Tình hình phát triển của hộ tiểu thương

Một phần của tài liệu nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng của tiểu thương trên địa bàn tỉnh kiên giang (Trang 33 - 36)

TỈNH KIÊN GIANG

2.1.2 Tình hình phát triển của hộ tiểu thương

Bảng 2.2: Bảng tổng hợp số lượng hộ tiểu thương trên địa bàn tỉnh Kiên Giang từ năm 2012 đến 2014 Đvt: hộ Địa bàn 2010 2011 2012 2013 2014 TP Rạch Giá 4.360 5.490 6.325 8.315 8.518 Tân Hiệp 2.451 2.510 2.651 3.065 3.194 Kiên Lương 2.950 3.105 3.165 3.150 3.992 Hà Tiên 2.850 4.210 4.825 4.625 4.315 Châu Thành 2.064 2.325 3.198 3.082 3.194 Phú Quốc 932 958 2.928 2.563 2.928 Tổng số hộ tiểu thương 15.607 18.598 21.009 24.800 26.619

(Nguồn: Cục thuế tỉnh Kiên Giang)

Số hộ tiểu thương trong năm 2010 là 15.607 hộ tăng lên 26.619 hộ năm 2014. Số hộ tiểu thương tăng thêm 11.012 hộ. Chứng tỏ tình hình kinh tế của tỉnh đang ngày càng phát triển. Trong năm 2011 chủ trương của tỉnh tập trung vào thúc đẩy sự phát triển của các thành phần kinh tế nhỏ. Tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động kinh doanh mua bán của tỉnh.

Trên địa bàn tỉnh Kiên Giang năm 2014 có 26.619 hộ tiểu thương hoạt động. Tăng lên thêm 1.1819 hộ so với năm 2013. Làm tăng nguồn thu cho ngân sách của tỉnh lên thêm 138 tỷ đồng trong năm 2014. Vừa góp phần thúc đẩy sức tiêu thụ hàng hóa của tỉnh tăng lên.

Qua bảng số liệu trên cho thấy, số hộ tiểu thương trên địa bàn tỉnh Kiên Giang tăng mạnh hàng năm, từ 4.360 hộ năm 2010 lên đến 8.518 hộ vào năm 2014. Số hộ này tăng gần gấp đôi số lượng. Bên cạnh đó Phú Quốc cũng tăng từ 932 hộ năm 2012 lên đến 2.928 hộ năm 2014. Nguyên nhân là do hai khu vực Thành Phố

Rạch Giá và huyện đảo Phú Quốc đang trong giai đoạn đầu tư mở rộng, cho nên có nhiều chợ được xây cất lên như chợ Nguyễn Thoại Hầu, thu hút khoảng hơn 380 hộ tiểu thương tham gia hoạt động. Và việc mở rộng diện tích đất ở các công trình lấn biển và các chính sách đầu tư mới theo chủ trương của Tỉnh làm cho các nơi chậm phát triển của Rạch Giá và Phú Quốc hiện nay lại phát triển khá cao. Các khu công nghiệp, khu du lịch đã và đang giúp cho sự phát triển kinh tế của Tỉnh ngày càng cao hơn. Chính vì vậy thúc đẩy số hộ tiểu thương trên địa bàn tăng trưởng khá nhanh.

ong song đó thị xã Hà Tiên có số lượng tiểu thương tăng trưởng mạnh trong từ năm 2010 năm 2012 lên đến 4.825 hộ. Nhưng đến năm 2013 và 2014 số hộ tiểu thương bắt đầu có chiều hướng giảm mạnh, năm 2014 còn 4.315 hộ. Nguyên nhân là do tình hình kinh doanh buôn bán ế ẩm. Vì thế mạnh của Hà Tiên là du lịch, nhưng hiện nay số lượng khách du lịch đang bị giảm sút khá mạnh, làm cho hoạt động kinh tế của địa bàn sụt giảm.

Bảng 2.3: Bảng tổng hợp tình hình phát triển của hộ tiểu thương

Đvt: hộ

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014

Tổng số lượng hộ tiểu thương

trên địa bàn 15.607 18.598 21.009 24.800 26.619 Số lượng đăng ký mới 4.311 3.271 5.632 4.212 5.930 Số lượng giải thể 1.320 860 1.841 3.593 2.564

(Nguồn: Cục thuế tỉnh Kiên Giang và Sở KH – ĐT tỉnh Kiên Giang)

Số hộ tiểu thương kinh doanh qua 5 năm từ 2010 đến 2014 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang tăng trưởng khá nhanh. Chứng tỏ tình hình kinh tế thuận lợi làm cho hộ tiểu thương trên địa bàn có điều kiện mở rộng kinh doanh mua bán tốt hơn.

Nhưng khi ta đi sâu phân tích việc phát triển này trong bảng 2.3 sẽ thấy tồn tại bên cạnh sự phát triển là tốc độ giải thể của hộ tiểu thương cũng khá cao. Cao nhất vào năm 2013 với 3.593 hộ giải thể trên toàn tỉnh. Nguyên nhân là do năm 2013 tình hình kinh tế gặp khó khăn, mức thu nhập của người dân tăng không nhiều, sức ép về giá trong hoạt động xuất khẩu thủy sản tác động làm cho nền kinh tế trở nên trầm trọng hơn. Vì vậy các hộ kinh doanh sẽ gặp khó khăn trong việc kinh doanh của mình, làm cho việc giải thể trong năm 2013 nhiều hơn. Và việc đăng ký kinh doanh của năm 2013 cũng bị sụt giảm xuống còn 4.212 hộ (thấp hơn năm 2012 là 1.420 hộ). Đến năm 2014 tình hình kinh tế đã đi vào ổn định hơn, nên số lượng hộ tiểu thương mới thành lập tăng lên, đồng thời số lượng giải thể cũng giảm xuống chỉ còn 2.564 hộ giải thể và số hộ đăng ký kinh doanh mới là 5.930 hộ (tăng lên 1.718 hộ so với năm 2013). Đây chính là kết quả của việc kêu gọi được sự đầu tư vào các khu công nghiệp và huyện đảo Phú Quốc, làm cho tình hình kinh tế của tỉnh càng được phát triển và đi vào ổn định hơn. Chỉ số giá tiêu dùng trong năm 2014 tăng lên 2,65%. Đồng thời việc thúc đẩy các hội chợ thương mại với chủ trương “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” làm cho mức bán lẻ hàng hóa dịch vụ đạt được 55.369 tỷ đồng. Thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong tỉnh tăng lên khá cao. Tạo môi trường thuận lợi cho các hộ buôn bán kinh doanh trong địa bàn tỉnh Kiên Giang.

Một phần của tài liệu nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng của tiểu thương trên địa bàn tỉnh kiên giang (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)