Đối với chính quyền địa phương

Một phần của tài liệu nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng của tiểu thương trên địa bàn tỉnh kiên giang (Trang 83 - 87)

GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG TIẾP CẬN TÍN DỤNG NGÂN HÀNG CỦA TIỂU THƯƠNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN

3.2.4 Đối với chính quyền địa phương

Các hộ tiểu thương phải có chính sách quản lý chặt chẽ các hộ tiểu thương kinh doanh tại địa bàn đề giúp ngân hàng có thêm nguồn thông tin chính xác trong việc quyết định tiến hành cho tiểu thương vay vốn.

Các chính sách ổn định của địa phương sẽ tạo được môi trường kinh doanh thuận lợi, giúp các hộ tiểu thương yên tâm kinh doanh và phát triển. Việc này sẽ giúp cho chủ hộ có thể tạo ra được thu nhập đảm bảo thanh toán trong quá trình vay vốn của mình.

Đầu tư các cở sở hạ tầng hiện đại, tạo điều kiện cho người mua lẫn người bán thuận tiện trong quá trình giao dịch của mình, điều này sẽ giúp các hộ tiểu thương tăng được sức cạnh tranh so với các cửa hàng nhỏ lẻ.

Chính quyền địa phương cần có sự kết hợp với các hội ngành nhằm tổ chức tuyên truyền các chính sách để tiểu thương nắm bắt kịp thời. Đồng thời thông qua các buổi hội thảo các tiểu thương sẽ có cơ hội trao đổi, học hỏi thêm để nâng cao hiểu biết cũng như kinh nghiệm kinh doanh của mình. Bên cạnh đó việc kết hợp với các ngân hŕng vŕ chính quyền địa phương sẽ giúp cho hộ tiểu thương có thể nắm bắt các thông tin vay vốn kịp thời. Để bổ sung được vốn lưu động cần thiết trong quá tŕnh hoạt động kinh doanh của họ.

Kết luận chương 3

Trong chương 3, tác giả tập trung trình bày một số nội dung sau:

Thứ nhất, đưa ra những mặt còn hạn chế trong việc tiếp cận nguồn vốn ngân hàng của các hộ tiểu thương trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.

Thứ hai, dựa trên cơ sở phân tích ở chương 2, tác giả đưa ra một số giải pháp nhằm giúp các hộ tiểu thương có thể nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của mình hơn.

- Đối với NHTM: để giúp các tiểu thương có thể dễ dàng tiếp cận được nguồn vốn tín dụng chính thức thì các NHTM cần phải nâng cao hơn trong việc quảng bá hình ảnh của ngân hàng, uy tín cũng như đa dạng trong sự chọn lựa gói vay thích hợp cho hộ tiểu thương. Bên cạnh đó còn phải chú trọng trong các biện pháp hỗ trợ cho hộ tiểu thương có thể tiếp cận được nguồn vốn tín dụng chính thức tốt hơn.

- Đối với chủ hộ tiểu thương: việc nâng cao trình độ cũng giúp các hộ nâng cao được nhận thức của mình trong việc tìm kiếm nguồn vốn vay. Bên cạnh đó chủ hộ phải tạo được uy tín, cũng như sự tín nhiệm đối với ngân hàng là một trong những điều kiện tối thiểu để được đi vay. Việc khuyến khích vào hội sẽ giúp các hộ tiểu thương đảm bảo được quyền lợi của mình cũng chính là một cách giúp hộ tiểu thương tiếp cận vốn vay ngân hàng tốt hơn.

Bên cạnh đó, tác giả đưa ra một số kiến nghị với Chính phủ và NHNN và chính quyền địa phương nhằm ổn định hệ thống văn bản, pháp luật tạo môi trường kinh doanh ổn định và thuận lợi cho các hộ tiểu thương. Đồng thời có thể tạo được lòng tin cho các hộ kinh doanh và phát triển. Bên cạnh đó việc đẩy mạnh các chính sách tín dụng trong khu vực này giúp cho các hộ tiểu thương có thể tiếp cận được với nguồn vốn vay an toàn, tạo được nguồn tài chính thuận lợi cho họ tiến hành kinh doanh.

KẾT LUẬN

Hiện nay quan hệ giữa các NHTM trong tỉnh và các hộ tiểu thương đang có chiều hướng tăng dần cả về số lượng hộ đi vay lẫn doanh số cho vay của NHTM. Tuy nhiên thì việc đáp ứng nhu cầu vốn chính thức của các hộ tiểu thương vẫn chưa được hiệu quả. Vẫn còn nhiều hộ gặp phải những khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn chính thức. Chính vì vậy với mục đích của đề tài là đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng của tiểu thương nhằm nâng cao khả năng tiếp cận được vốn vay của các hộ tiểu thương trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.

Dựa trên những lý luận và số liệu phân tích, luận văn đã đạt được một số điểm sau:

Thứ nhất, nghiên cứu các lý luận về tiểu thương như khái niệm, đặc điểm, của hộ tiểu thương.

Thứ hai, nghiên cứu về lý luận tín dụng tiểu thương như khái niệm, đặc điểm tín dụng tiểu thương, vai t tín dụng tiểu thương,…

Thứ ba, nghiên cứu về tình hình hoạt động của hộ tiểu thương trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Qua đó cho thấy được thực trạng kinh doanh của hộ và những đóng góp của hộ trong quá trình phát triển của tỉnh.

Thứ tư, nêu được thực trạng về tình hình tiếp cận tín dụng chính thức của các hộ tiểu thương như doanh số vay, dư nợ tín dụng của hộ tiểu thương trên địa bàn tỉnh Kiên Giang từ năm 2010 đến năm 2014. Bên cạnh đó đưa ra những điểm mạnh và yếu trong quá trình cho vay của hộ tiểu thương.

Thứ năm, đưa ra các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của hộ tiểu thương trên địa bàn.

Một phần của tài liệu nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng của tiểu thương trên địa bàn tỉnh kiên giang (Trang 83 - 87)