TỈNH KIÊN GIANG
2.2.2 Phân tích khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của các hộ tiểu thương trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
thương trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
Thông qua kết quả điều tra, khảo sát 300 mẫu quan sát từ các chủ hộ tiểu thương tại các trung tâm chợ ở thành phố Rạch Giá, thị xã Hà Tiên và các huyện Châu Thành, Tân Hiệp, Kiên Lương, Phú Quốc về tình hình tiếp cận tín dụng của họ trên địa bàn tỉnh Kiên Giang (bảng câu hỏi phần phụ lục). Bằng phương pháp thống kê mô tả, so sánh để phân tích khái quát được tình hình vay vốn ngân hàng của hộ tiểu thương trên địa bàn tỉnh hiện nay.
Bằng cách chọn mẫu ngẫu nhiên các hộ tiểu thương trong trung tâm chợ chính tại các thành phố, huyện trong tỉnh Kiên Giang. Địa bàn khảo sát bao gồm TP Rạch Giá, Hà Tiên, Phú Quốc, Tân Hiệp, Kiên Lương, Châu Thành. Chia điều 50 mẫu cho mỗi huyện khảo sát.
Bảng 2.12: Bảng tổng hợp về tình hình vay vốn tín dụng của hộ tiểu thương
ĐVT: hộ
Vay vốn tiểu thương Số hộ Tỷ trọng
Số hộ không vay vốn tín dụng chính thức 131 43,7% Số hộ có vay vốn tín dụng chính thức 169 56,3%
Tổng cộng: 300 100%
Thông qua khảo sát các hộ tiểu thương trên địa bàn tỉnh ta thấy số hộ vay vốn từ các tổ chức tín dụng chính thức là 169 hộ chiếm 56,3%. Trong khi số lượng hộ không có tiếp cận vay vốn tín dụng chính thức là 131 hộ chiếm 43,7%. Cho thấy thói quen vay vốn của hộ tiểu thương từ các tổ chức tín dụng chính thức chưa cao. Số hộ điều tra có đi vay chỉ chiếm hơn phân nữa. Vì vậy các tổ chức tín dụng cần phải thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ với các tiểu thương để nâng cao mức tiếp cận tín dụng của họ. Giúp cho các hộ tiểu thương trên địa bàn có thể tiếp cận được nguồn vốn tốt hơn trong vấn đề bổ sung vốn lưu động của mình.
Bảng 2.13: Bảng tổng hợp về giới tính của hộ tiểu thương
ĐVT: hộ
Giới tính Không vay tín dụng Có vay tín dụng
Nam 29 22% 130 76,9%
Nữ 102 78% 39 23,1%
Tổng cộng: 131 100% 169 100%
(Nguồn: Tác giả điều tra khảo sát và thống kê)
Qua bảng 2.13 về giới tính của chủ hộ tiểu thương cho thấy, tuy kinh doanh buôn bán trong chợ đa số là nữ đứng ra kinh doanh, mua bán. Nhưng đa số người đứng ra chịu trách nhiệm về giấy tờ, các thủ tục lại chính lại là nam giới đứng tên và quyết định các vấn đề quan trọng như thuế, vay vốn,….
Chính v vậy chủ hộ là nam th mức tiếp cận tín dụng chính thức cao hơn nữ chiếm 76,9%. Trong khi đó nữ giới ít tiếp cận tín dụng chính thức cũng như không lựa chọn vay tín dụng là chủ yếu với 102 hộ là nữ không đi vay tín dụng chiếm 78%.
Bảng 2.14: Bảng tổng hợp về trình độ học vấn của hộ tiểu thương
ĐVT: hộ
Trình độ học vấn Không vay tín dụng Có vay tín dụng
Cấp 1 88 67,2% 41 24,2%
Cấp 2 34 25,9% 74 43,8%
Cấp 3 9 6,9% 54 32%
Tổng cộng: 131 100% 169 100%
(Nguồn: Tác giả điều tra khảo sát và thống kê)
Qua 300 mẫu điều tra, trình độ học vấn của tiểu thương tại địa bàn được chia ba cấp độ là cấp 1, cấp 2 và cấp 3. Trong đó đa số các tiểu thương có trình độ cấp 1 không vay vốn tín dụng nhiều nhất chiếm 88 hộ là 67,2%, như vậy với trình độ học vấn càng thấp thì sẽ gây nên tâm lý e ngại trong việc lựa chọn hình thức tín dụng chính thức để vay vốn. Vě với trěnh độ thấp họ rất sợ thủ tục vay rườm rà, e ngại sẽ không đủ điều kiện vay của các tổ chức tín dụng chính thức. Theo số liệu điều tra ta thấy số hộ đi vay vốn có trình độ cấp 2 và cấp 3 chiếm tỷ lệ gần bằng nhau là 43,8% và 32%. Như vậy muốn hộ tiểu thương tiếp cận được nguồn vốn tín dụng cần phải nâng cao hơn trình độ học vấn cũng như là nhận thức của chủ hộ. Nhằm tạo sự thuận lợi trong tiếp cận vốn tín dụng chính thức của tiểu thương.
Bảng 2.15: Bảng tổng hợp về số năm kinh nghiệm của hộ tiểu thương
ĐVT: hộ
Số năm kinh nghiệm Không vay tín dụng Có vay tín dụng
Dưới 10 năm 95 72,5% 38 22,5%
Từ 11 năm đến 20 năm 33 25,2% 96 56,8%
Trên 21 năm 3 2,3% 35 20,7%
Tổng cộng: 131 100% 169 100%
(Nguồn: Tác giả điều tra khảo sát và thống kê)
Qua bảng số liệu 2.15 cho thấy với số năm kinh nghiệm càng cao thì khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng tốt hơn. Những hộ có kinh nghiệm kinh doanh dưới 10 năm thì có đến 95 hộ không đi vay vốn, chỉ có 38 hộ quyết định vay vốn tín dụng. Đối với hộ có số năm từ 11 năm đến 20 năm thì khả năng đi vay vốn tín dụng cao hơn có 96 hộ chiếm 56,8% trong tổng số hộ có đi vay. Điều này cho thấy khi hộ càng có nhiều kinh nghiệm trong quá trình kinh doanh, thì việc kinh doanh sẽ ổn định hơn, thu nhập tốt hơn những hộ mới kinh doanh. Đây cũng là một trong những yếu tố mà ngân hàng xem xét đến khi tiến hành cho vay. Chính vì vậy hộ tiểu thương càng có số năm kinh nghiệm càng cao thì càng dễ vay vốn hơn.
Bảng 2.16: Bảng tổng hợp về diện tích sạp của hộ tiểu thương
ĐVT: hộ
Diện tích kinh doanh Không vay tín dụng Có vay tín dụng
3m2 86 65,6% 10 5,9% 6m2 34 25,9% 49 28,9% 9m2 5 3,8% 74 43,8% 12m2 6 4,7% 34 20,1% 15m2 0 0% 2 1,3% Tổng cộng: 131 100% 169 100%
(Nguồn: Tác giả điều tra khảo sát và thống kê)
Qua bảng số liệu cho thấy số hộ tiểu thương có đi nhiều nhất khi họ có 3 sạp tương đương 9m2
. Vì khi đi vay, ngân hàng sẽ căn cứ vào sở hữu sạp mà tiến hành cho vay, quy mô càng lớn thì khả năng vay được vốn càng cao. Cho nên việc sở hữu 3 sạp của hộ tiểu thương làm cho mức độ tiểu thương vay được vốn tín dụng là 43,8%. Đối với những hộ có mức sở hữu là 1 sạp tương đương 3m2 không tiếp đi vay nhiều hơn chiếm 65,6% tổng số hộ không vay vốn chính thức. Có 2 nguyên nhân, thứ nhất là do quy mô quá nhỏ, không đáp ứng được tiêu chuẩn của ngân hàng về khả năng kinh doanh, thứ _ail à do với quy mô nhỏ, vốn được giải ngân khá ít, không đáp ứng được nhu cầu cần vốn của họ.
Bảng 2.17: Bảng tổng hợp về số lượng lao động của hộ tiểu thương
ĐVT: hộ
Số lao động Không vay tín dụng Có vay tín dụng
1 lao động 90 68,7% 5 2,9% 2 lao động 40 30,5% 82 48,5% 3 lao động 1 0,8% 64 37,9% 4 lao động 0 0% 15 8,9% 5 đến 6 lao động 0 0% 3 1,8% Tổng cộng: 131 100% 169 100%
(Nguồn: Tác giả điều tra khảo sát và thống kê)
Số lao động được thuê mướn trong hộ càng nhiều chứng tỏ tình hình kinh doanh của hộ càng tốt. Theo bảng 2.17 cho thấy hộ có thuê 1 lao động thì khả năng không vay vốn tín dụng chính thức cao, 90 hộ chiếm 68,7% trong tổng số hộ không có vay vốn. Hộ có 2 lao động đến 3 lao động thì khả năng đi vay của họ càng cao hơn, vì chứng tỏ tình hình kinh doanh ngày càng phát triển, có khả năng kinh doanh. Thỏa mãn yếu tố xem xét khi cấp tín dụng cho khách hàng của ngân hàng chiếm lần lượt là 48,5% và 37,9% trong tổng số hộ có đi vay tín dụng của ngân hàng.
Bảng 2.18: Bảng tổng hợp về việc tham gia tổ, nhóm của hộ tiểu thương
ĐVT: hộ
Chỉ tiêu Không vay tín dụng Có vay tín dụng
Không tham gia tổ, nhóm 89 67,9% 29 17,2%
Có tham gia hội 42 32,1% 140 82,8%
Tổng cộng: 131 100% 169 100%
(Nguồn: Tác giả điều tra khảo sát và thống kê)
Việc tham gia hội nhóm giúp cho các tiểu thương có thêm được nguồn thông tin trao đổi với nhau, bên cạnh đó việc tham gia hội nhóm còn nhận được nhiều lợi ích khác mà hội mang lại. Như hội sẽ đứng ra đảm bảo cho hộ tiểu thương với ngân hàng khi hộ tiểu thương không được ngân hàng chấp nhận vay vốn. Theo bảng 2.17 cho thấy các hộ tiểu thương có tham gia hội sẽ vay vốn nhiều hơn số hộ tiểu thương không tham gia vào hội. Chiếm 82,8% trong tổng số hộ có đi vay nguồn vốn chính thức.
Việc tham gia vào hội giúp hộ tiểu thương có thêm nhiều kênh khác nhau để biết được nơi nào vay vốn tốt, cũng như là việc học hỏi các kinh nghiệm của các hộ kinh doanh khác khi họ đã đi vay rồi. Điều này cho thấy việc tham gia vào hội sẽ tăng khả năng hộ tiểu thương tiếp cận nguồn vốn tín dụng lên.
Bảng 2.19: Bảng tổng hợp về cách thức tiếp cận vốn của hộ tiểu thương
ĐVT: hộ
Nguồn tiếp cận tín dụng Số hộ Tỷ trọng
Tiếp thị của nhân viên các tổ chức tín
dụng (ngân hàng). 69 40,83%
Giới thiệu của người thân, bạn bè. 75 44,38%
Tự tìm đến tổ chức tín dụng 25 14,79%
Tổng cộng: 169 100%
(Nguồn: Tác giả điều tra khảo sát và thống kê)
Trong 169 hộ đi vay từ tổ chức tín dụng chính thức cho thấy, họ được người thân bạn bè giới thiệu chiếm phần lớn 75 hộ chiếm 44,38%. Qua đó thấy được các hộ tiểu thương có sự tin tưởng người thân giới thiệu khá cao. Cho nên khi các tổ chức tín dụng cho vay phải chăm sóc tốt khách hàng của mình, đó vừa là khách vừa là một kênh tiếp thị có hiệu quả tốt nhất. Có tổng cộng 69 hộ được tiếp cận tín dụng chính thức thông qua sự tiếp thị của các nhân viên tín dụng. Điều này cho thấy việc quảng bá hình ảnh của ngân hàng để các hộ tiểu thương có thể am hiểu và chọn gói vay từ các tổ chức tín dụng chính thức hiện nay đã được cải thiện hơn, các chủ hộ bắt đầu có hướng vay mới so với thói quen vay vốn phi chính thức trước đây.
Bảng 2.20: Bảng tổng hợp về nguyên nhân không vay vốn chính thức của hộ tiểu thương
ĐVT: hộ
Nguyên nhân không vay vốn Số hộ Tỷ trọng
Thủ tục rườm rà, thời gian được vay vốn
lâu. 42 32,06%
Không biết được tổ chức nào để vay vốn. 33 25,19% Không muốn thiếu nợ, không đi vay 53 40,46% Có xin vay nhưng bị từ chối vì không đủ
điều kiện của tổ chức. 2 1,53%
Không vay được do thanh toán không
đúng hạn 1 0,76%
Tổng cộng 131 100%
(Nguồn: Tác giả điều tra khảo sát và thống kê)
Từ những nguyên nhân theo bảng khảo sát của 131 hộ không vay của tổ chức tín dụng chính thức cho thấy xuất phát từ hai nhân tố từ người đi vay và từ tổ chức tín dụng chính thức.
Đối với nguyên nhân từ người đi vay, nguyên nhân thứ nhất là do họ không muốn thiếu nợ, không đi vay có 53 hộ chiếm 40,46%. Nguyên nhân thứ hai là họ sợ các thủ tục khi vay vốn chính thức rườm rà, và phải chờ đợi chiếm 32,06%. Trong khi vay vốn phi chính thức thì được giải quyết khá nhanh chóng, mà không cần bất cứ giấy tờ hay thủ tục gì.
Đối với nguyên nhân từ phía các tổ chức tín dụng, nguyên nhân đứng thứ nhất là các hộ tiểu thương khi được hỏi về việc vay vốn tín dụng chính thức, họ lại không có thông tin gì về gói vay và cách thức vay như thế nào chiếm 25,19%. Như vậy việc tiếp cận của cán bộ tín dụng đối với các hộ tiểu thương vẫn chưa đồng đều,
vẫn còn có những hộ chưa có bất cứ thông tin nào về việc tiếp cận tín dụng chính thức. Ngoài ra còn có nguyên nhân về không đủ điều kiện được vay, thanh toán đợt vay trước không đúng hạn,... Những nguyên nhân này đa số xuất phát từ quy mô kinh doanh của hộ tiểu thương nhỏ, mà mức độ cạnh tranh khá cao, thị trường tiêu thụ lại hẹp,... làm cho tác động đến tâm lý vay vốn của tiểu thương và cũng gây e ngại cho các tổ chức tín dụng chính thức khi cho vay.
Bảng 2.21: Bảng tổng hợp về nhu cầu vay vốn ngân hàng của hộ tiểu thương
ĐVT: hộ
Chỉ tiêu Số hộ Tỷ trọng
Không có nhu cầu vay 56 42,7%
Có nhu cầu vay 75 57,3%
Tổng cộng 131 100%
(Nguồn: Tác giả điều tra khảo sát và thống kê)
Qua bảng thể hiện nhu cầu muốn đi vay hộ vốn tín dụng ngân hàng của hộ tiểu thương cho thấy, trong 131 hộ không đi vay tín dụng, thì có đến 75 hộ có nhu cầu vay chiếm 57,3% mà lại không vay được như thủ tục, thiếu tài sản đảm bảo,… Điều này cho thấy nhu cầu muốn được vay để bổ sung vốn lưu động của hộ cá thể trên địa bàn tỉnh Kiên Giang là khá cao. Đây sẽ là một môi trường thuận lợi giúp cho các NHTM khai thác để có thể phát triển dư nợ tín dụng, đồng thời việc cung cấp vốn kịp thời cho khu vực này sẽ giúp khu vực này có điều kiện thuận lợi để phát triển hơn.
Để có thể đưa ra đánh giá toàn diện hơn về tình hình tính dụng cho các hộ tiểu thương trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, tác giả tiến hành khảo sát thêm đối tượng là cán bộ ngân hàng trong lĩnh vực cho vay hộ tiểu thương trên địa bàn có kinh nghiệm từ 2 năm trở lên.
Thông qua quá trình khảo sát từ phía ngân hàng khi hộ tiểu thương tiếp cận vay vốn ngân hàng, theo kết quả cho thấy các hộ tiểu thương gặp khó khăn trong các trường hợp.
Bảng 2.22: Bảng tổng hợp về quan điểm của ngân hàng về việc cung cấp hồ sơ pháp lý của hộ tiểu thương
Hồ sơ pháp lý của tiểu thương
1 2 3 4 5 Tổng số câu trả lời Hoàn toàn không đồng ý Không đồng ý Không có ý kiến Đồng ý Hoàn toàn đồng ý Khách hàng cung cấp đầy đủ hồ sơ
pháp lý 0% 30% 20% 40% 10% 20
Hồ sơ pháp lý tuân thủ theo quy
định của ngân hàng 0% 35% 10% 35% 20% 20
Khách hàng đáp ứng yêu cầu về
điều kiện pháp lý 0% 30% 15% 35% 20% 20
(Nguồn: Tác giả điều tra khảo sát và thống kê)
Khi đi vay vốn ngân hàng, các ngân hàng điều yêu cầu các hộ tiểu thương cung cấp các giấy tờ cơ bản như các tài liệu chứng minh hoạt động kinh doanh hợp pháp, năng lực tài chính, các giấy tờ sở hữu hợp pháp và giá trị của các tài sản đảm bảo khi khách hàng đi vay vốn. Khách hàng cần cung cấp các giấy tờ khi đi vay vốn đầy đủ, tuân thủ theo các quy định của ngân hàng khi tiểu thương muốn vay là điều kiện đầu tiên. Đa số các thủ tục giấy tờ khi đi vay điều được các cán bộ tín dụng hướng dẫn nhiệt tình để người vay có thể vay được vốn, nên các thủ tục này không gặp nhiều khó khăn trong việc chứng minh tư cách pháp lý của khách hàng vay. Nhưng đa số các chủ hộ vẫn còn gặp khó khăn trong vấn đề về pháp lý như việc
cung cấp không đủ hồ sơ hay các điều kiện pháp lý vẫn còn khá yếu theo sự đánh giá của ngân hàng.
Bảng 2.23: Bảng tổng hợp về quan điểm của ngân hàng về mục đích vay vốn của hộ tiểu thương
Mục đích sử dụng vốn của hộ tiểu thương 1 2 3 4 5 Tổng số câu trả lời Hoàn toàn không đồng ý Không đồng ý Không có ý kiến Đồng ý Hoàn toàn đồng ý Mục đích vay vốn rõ ràng 0% 15% 20% 25% 40% 20 Mục đích vay vốn hợp pháp 0% 0% 30% 60% 10% 20 Mục đích vay vốn phù hợp với chính sách tín dụng của ngân hàng 0% 0% 15% 65% 20% 20
(Nguồn: Tác giả điều tra khảo sát và thống kê)
Khi cho vay, rủi ro mà ngân hàng dễ gặp phải là vấn đề về nợ xấu, chính vì vậy ngân hàng tìm cách hạn chế vấn đề này một cách triệt để. Do tình trạng thông tin bất cân xứng, làm cho các doanh nghiệp khó có thể nắm bắt được thông tin của doanh nghiệp, dẫn đến việc không nắm bắt được dấu hiệu rủi ro một cách đầy đủ. Nên việc sử dụng vốn sai mục đích của các hộ tiểu thương dễ làm mất vốn của ngân hàng khi cho vay. Mục đích vay của các hộ tiểu thương đa số nhằm bổ sung nguồn vốn lưu động, thanh toán tiền hàng.
Tuy nhiên trong quá trình sử dụng, mục đích vay vốn có thể bị thay đổi, họ sử dụng tiền vay cho mục đích cá nhân khác không tuân thủ theo mục đích vay. Do