Thực trạng quản trị nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt

Một phần của tài liệu quản trị nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 49 - 57)

Nam

2.3.1. Tình hình nợ xấu tại BIDV giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2014

Thông qua các bảng báo cáo thường niên của BIDV ta có thể phân loại nợ của BIDV trong thời gian qua trong bảng 2.4. Kết quả phân loại nợ từ năm 2010 đến hết năm 2014 cho thấy chất lượng tín dụng tại BIDV đã được cải thiện đáng kể, tỷ trọng từng nhóm nợ trên tổng dư nợ tại các thời điểm như sau:

Bảng 2.3: Phân loại nợ của BIDV giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2014

(Đơn vị: tỷ đồng)

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Số dư % Số dư % Số dư % Số dư % Số dư %

Nợ đủ tiêu chuẩn(1) 202.574 85,44 233.765 85,22 273.614 87,11 339.091 90,84 417.287 93,63 Nợ cần chú ý (2) 28.083 11,85 32.414 11,82 31.383 9,99 25.338 6,79 19.347 4,34 Nợ dưới tiêu chuẩn(3) 3.598 1,52 5.244 1,91 5.857 1,85 3.946 1,06 4.714 1,06 Nợ nghi ngờ (4) 819 0,35 420 0,15 824 0,26 683 0,18 1.075 0,24 Nợ có khả năng mất vốn(5) 2.007 0,84 2.458 0,90 2.479 0,79 4.209 1,13 3.266 0,73 Tổng dư nợ 237.081 100 274.301 100 314.157 100 373.267 100 445.689 100

( Nguồn: Báo cáo tài chính của ngân hàng BIDV các năm 2010, 2011, 2012, 2013, 2014)

Theo bảng 2.4 trên cho thấy nợ thuộc nhóm 1,2 của BIDV qua các năm từ 2011 đến hết quý I/2015 đều chiếm tỷ lệ rất lớn, còn cácnhóm nợ xấu 3, 4, 5 chiếm tỷ lệ rất nhỏ và có biến đổi cụ thể qua cá năm. Điều này chứng tỏ công tác quản trị nợ xấu của BIDV đã phần nào phát huy được hiệu quả của mình.

Bảng 2.4: Tình hình nợ xấu của BIDV từ năm 2010 đến năm 2014

(Đơn vị: tỷ đồng)

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Số dư % Số dư % Số dư % Số dư % Số dư % Nợ nhóm 3 3.598 56,0 5.244 64,6 5.857 63,9 3.946 44,7 4.714 52,1 Nợ nhóm 4 819 12,8 420 5,2 824 9,0 683 7,7 1.075 11,9 Nợ nhóm 5 2.007 31,2 2.458 30,2 2.479 27,1 4.209 47,6 3.266 36,0 Tổng nợ xấu 6.424 100 8.122 100 9.160 100 8.838 100 9.055 100 Tỷ lệ nợ xấu 2,71 2,96 2,90 2,37 2,03

Năm 2010 tổng nợ xấu là 6.424 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 2,71% trên tổng dư nợ; năm 2011 là 8.122 tỷ đồng, chiếm 2,96% trên tổng dư nợ; năm 2012 là 9.160 tỷ đồng chiếm 2,90%; năm 2013 là 8.838 tỷ đồng chiếm 2,37%; năm 2014 là 9055 tỷ đồng chiếm 2,03%.

Cụ thể tỷlệ nợ xấu đã giảm dần qua các năm từ 2010 trở lại đây và luôn giữ mức dưới 3%, nguyên nhân chủ yếu do việc phân loại nợ được tiến hành theo quy định sửa đổi chặt chẽ hơn của NHNN. Việc trích lập dự phòng chung và dự phòng cụ thể cho các khoản vay của BIDV được thực hiện triệt để theo quy định của NHNN. Đặc biệt năm 2014 tỷ lệ nợ xấu của BIDV còn 2,03% vượt xa so với định mức mà BIDV đề ra cho năm này, điều này phần nào cho thấy công tác quản trị nợ xấu của BIDV ngày càng tiến bộ rõ rệt. Tỷ lệ tăng trưởng tín dụng của năm 2014 tăng so với năm 2013 điều này gắn với việc cải thiện chất lượng tín dụng theo đúng mục tiêu đề ra. Tuy nhiên, tỷ trọng nợ xấu nhóm 5 vẫn cao và có nguy cơ tăng do tình hình kinh tế có nhiều biến động.

Biểu đồ 2.5: Tỷ lệ nợ xấu của BIDV từ năm 2010 đến năm 2014

Biểu đồ 2.6: Tỷ lệ nợ xấu nhóm 3,4,5 của BIDV từ năm 2010 đến năm 2014

(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh BIDV các năm 2010, 2011, 2012, 2013,2014)

Qua biểu đồ ta có nhận thấy tỷ lệ nợ xấu của BIDV đã giảm dần, các năm chiếm tỷ trọng cao nhất là 2011, 2012, 2013 thời điểm này do ảnh hưởng của thị trường bất động sản đóng băng, dẫn tới các khoản tín dụng về nhà ở mất khả năng thanh toán cao dẫn tới tình trạng nợ xấu cao ảnh hưởng tới quá trình phát triển của BIDV. Tuy nhiên tình trạng trên đã dần được khắc phục, cụ thể năm 2014 tỷ lệ này chỉ còn ở mức 2,03%, giảm mạnh so với năm 2013.

Qua biểu đồ trên ta có thể thấy BIDV có tỷ lệ nợ xấu thấp so với nhiều ngân hàng trong năm 2014 tuy nhiên tỷ lệ tăng trưởng tín dụng của BIDV còn thấp so với các ngân hàng khác điều này đòi hỏi BIDV cần có những biện pháp thiết thực và hiệu quả trong việc tăng trưởng tín dụng.

2.3.2. Thực trạng quản lý nợ xấu tại BIDV

2.3.2.1. Xác định nợ xấu

BIDV tiến hành phân loại nợ theo quy định phân loại của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (SBV), theo đó việc phân loại nợ chủ yếu dựa trên tiêu chí về thời gian khoản vay bị chậmtrả hoặc khoản vay đã được cơ cấu. Các khoản nợ được phân thành 05 nhóm nợ khác nhau theo bảng dưới.

Bảng 2.5: Phân loại nợ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nhóm nợ Phương pháp định lượng Phương pháp định tính

Nợ đạt tiêu chuẩn

Nợ trong hạn, hoặc quá hạn dưới 10 ngày.

Có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn.

Nợ cần chú ý

Quá hạn từ 10-90 ngày, nợ điều chỉnh hạn trả nợ lần đầu.

Có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi nhưng có dấu hiệu suy giảm khả năng trả nợ.

Nợ dưới tiêu chuẩn

Quá hạn từ 91-180 ngày, nợ gia hạn lần đầu, miễn hoặc giảm lãi

Không có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn, có khả năng tổn thất.

Nợ nghi ngờ Quá hạn từ 181-360 ngày, nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu nhưng lại tiếp tục quá hạn dưới 90 ngày, nợ cơ cấulại thời hạn trả nợ lần thứ hai ...

Có khả năng tổn thất cao

Nợ có khả năng mất vốn

Nợ quá hạn trên 360 ngày, nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu nhưng tiếp tục quá hạn từ 90 ngày trở lên, nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần hai nhưng lại tiếp tục quá hạn, nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần ba trở lên ...

Không còn khả năng thu hồi, mất vốn.

Như vậy có thể thấy trong quản lý nợ xấu việc xác định nợ xấu một cách chuẩn xác sẽ có tác động tích cự đến hoạch định chính sách quản trị rủi ro nói chung và chính sách quản lý nợ xấu nói riêng. Trên cơ sở tình hình nợ xấu đã được xác định, ngân hàng mới có thể đưa ra những biện pháp cũng như kế hoạch cụ thể cho công tác xử lý nợ xấu mà kiểm soát nợ xấu ở một mức độ nhất định, phù hợp với chính sách quản lý rủi ro đã đề ra.

2.3.2.2. Thực trạng xử lý nợ xấu

Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế những năm 2010, 2011 đặc biệt là sự đóng băng thị trường bất động sản trong thời gian qua đã ảnh hưởng tương đối lớn tới hệ thốngngân hàng bởi các khoản nợ liên quan đến nhà đất, dự án bất động sản tương đối lớn chiếm tỷ trọng cao trong hoạt động cấp tín dụng của các ngân hàng. Điều này dẫn tới tình trạng nợ xấu tại các ngân hàng ngày càng tăng lần lượt dẫn tới các vụ mua bán sáp nhập ngân hàng mới đây nhất là vụ sáp nhập ngân hàng thương mại cổ phần MHB vào ngân hàng BIDV, rồi vụ sáp nhập của ngân hàng dầu khí Việt Nam (GP bank) vào ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam (vietinbank),... Nhận thức được nguy cơ nợ xấu, trong thời gian qua BIDV đã có những chính sách phòng ngừa và xử lý nợ xấu kịp thời.

Phòng ngừa nợ xấu phát sinh

Hoàn thiện quy trình phân tích tín dụng. Để chuẩn hóa quá trình tiếp xúc, phân tích, cho vay và thu nợ đối với khách hàng, BIDV ngày càng hoàn thiện quy trình phân tích tín dụng, góp phần hạn chế nợ xấu phát sinh. Đó là các bước mà cán bộ tín dụng phải thực hiện khi tài trợ cho khách hàng, bao gồm:

Bước 1: phân tích trước khi cấp tín dụng, nội dung là thu thập và xử lý báo cáo thông tin liên quan đến khách hàng.

Bước 2: Xây dựng và ký kết hợp đồng tín dụng.

Bước 3: Giải ngân và kiểm soát trong khi cấp tín dụng.

Bước 4: Thu nợ và đưa ra các phán quyết tín dụng mới. Quan hệ tín dụng kết thúc khi ngân hàng thu hồi hết gốc và lãi.

Để mở rộng tín dụng một cách hiệu quả, BIDV bên cạnh việc xây dựng và thực hiện chính sách tín dụng đúng đắn, quy trình tín dụng ngày càng hoàn thiện, phải

không ngừng đa dạng hóa các hình thức tín dụng cho phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của khách hàng.

Tiến hành phân loại, chấm điểm khách hàng để xây dựng các biện pháp phòng ngừa nợ xấu kịp thời.

Xử lý nợ xấu phát sinh

Để công tác xử lý nợ xấu đạt kết quả, tiết kiệm thời gian và chi phí, việc phân tích, đánh giá và tìm hiểu rõ nguyên nhân phát sinh nợ xấu trước khi tiến hành các biện pháp xử lý là cần thiết. Đối với những khoản nợ xấu phát sinh do nguyên nhân khách quan thì có thể áp dụng các biện pháp nhắc nhở, đôn đốc, cơ cấu các khoản nợ nếu đánh giá khách hàng vẫn có khả năng hoàn trả. Đối với những khoản nợ xấu phát sinh do nguyên nhân chủ quan từ phía khách hàng thì cần phải áp dụng ngay từ đầu những biện pháp mạnh hơn như xiết nợ, xử lý tài sản bảo đảm hay sử dụng công cụ pháp lý nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí. Với quan điểm xử lý nợ xấu như trên, BIDV đã và đang tiến hành các biện pháp xử lý nợ xấu, cụ thể là:

- Đôn đốc thu hồi nợ

Việc đôn đốc thu hồi nợ luôn được thực hiện thường xuyên đối với tất cả các khoản nợ của ngân hàng. Với sự hỗ trợ của hệ thống phần mềm mạng máy tính, định kỳ hàng tháng, hàng tuần cán bộ tín dụng lập danh sách các khoản nợ đến hạn thanh toán và thông báo cho khách hàng để chủ động làm việc việc với khách hàng. Vì vậy, những khoản nợ xấu phát sinh hầu như không có tình trạng do khách hàng quên hoặc nhầm lịch trả nợ. Việc theo dõi đánh giá tình trạng tín dụng khách hàng thường xuyên đã giúp ngân hàng chủ động trong việc quản lý khách hàng, nhắc nhở và đôn đốc đối với những khoản vay chưa đến hạn nhưng khách hàng được phân loại vào nhóm rủi ro về khả năng thanh toán nợ cao. Đối với những khoảnnợ xấu đã thực sự phát sinh thì việc đôn đốc khách hàng không chỉ dừng lại ở liên lạc qua điện thoại mà cán bộ tín dụng tiến hành gặp trực tiếp khách hàng và kiểm tra, đánh giá tình hình kinh doanh hiện tại, nắm bắt các nguồn thu để thu hồi nợ, tránh trường hợp khách hàng có nguồn tiền nhưng lại sử dụng vào những mục đích khác.

BIDV có thể tiến hành cơ cấu lại các khoản nợ cho khách hàng bằng nhiều hình thức thích hợp như: giãn nợ, miễn giảm lãi suất hoặc cho doanh nghiệp vay vốn đầu tư thêm. Tuy nhiên, biện pháp này chỉ được BIDV áp dụng trong trường hợp cán bộ tín dụng nắm bắt được tình hình khách hàng và kiểm soát được hoạt động kinh doanh của khách hàng thông qua những phương án kinh doanh chắc chắn có hiệu quả.

- Xử lý tài sản bảo đảm, yêu cầu người bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh

Trong tình hình hiện nay, xử lý tài sản bảo đảm được coi là một biện pháp hữu hiệu giúp ngân hàng có thể thu hồi nợ xấu với chi phí thấp trong điều kiện tài sản có tính khả mại và hoàn thiện về mặt pháp lý. Đặc biệt với tài sản bảo đảm không phải là bất động sản (hàng hóa, phương tiện vận tải, máymóc thiết bị...) thì việc xử lý tài sản không mất nhiều thời gian và thủ tục tương đối đơn giản, chủ yếu do khách hàng hoặc ngân hàng tự phát mại mà không thông qua đấu giá công khai hay trung tâm bán đấu giá.

Việc yêu cầu người bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh cũng được BIDV triển khai áp dụng, đặc biệt đối với các khoản vay lương, tín chấp của cán bộ nhân viên thuộc các cơ quan nhà nước, đơn vị giáo dục, công an. Trong thời gian qua, việc thu hồi nợ xấu bằng biện pháp này đã mang lại kết quả nhất định, hầu hết các khoản nợ xấu tín chấp đều đã được thu hồi. Đối với người bảo lãnh bằng tài sản, ngân hàng cũng đã yêu cầu người bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh thông qua hình thức nộp tiền thanh toán nợ hoặc bàn giao tài sản bảo lãnh.

- Phối hợp với côngty quản lý nợ và khai thác tài sản BIDV (BAMC)

BAMC là công ty độc lập trực thuộc BIDV, thành lập theo luật các tổ chức tín dụng và các quy định của chính phủ. BAMC không hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận mà để xử lý nợ và tài sản tồn đọng. Công ty được hưởng ưu đãi về thuế, các điều kiện đặc biệt trong việc khai thác, chuyển nhượng tài sản.

BAMC được chủ động xử lý tài sản đảm bảo nợ vay bằng biện pháp thích hợp theo quy định của pháp luật để thu hồi nợ theo quy định của pháp luật và theo sự ủy thác, thỏa thuận của BIDV. Cụ thể BAMC có các nhiệm vụ sau:

Tiếp nhận, quản lý các khoản nợ và tài sản bảo đảm nợ vay liên quan đến các khoản nợ phải xử lý của BIDV.

Chủ động bán các tài sản bảo đảm nợ vay thuộc quyền định đoạt của BIDV ttheo giá thị trường bằng các hình thức: tự bán công khai trên thị trường, bán qua trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản, bán cho công ty mua bán nợ khác.

Xử lý tài sản bảo đảm nợ vay bằng các biện pháp thích hợp như: cải tạo, sửa chữa, nâng cấp tài sản để bán, cho thuê, khai thác kinh doanh, góp vốn liên doanh bằng tài sản để thu hồi nợ.

Mua bán nợ tồn đọng của các tổ chức tín dụng khác, thẩm định giá tài sản.

Là cơ quan chuyên trách về xử lý nợ xấu, BAMC có quyền trực tiếp làm việc với cơ quan hữu quan, thúc đẩy nhanh quá trình xử lý nợ. Với đội ngũ nhân viên am hiểu pháp luật, có kinh nghiệm và chuyên môn sâu, BAMC là một kênh đắc lực cho việc xử lý nợ xấu của BIDV.

- Sử dụng công cụ pháp lý để đòi nợ

Việc ngân hàng kiện khách hàng ra tòa do khách hàng không thanh toán nợ cho ngân hàng theo các điều khoản đã ký kết thường chỉ được áp dụng trong trường hợp khách hàng trây ỳ hoặc tài sản bảo đảm đang thế chấp hoặc cầm cố tại ngân hàng được đánh giá là không đủ giá trị để thanh toán nợ xấu.

Phương pháp này về cơ bản liên quan đến các cơ quan chức năng nhà nước và mất thời gian nên thường hạn chế và ít sử dụng. Chỉ đối với những trường hợp khách hàng quá trây ỳ và vi phạm pháp luật mới phải áp dụng các công cụ pháp lý để xử lý nợ.

Trên đây là một số biện pháp chủ yếu mà BIDV đã áp dụng trong việc xử lý nợ xấu. Mỗi biện pháp đều có những ưu điểm và nhược điểm nhất định. Vì thế, tùy từng khoản vay, từng khách hàng cụ thể cũng như tùy từng giai đoạn khác nhau mà có thể áp dụng một cách linh hoạt các biện pháp nêu trên nhằm mang lại hiệu quả thu hồi nợ xấu tốt nhất.

Một phần của tài liệu quản trị nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 49 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)