Xây dựng hoạt động hỗ trợ của ngân hàng

Một phần của tài liệu nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng của tiểu thương trên địa bàn tỉnh kiên giang (Trang 74 - 76)

GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG TIẾP CẬN TÍN DỤNG NGÂN HÀNG CỦA TIỂU THƯƠNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN

3.1.1.3 Xây dựng hoạt động hỗ trợ của ngân hàng

Ngân hàng cần có sự hỗ trợ trong quá trình tìm kiếm nguồn vốn vay của hộ tiểu thương. Bên cạnh đó thông qua hình thức tuyên truyền để cho các hộ tiểu thương sẽ hiểu rõ được sản phẩm nào vay là thích hợp. Đồng thời có thể tư vấn thêm cho các chủ hộ như để tránh tiền vay nhàn rỗi, họ có thể gửi trong ngân hàng hoặc có thể sử dụng hình thức rút trả lãi linh hoạt,… Chính việc này sẽ tạo thêm được sự quản lý trong việc sử dụng tiền vay của hộ tiểu thương, cũng như gia tăng được mức tín nhiệm của ngân hàng đối với hộ tiểu thương.

Khi các hộ vay tín chấp thì chỉ được vay với một số vốn nhất định, cho nên ngân hàng cần xem xét các điều kiện cụ thể, mục đích xin vay, khả năng tài chính của họ để cho vay khi họ cần thêm vốn mà không phải thế chấp. Do tài sản kinh doanh của tiểu thương chỉ hạn hẹp trong khu vực chợ. Như vậy sẽ đảm bảo được nguồn vốn cho hộ tiểu thương khi cần thiết.

Việc các hộ tiểu thương có nhu cầu vay vốn cao hơn so với việc thế chấp sạp/quầy/kiot hoặc tín chấp, buộc họ phải bổ sung tài sản đảm bảo. Cho nên các tổ chức tín dụng phải có kế hoạch linh hoạt hỗ trợ tiểu thương; có thể đơn giản hóa các thủ tục, giấy tờ phải được chuẩn bị kỹ và được ký giữa các bên tổ chức và tiểu thương nhằm tránh việc tốn thời gian của tiểu thương ảnh hưởng đến tâm lý của chủ hộ.

Ngân hàng cần tập trung hơn nữa trong việc phục vụ đối với các hộ tiểu thương không có quá nhiều thời gian thực hiện các thủ tục vay. Cần hỗ trợ hoạt động của các tổ cho vay lưu động của ngân hàng; các tổ chức tín dụng chính thức ngoài việc cho vay nên có chủ trương hướng dẫn tiểu thương cách sử dụng đồng vốn hợp lý, giúp họ xây dựng phương án phù hợp để quản lý nợ và rủi ro.

Tùy theo từng điều kiện khác nhau, ngân hàng có biện pháp thu hút khác hàng mở tài khoản tiền gửi thanh toán, tài khoản cá nhân,… nhằm một bên để phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt. Mặt khác có thể nắm bắt được tình hình tài chính khách hàng tốt hơn, mặt khác tạo điều kiện thuận lợi trong giao dịch thanh toán của chủ hộ.

Tổ chức các buổi hội thảo, tập huấn theo chuyên đề, các buổi giao lưu,... nhằm giúp các hộ tiểu thương có khả năng tiếp cận được nguồn vốn tín dụng tốt hơn. Đồng thời ngân hàng có thể tiếp cận dễ dàng với các thông tin về khách hàng cũng như tìm hiểu được vướn mắt và khó khăn của hộ tiểu thương.

Bên cạnh đó vấn đề về phí ngân hàng cũng được chủ hộ khá quan tâm đến. Đa phần các hộ tiểu thương không hiểu được hết các dịch vụ mà ngân hàng cung cấp cũng như mức phí mà họ phải chịu. Chính vì vậy ngân hàng cần phải tính toán trong việc thu phí sao cho hợp lý để các hộ tiểu thương có thể dễ dàng tiếp cận được nguồn

vốn chính thức hơn. Tránh tình trạng họ cảm thấy phí dịch vụ quá mắc, và quan trọng nhất phải giải thích đầy đủ trước khi họ ký hợp đồng vay vốn.

Một phần của tài liệu nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng của tiểu thương trên địa bàn tỉnh kiên giang (Trang 74 - 76)