Thông qua một số bài học kinh nghiệm trên thế giới và kinh nghiệm của các tỉnh trong hỗ trợ cho các hộ gia đình, cá nhân để có thể tiếp cận được nguồn vốn vay tạo điều kiện thuận lợi cho việc kinh doanh cải thiện thu nhập. Chúng ta có thể rút ra được một số bài học kinh nghiệm nhằm giúp các hộ tiểu thương có thể tiếp cận được nguồn vốn tín dụng ngân hàng một cách tốt hơn.
Thứ nhất, Nhà nước có thể hỗ trợ các ngân hàng để các NHTM có một mức lãi suất cho vay ưu đãi đối với các hộ tiểu thương đang gặp khó khăn, hay các hộ tiểu thương mới hoạt động. Nhằm giúp các hộ tiểu thương có thể tiếp cận được nguồn vốn vay với mức lãi suất thấp nhằm giúp họ có thể sử dụng được nguồn tín dụng này để phát triển hoạt động kinh doanh của mình. Bên cạnh đó cũng phải đảm bảo các NHTM không bị thiệt hại khi thực hiện chủ trương này.
Thứ hai, việc thành lập các tổ chức hỗ trợ cho các hộ tiểu thương để họ được vay vốn với mức lãi suất ưu đãi, bên cạnh đó họ có thể nhận được sự hỗ trợ từ các chương trình tín dụng khác của địa phương. Điều này giúp các hộ tiểu thương có thể dễ dàng tiếp cận được với nguồn vốn tín dụng chính thức hơn. Giúp họ cải thiện được thu nhập cũng như giúp cho tình hình kinh tế của tỉnh được nâng lên.
Thứ ba, thành lập các hội phù hợp với tình hình phát triển của địa phương, để họ có thể nắm bắt được những khó khăn về kinh tế mà các hộ tiểu thương trong vùng đang gặp phải. Nhằm có biện pháp giúp đỡ hộ tiểu thương giải quyết các khó khăn một cách nhanh chóng. Đồng thời việc liên kết giữa những hội đơn lẻ với nhau có thể giúp cho hộ tiểu thương có điều kiện nhận được nguồn tín dụng tốt hơn. Ví dụ như các hộ tiểu thương có thể thành lập nên những thương hội có quy mô rộng hơn là địa bàn, để tăng mức tín nhiệm với ngân hàng khi các tiểu thương muốn tiếp cận với gói vay tốt hơn.
Thứ tư, việc cập nhật những tiến bộ kỹ thuật trong quá trình giải quyết hồ sơ cũng khá quan trọng, càng đẩy nhanh tiến độ giải ngân, thì càng làm cho các hộ tiểu thương càng muốn tiếp cận tín dụng ngân hàng hơn. Đơn giản hóa các thủ tục, giúp cho họ bớt áp lực trong việc chuẩn bị hồ sơ vay vốn.
Thứ năm, việc liên kết giữa chính quyền trung ương và địa phương rất quan trọng, nhằm có thể giám sát được tình hình phát triển của các hộ kinh doanh, và để đề ra các chính sách hợp lý thuận lợi trong quá trình xem xét và đưa ra các quyết định quan trọng trong việc cấp tín dụng cho hộ tiểu thương.
Cuối cùng là việc liên kết giữa các tổ chức tín dụng và cơ quan địa phương nhằm để có thể nằm bắt được tình hình phát triển của hộ tiểu thương một cách tốt nhất. Tạo điều kiện thuận lợi để ngân hàng có cơ sở để tiến hành cho tiểu thương vay vốn.
Kết luận chương 1
Hiện nay, sự tăng trưởng của hộ tiểu thương đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển, thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế của nước ta. Để giúp các hộ tiểu thương có thể thuận lợi hơn trong việc mở rộng tăng cường kinh doanh của mình thì việc tạo điều kiện thuận lợi trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng an toàn là điều cần thiết.
Trong chương 1 tác giả đưa ra các lý luận về tiểu thương và lý luận về tín dụng tiểu thương. Bên cạnh đó đưa ra các kinh nghiệm trên thế giới cũng như bài học của các tỉnh khác về việc cải thiện và nâng cao việc tiếp cận tín dụng cho các hộ nghèo giúp họ có vốn để kinh doanh và phát triển cuộc sống tốt hơn. Đồng thời rút ra bài học kinh nghiệm cho tỉnh Kiên Giang để giúp các hộ tiểu thương có thể tiếp cận được nguồn tín dụng ngân hàng ngày càng tốt hơn.
Những cơ sở lý luận ở chương 1 sẽ là cơ sở để phân tích và đánh giá thực trạng tiếp cận tín dụng của tiểu thương trên địa bàn tỉnh Kiên Giang tại chương 2.
CHƯƠNG 2