Giới thiệu vài nét về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam S

Một phần của tài liệu quản trị nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 38 - 41)

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam với tên giao dịch quốc tế Joint Stock Commercial Bank for Investment and Development of Vietnam, tên viết tắt BIDV là một trong những ngân hàng TMCP lớn nhất Việt Nam hiện nay. Để đạt được điều này, BIDV đã trải qua quá trình hình thành và phát triển lâu đời.

BIDV được thành lập vào ngày 26/4/1957 với tên gọi là Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam. Ra đời trong hoàn cảnh cả nước đang tíchcực hoàn thành thời kỳ khôi phục và phục hồi kinh tế để chuyển sang giai đoạn phát triển kinh tế có kế hoạch, xây dựng những tiền đề ban đầu của chủ nghĩa xã hội, Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam đã có những đóng góp quan trọng trong việc quản lý vốn cấp phát kiến thiết cơ bản, hạ thấp giá thành công trình, thực hiện tiết kiệm, tích luỹ vốn cho nhà nước…

Sau giai đoạn đó, đến năm 1981, Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam và duy trì tên này trong vòng 9 năm. Việc ra đời Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam có ý nghĩa quan trọng trong vấn đề cải tiến các phương pháp cung ứng và quản lý vốn đầu tư cơ bản, nâng cao vai trò tín dụng phù hợp với khối lượng vốn đầu tư cơ bản tăng lên và nhu cầu xây dựng phát triển rộng rãi. Chỉ sau một thời gian ngắn, Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng đã nhanh chóng ổn định công tác tổ chức từ trung ương đến cơ sở, đảm bảo các hoạt động cấp phát và tín dụng đầu tư cơ bản không bị ách tắc. Các quan hệ tín dụng trong lĩnh vực xây dựng cơ bản được mở rộng, vai trò tín dụng được nâng cao. Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng đảm bảo cung ứng vốn lưu động cho các tổ chức xây lắp, khuyến khích các đơn vị xây lắp đẩy nhanh tiến độ xây dựng, cải tiến kỹ thuật, mở rộng năng lực sản xuất, tăng cường chế độ hạch toán kinh tế.

Đến năm 1990, một lần nữa ngân hàng được đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Trong khoảng thời gian 10 năm (từ năm 1990 – 2000), Ngân hàng đã đặt được những kết quả hoạt động khả quan như tự lo đủ vốn để phục vụ đầu tư phát triển theo đường lối Công nghiệp hóa- hiện đại hóa; hoàn thành các nhiệm vụ đặc biệt bao gồm phối hợp với Ngân hàng Ngoại thương Lào nhanh chóng thành lập Ngân hàng liên doanh Lào - Việt theo chủ trương của Chính phủ về đẩy mạnh và phát

triển mạnh mẽ hơn nữa quan hệ hợp tác toàn diện về kinh tế và đầu tư giữa Việt Nam và Lào, thành lập Ban xử lý nợ Nam Đô để tích cực thu hồi nợ và xử lý tài sản của Ngân hàng TMCP Nam Đô theo chỉ thị của Chính phủ và của Thống đốc NHNN năm 1998; Kinh doanh đa năng, tổng hợp theo chức năng của Ngân hàng thương mại; Hình thành và nâng cao một bước năng lực quản trị điều hành hệ thống; Xây dựng ngành vững mạnh; Đổi mới công nghệ ngân hàng để nâng cao sức cạnh tranh. Bước sang giai đoạn hội nhập từ năm 2000 – 2012, quy mô tăng trưởng và năng lực tài chính của BIDV đã được nâng cao. Giai đoạn này, BIDV cũng đạt được một số thành tựu đáng kể như:

 Cơ cấu lại hoạt động theo hướng hợp lý hơn: BIDV đã tích cực chuyển dịch cơ cấu khách hàng để giảm tỷ trọng dư nợ tín dụng trong khách hàng doanh nghiệp Nhà nước và hướng tới đối tượng khách hàng cá nhân, khách hàng doanh nghiệp ngoài quốc doanh. BIDV cũng tích cực chuyển dịch cơ cấu tín dụng, giảm bớt tỷ trọng cho vay trung dài hạn, chuyển sang tập trung nhiều hơn cho các khoản tín dụng ngắn hạn. BIDV cũng chú trọng phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại, nhằm tăng thu dịch vụ trên tổng nguồn thu của ngân hàng.

 Lành mạnh hóa tài chính và năng lực tài chính tăng lên rõ rệt: BIDV đã chủ động thực hiện minh bạch và công khai các hoạt động kinh doanh, là ngân hàng đi tiên phong trong việc áp dụng các chuẩn mực quốc tế. Bắt đầu từ năm 2006, BIDV là ngân hàng đầu tiên thuê Tổ chức định hạng hàng đầu thế giới Moody’s thực hiện định hạng tín nhiệm cho BIDV và đạt mức trần quốc gia. Cũng trong năm 2006, với sự tư vấn của Earnt & Young, BIDV trở thành Ngân hàng thương mại tiên phong triển khai thực hiện xếp hạng tín dụng nội bộ theo điều 7 Quyết định 493 phù hợp với chuẩn mực quốc tế và được NHNN công nhận.

 Đầu tư phát triển công nghệ thông tin: Nhận thức công nghệ thông tin là nền tảng cho hoạt động của một ngân hàng hiện đại, BIDV luôn đổi mới và ứng dụng công nghệ phục vụ đắc lực cho công tác quản trị và phát triển dịch vụ ngân hàng tiên tiến; phát triển các hệ thống công nghệ thông tin như: ATM, POS, Contact Center; củng cố và phát triển cơ sở hạ tầng các hệ thống: giám sát tài nguyên mạng; mạng định hướng theo dịch vụ (SONA); kiểm soát truy nhập máy trạm; Tăng cường công tác xử lý thông tin phục vụ quản trị điều hành ngân hàng MIS, CRM.

 Hoàn thành tái cấu trúc mô hình tổ chức- quản lý, hoạt động, điều hành theo tiêu thức Ngân hàng hiện đại.

 Đầu tư, tạo dựng tiềm lực cơ sở vật chất và mở rộng kênh phân phối sản phẩm: Xác định tầm quan trọng của việc xây dựng cơ sở vật chất hiện đại, tương xứng với tầm vóc, quy mô và vị thế hoạt động của ngân hàng, trong năm 2009, BIDV đã đưa vào sử dụng tháp văn phòng hạng A theo tiêu chuẩn quốc tế - BIDV Tower tại 35 Hàng Vôi, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Bên cạnh đó, BIDV cũng tích cực mở rộng kênh phân phối. Đến thời điển năm 2012, BIDV đã có 108 chi nhánh và hơn 500 phòng giao dịch, hàng nghìn ATM và POS tại 63 tỉnh thành trên toàn quốc.

 Không ngừng đầu tư cho chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực: BIDV luôn có chế độ đãi ngộ tương xứng đối với hiệu quả công việc của người lao động. Bên cạnh việc, BIDV cũng thường xuyên tiến hành bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ nòng cốt.

 Tiếp tục mở rộng và nâng tầm quan hệ đối ngoại lên tầm cao mới: Đến năm 2012, BIDV hiện đã có quan hệ đại lý, thanh toán với 1551 định chế tài chính trong nước và quốc tế, là Ngân hàng đại lý cho các tổ chức đơn phương và đa phương như World Bank, ADB, JBIC, NIB….

Đến ngày 27/04/2012, Ngân hàng đổi tên thànhNgân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Đây là tên chính thức củaBIDV cho đến thời điểm hiện tại.

Năm 2015 tiếp tục trở thành dấu mốc quan trọng của BIDV khi diễn ra sự kiện sáp nhập của Ngân hàng TMCP Phát triển Nhà đồng bằng Sông Cửu Long. Ngày 25/5/2015, MHB đã chính thức sáp nhập vào BIDV theo quyết định số 589/QĐ- NHNN của Thống đốc NHNN Việt Nam ngày 25/04/2015. Hiện tại, toàn bộ nhận diện thương hiệu của Hội sở chính, 44 chi nhánh, 187 phòng giao dịch của MHB trên toàn quốc đã được chuyển đổi theo đúng nhận diện của BIDV. Từ ngày 25/5/2015, toàn bộ các chi nhánh của MHB trước đây, nay hoạt động với tư cách là chi nhánh của BIDV.

Tóm lại, qua quá trình hình thành và phát triển, có thể thấy BIDV là ngân hàng có lịch sử lâu đời, luôn có sự đổi mới phù hợp và thích ứng với hoàn cảnh kinh tế, xã hội của đất nước để từng bước trở thành một ngân hàng vững mạnh trên toàn quốc.

Bên cạnh đó, trong suốt quá trình phát triển của mình, BIDV đã có nhiều đóng góp cho quá trình xây dựng đất nước. Vì vậy, BIDV đã được Đảng và Nhà nước tặng

nhiều danh hiệu và phần thưởng cao quý như Huân chương Độc lập hạng Nhất, hạng Ba; Huân chương Lao động Nhất, hạng Nhì, hạng Ba; Danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới, Huân chương Hồ Chí Minh,…

Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức hội sở chính của BIDV

Một phần của tài liệu quản trị nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 38 - 41)