GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG TIẾP CẬN TÍN DỤNG NGÂN HÀNG CỦA TIỂU THƯƠNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN
3.1.1.1 Xây dựng chính sách khách hàng riêng biệt
Do mỗi hộ kinh doanh có điều kiện khác nhau về quy mô, năng lực, tình trạng kinh doanh,… Vì vậy việc có một chính sách vay phù hợp sẽ giúp các NHTM có được một tiêu chuẩn để đánh giá riêng, xây dựng các chính sách tín dụng riêng phù hợp với mô hình kinh doanh tiểu thương hơn. Đồng thời thông qua đó quá trình kiểm tra, giám sát được chặt chẽ hơn. Tạo nên điều kiện tốt để có thể đáp ứng được nhu cầu của tiểu thương, phục vụ khách hàng nhanh hơn, chất lượng hơn. Và quan trọng là thu hút được sự quan tâm vay vốn của các khách hàng tốt hơn. Qua chính sách này các chủ hộ sẽ không bị lúng túng khi muốn lựa chọn gói vay. Bên cạnh đó việc căn cứ theo các tiêu chuẩn này, ngân hàng có thể phân loại khách hàng nào có số lần vay nhiều hay thiện chí trả nợ cao sẽ có các chính sách ưu đãi, khuyến khích
cho hộ tiểu thương. Điều này góp phần tại được lòng tin của khách hàng đối với ngân hàng và hơn nữa đây cũng là một kênh quảng cáo rất tốt cho ngân hàng.
Qua số liệu điều tra ta thấy được, hộ tiểu thương khó tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức bởi vì trình độ học vấn của chủ hộ không cao đa số hộ tiểu thương chỉ học cấp 1, cho nên họ e ngại các thủ tục khi vay vốn ngân hàng. Lý do sợ thủ tục rườm rà, chiếm 32,06% trong tổng số nguyên nhân không đi vay ngân hàng của chủ hộ. Chính vì vậy các NHTM nên cải tiến các thủ tục cho vay đơn giản hơn, rõ ràng hơn, các quy định được tối giản hơn theo hướng hạn chế hóa các giấy tờ.
Đồng thời ưu tiên việc rút ngắn thời gian thẩm định đối với các hộ tiểu thương xuống sao cho phù hợp với tình hình hoạt động kinh doanh của họ. Vì các hộ tiểu thương đều có hình thức kinh doanh nhỏ lẻ, cơ hội đầu tư ít, khi cần vốn thường vào các dịp lễ, tết,… Chính vì vậy họ cần nắm bắt được thời gian đầu tư nào phù hợp là điều cần thiết. Cho nên thời gian được vay vốn đối với họ là rất quan trọng. Vì vậy, việc cung cấp đầy đủ thông tin về các giấy tờ cần thiết khi hộ tiểu thương muốn vay, nhằm chuẩn bị được đầy đủ, tránh thiếu sót gây mất thời gian cho cả hai bên. Bên cạnh đó cần lưu ý đến bước thẩm định sơ bộ, nếu thấy hồ sơ đạt yêu cầu thì thông báo đến chủ hộ ngay để họ có thể bổ sung giấy tờ theo thủ tục vay, nếu không đạt thì họ có thể tìm nguồn khác kịp thời.
Nếu thủ tục đơn giản quá sẽ có nhiều kẻ hở cho những người không tốt trục lợi để chiếm dụng vốn vay của các tổ chức tín dụng hoặc chiếm đoạt vốn vay của tiểu thương, thực tế đã xảy ra hiện tượng cán bộ chợ đại diện đã nhận tiền vay từ các TCTD sau đó sử dụng riêng cho cá nhân,… Chính vì để chủ hộ tiểu thương đỡ tốn kém và mất thời gian khi mỗi người đều phải đến ngân hàng vay vốn thì tổ trưởng sẽ đại diện để vay, có thể kèm theo bằng khoán đất của từng thành viên trong nhóm nếu có nhu cầu vay cao hơn. Tuy nhiên, có khá nhiều trường hợp họ bị chiếm dụng luôn vốn, làm cho tiểu thương vừa không có vốn kinh doanh vừa không có bằng khoán đất để tiếp tục đi vay ở các tổ chức tín dụng khác. Để tránh tình trạng này các NHTM có thể giúp đỡ bằng cách tập hợp các giấy tờ đầy đủ của một nhóm và có cuộc gặp gỡ
trực tiếp của các thành viên trong nhóm đi vay, để họ có thể cập nhật được các thông tin vay vốn cũng như tìn hình nợ của bản thân như thế nào. Để có được kế hoạch trả nợ cũng như quản lý nợ tốt hơn. Đồng thời các ngân hàng nên chú ý đến việc lập các trung tâm tư vấn để tuyên truyền và hổ trợ cho tiểu thương ngay tại chợ để nhằm giải đáp các thắc mắc của họ về sản phẩm và dịch vụ. Đồng thời tạo sự thuận lợi hơn trong quá trình tiếp xúc với ngân hàng của hộ tiểu thương.