát triển dịch vụ cho vay tiền mặt bổ sung vốn lưu động cho hộ cá thể cũng phát triển theo. Nhưng lúc mới bắt đầu, các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh còn chưa quan tâm, bỏ ngỏ phân khúc này. Và thật sự NHTM trên địa bàn tỉnh mới phát triển ở phân khúc tín dụng tín chấp vào năm 2013 và năm 2014.

Theo bảng 2.9 cho thấy việc cho vay tín chấp từ năm 2013 và 2014 mới có bước tăng vượt bậc, nhưng vẫn còn gặp sự e ngại của hộ kinh doanh tiểu thương. Còn trong năm 2010 đến năm 2012, các chủ trương cho vay không cần tài sản đảm bảo tuy được khuyến khích nhưng không được sự quan tâm nhiều của ngân hàng cũng như chủ hộ kinh doanh, và mức cho vay của ngân hàng khá khiêm tốn. Đa số chủ hộ kinh doanh khi vay đều phải có tài sản thế chấp kèm theo. Từ năm 2013 đến năm 2014 số hộ đi vay bằng hình thức tín chấp tăng lên rõ rệt, do các chính sách thông thoáng, vốn cho vay của ngân hàng được nâng lên, các thủ tục chính sách ngân hàng tốt hơn. Nhưng vẫn còn khá hạn chế, các chủ hộ vẫn chọn hình thức vay có tài sản thế chấp. Bởi vì giữa nhu cầu vốn đi vay và việc đáp ứng vốn theo hình thức tín chấp khá hạn chế, cho nên không đủ đáp ứng được nhu cầu đi vay của hộ tiểu thương. Khi muốn vay họ sẽ chọn cách thức vay có tài sản thế chấp sẽ được vay với mức vốn tốt hơn.

Bảng 2.10: Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu trong vay vốn tín dụng ngân hàng của hộ tiểu thương trên địa bàn tỉnh Kiên Giang

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Một phần của tài liệu nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng của tiểu thương trên địa bàn tỉnh kiên giang (Trang 40 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)