Những đóng góp của hộ tiểu thương đối với sự phát triển của tỉnh

Một phần của tài liệu nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng của tiểu thương trên địa bàn tỉnh kiên giang (Trang 36 - 38)

TỈNH KIÊN GIANG

2.1.3 Những đóng góp của hộ tiểu thương đối với sự phát triển của tỉnh

Cung cấp sản phẩm dịch vụ hàng hóa: với mạng lưới kinh doanh rộng khắp, các hộ tiểu thương hiện nay phát triển khá nhanh đến các vùng sâu của tỉnh. Chính điều này sẽ giúp ích trong việc lưu thông hàng hóa đến tay người tiêu dùng. Đồng thời kích thích cung và cầu hàng hóa trong nền kinh tế. Thúc đẩy chỉ số tiêu dùng của tỉnh tăng lên thêm 2,65% trong năm 2014.

Tạo thu nhập và việc làm cho người lao động: do việc kinh doanh trong phân khúc này đòi hỏi trình độ lao động trung bình, cho nên tạo khá nhiều việc làm cho người dân trong vùng. Tuy nhiên do loại hình kinh doanh có quy mô nhỏ, nên đòi

hỏi số lao động trong khu vực này không cao. Đa số 1 hộ tiểu thương có từ 1 đến 2 lao động là chiếm đa số.

Bảng 2.4: Bảng tổng hợp vốn đăng ký kinh doanh của hộ tiểu thương

Năm Tổng số hộ tiểu thương

Số vốn đăng ký kinh doanh (tỷ đồng) Số vốn trung bình trên hộ (triệu đồng) 2010 15.607 1.359 87 2011 18.598 1.788 96 2012 21.009 2.159 103 2013 24.800 2.785 112 2014 26.619 3.236 122

(Nguồn: Sở KH – ĐT tỉnh Kiên Giang)

Qua bảng 2.4 cho thấy tình hình số lượng hộ tiểu thương trong tỉnh qua các năm đều tăng cao. Mức vốn đăng ký kinh doanh cũng tăng đều qua các năm. Khi so sánh sự số vốn trung bình một hộ đăng ký kinh doanh qua từng năm thì số này tăng lên đáng kể, từ năm 2010 số vốn đăng ký kinh doanh trung bình là 87 triệu đồng một hộ, đến năm 2014 tăng lên 122 triệu đồng một hộ. Tăng gấp 1,4 lần so với năm 2010. Điều này chứng tỏ việc tăng của số vốn đăng ký chỉ một phần do mức tăng của số lượng hộ đăng ký mới, ngoài ra còn do sự tăng về số vốn đăng ký ban đầu của chủ hộ tiểu thương.

Việc thành lập nhiều hộ đăng ký kinh mới gần đây cho thấy tình hình phát triển kinh tế của tỉnh ngày càng tốt hơn, tạo ra môi trường đầu tư kinh doanh cho các hộ dân trong vùng. Đồng thời việc thông thoáng trong chế độ luật pháp, người dân có thể dễ dàng giải thể và thành lập hộ kinh doanh cá thể mới, làm cho người

dân dễ chuyển đổi hình thức kinh doanh, giúp cho người dân trong tỉnh có cơ hội đầu tư và phát triển, cải tạo thu nhập cho bản thân hơn.

Về đóng góp cho ngân sách nhà nước: hiện nay số hộ tiểu thương trên toàn tỉnh là khá lớn với việc thu ngân sách cũng đạt được khả quan, bổ sung nguồn thu cho tỉnh.

Bảng 2.5: Bảng tổng hợp số thuế nộp ngân sách của hộ tiểu thương

Số năm 2010 2011 2012 2013 2014

Số hộ tiểu thương (hộ) 15.607 18.598 21.009 24.800 26.619

Số tiền thuế nộp ngân sách (tỷ đồng/năm) 63 83 102 125 138

(Nguồn: Cục thuế tỉnh Kiên Giang)

Qua bảng số liệu cho thấy tình hình nộp ngân sách nhà nước của hộ tiểu thương, tuy số đóng góp vào ngân sách không nhiều, nhưng đây là một nguồn thu có tính ổn định cao cho ngân sách nhà nước. Năm 2010 số nộp ngân sách là 63 tỷ đồng tăng lên đến 138 tỷ đồng trong năm 2014, số thuế nộp ngân sách năm 2014 tăng gấp 2,19 lần so với năm 2010, cho thấy ngoài việc tăng số lượng hộ, mà số thuế khoán hàng năm của các hộ tiểu thương nộp cho ngân sách ngày càng tăng cao. Số hộ năm 2014 tăng so với năm 2013 là 1,07 lần nhưng mức thuế tăng lên 1,1 lần. Điều này chứng tỏ hoạt động kinh doanh của hộ tiểu thương khá thuận lợi, nên mức thuế ấn mà cơ quan thuế định mới có thể tăng cao trong năm 2014. Tuy nhiên nếu mức thuế ấn định tăng càng cao sẽ gây ra tâm lý không muốn kinh doanh khi mức thuế không ổn định, sẽ dễ mất lòng tin của chủ hộ vào các chính sách nhà nước.

Một phần của tài liệu nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng của tiểu thương trên địa bàn tỉnh kiên giang (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)