TỈNH KIÊN GIANG
2.1.1 Tổng quan về các trung tâm chợ trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
Kiên Giang là tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long, nằm phía tây nam của Việt Nam. Với diện tích 6.346km2; phía bắc giáp Campuchia; phía nam giáp Cà Mau, Bạc Liêu; phía đông và đông nam giáp An Giang, Cần Thơ và Hậu Giang; phía tây giáp Vịnh Thái Lan.
Năm 2014, Tỉnh chú trọng thực hiện theo Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2014. Và đạt được một số thành tựu sau: tổng sản phẩm trên địa bàn (GDP) đạt đạt 66.111,2 tỷ đồng (giá so sánh 2010), đạt 99,1% kế hoạch, tăng 9,51% so cùng kỳ năm 2013. Thu nhập bình quân đầu người đạt 49,18 triệu đồng (2.318 U D), đạt 97,2% kế hoạch. Đồng thời tỉnh chú trọng tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế trên địa bàn. Bên cạnh đó việc hoàn thành và đưa vào sử dụng các công trình cầu, đường giao thông, điện lưới quốc gia, và việc tích cực kêu gọi đầu tư và khu công nghiệp Thạnh Lộc và Phú Quốc. Những điều này đánh dấu bước chuyển biến quan trọng, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội năm 2014 và trong thời gian tới của tỉnh.
Hiện tại, trên địa bàn tỉnh có 36 chợ cấp 1, cấp 2 và 1 trung tâm thương mại. Trong đó hộ cá thể chiếm đa số, như năm 2014 có tổng cộng 27.951 cơ sở kinh doanh mua bán tại chợ, trong đó loại hình hộ cá thể chiếm tới 95.2% (26.619 hộ).
Hàng hóa các chợ tại địa bàn tỉnh Kiên Giang chủ yếu là mặt hàng lương thực thực phẩm, quần áo, vải, đồ dùng gia dụng,…
a/ Thành phố Rạch Giá
Là trung tâm của tỉnh Kiên Giang, thành phố Rạch Giá có 11 phường và 1 xã. Sự phát triển của hệ thống chợ tại thành phố Rạch Giá rất phát triển, hiện đã đưa thêm hai chợ cấp 2 vào hoạt động là chợ Vĩnh Thanh 2 và chợ Nguyễn Thoại Hầu. Tại Rạch Giá có tổng cộng 36 chợ trong đó có 1 trung tâm thương mại 30 tháng 4 với 932 hộ tiểu thương hoạt động.
b/ Huyện Tân Hiệp
Tại huyện Tân Hiệp hiện nay có hơn 12 chợ đang hoạt động tại 9 xã, trong đó chợ tại thị trấn Tân Hiệp là trung tâm của huyện được đầu tư hơn 6.000m2
, với khoảng 418 hộ tiểu thương kinh doanh các ngành khác nhau trong chợ.
c/ Huyện Kiên Lương
Kiên Lương là vùng trọng tâm công nghiệp của tỉnh Kiên Giang, đóng góp giá trị kinh tế cao hơn so với các huyện còn lại. Kiên Lương bao gồm 11 chợ, nhưng chợ rất kiên cố và số lượng hộ tiểu thương hoạt động rất đông đúc, có 428 hộ hoạt động tại trung tâm chợ Kiên Lương.
d/ Thị xã Hà Tiên
Hà Tiên có vị thế là đường bờ biển dài, đồng thời giáp biên giới Campuchia, có thế mạnh về du lịch và nuôi trồng hải sản. Dân cư đông đúc, chủ yếu là người Hoa và người Kinh sinh sống. Hà Tiên tuy là trung tâm nhưng toàn huyện có 6 chợ có quy mô đang hoạt động. Điển hình là chợ Hà Tiên với diện tích 4.000m2
, có 421 tiểu thương.
e/ Huyện Châu Thành
Huyện Châu Thành có cảng cá Tắc Cậu là cảng cá lớn nhất ở đồng bằng sông Cửu Long, và đang được hình thành trở thành khu công nghiệp nghề cá của
tỉnh. Trung tâm huyện là thị trấn Minh Lương, có chợ Minh Lương là chợ hoạt động sầm uất nhất huyện với hơn 353 hộ tiểu thương hoạt động trong chợ.
g/ Huyện đảo Phú Quốc
Huyện đảo Phú Quốc gồm có 2 thị trấn và 8 xã, lớn nhất và phát triển nhất là thị trấn Dương Đông. Chợ Dương Đông có diện tích không lớn 3.000m2, với 420 hộ kinh doanh, đa số là kinh doanh mặt hàng hải sản.
Bảng 2.1: Tổng hợp số liệu thống kê các chợ trên địa bàn tỉnh Kiên Giang năm 2014
Loại chợ Số lượng chợ Số hộ kinh doanh cố định
Chợ cấp 1 7 3.738
Chợ cấp 2 31 10.111
Chợ cấp 3 102 12.770
Tổng cộng: 140 26.619
(Nguồn: Sở Công Thương Kiên Giang)
Từ bảng số liệu tổng hợp các loại chợ trên địa bàn tỉnh Kiên Giang trong năm 2014 cho thấy số lượng chợ cấp 3 chiếm tới 102 chợ trong tổng số chợ trên địa bàn. Chợ cấp 3 là chợ với quy mô nhỏ khoảng 200 tiểu thương hoạt động, là chợ được đầu tư kiên cố hoặc bán kiên cố. Còn chợ cấp 1 và 2 được đầu tư xây dựng theo dự án quy hoạch, chợ được kiên cố và hiện đại hơn. Hiện nay trên địa bàn chỉ có 38 chợ cấp 1 và cấp 2, nhưng số lượng tiểu thương mua bán là 13.849 tiểu thương kinh doanh. Cho nên việc đầu tư xây dựng chợ kiên cố là một hình thức nhằm thúc đẩy nền kinh tế của tỉnh phát triển, đồng tạo điều kiện cho tiểu thương có cơ hội kinh doanh và mở rộng.