Thực hiện tốt hoạt động tín dụng và công tác thẩm định tín dụng

Một phần của tài liệu quản trị nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 72 - 74)

Chất lượng thẩm định quyết định chất lượng tín dụng của ngân hàng nhất là chất lượng thẩm định dự án đầu tư. Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng thẩm định như các chính sách, các quy hoạch ngành, vùng... Thẩm định dự án và cho vay theo dự án là hoạt động có tầm quan trọng và đem lại lợi nhuận lớn cho các ngân hàng. Chính vì thế nội dung thẩm định phải ngày càng được hoàn thiện, các phương pháp thẩm định tiến tiến đã được áp dụng trong toàn hệ thống. Trình độ cán bộ phân tích và thẩm định dự án không ngừng được nâng cao.

Mặt khác, thị trường tín dụng là một thị trường có sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng và các tổ chức tài chính khác. Trước khi phát triển và triển khai các sản phầm tín dụng mới, các ngân hàng đều phải tiến hành côngtác phân tích thị trường tín dụng.

Phân tích thị trường tín dụng là phân tích môi trường hoạt động của ngân hàng nhằm xác định nhu cầu của thị trường, các sản phẩm tín dụng của các đối thủ cạnh tranh để thay đổi phương hướng hoạt động của ngân hàng cho phù hợp với sự biến đổi của thị trường. Việc phân tích thị trường vẫn luôn được BIDV quan tâm thực hiện, tuy nhiên để phân tích có hiệu quả thì tôi xin được đề xuất hướng phân tích như sau :

- Nghiên cứu cầu thị trường: Tức là phân tích quy mô cơ cấu và sự vận động của thị trường để xác định những tiềm năng của thị trường đối với ngân hàng, từ đó có cơ sở để ra các quyết định về sản phẩm. Đây là việc nghiên cứu tập quán, thói quen, nhu cầu của khách hàng đối với những sản phẩm tín dụng của khách hàng. BIDV có thể tiến hành công việc này bằng cách điều tra nhu cầu của khách hàng trên các địa bàn của mình, phân loại khách hàng thành từng nhóm và đánh giá nhằm tìm ra nhóm khách hàng có triển vọng nhất đối với các loại sản phẩm tín dụng của BIDV. BIDV cần phải đặc biệt chú ý tới những khách hàng truyền thống trên các mặt: sự thay đổi

trong nhu cầu, sự thay đổi về số lượng khách hàng….để có cơ sở dự báo nhu cầu trong tương lai và phát triển các sản phẩm mới phù hợp.

- Nghiên cứu cung (khả năng thích ứng cầu): Đây là việc nghiên cứu khả năng cung ứng các gói tín dụng của ngân hàng và khả năng cung ứng của các đối thủ cạnh tranh. Để có thể hấp dẫn thu hút khách hàng thường xuyên hơn nữa ngân hàng cần có kế hoạch phát triển sản phẩm mới cho riêng mình dựa trên những phân tích về cầu và cung đối với các sản phẩm của BIDV, ưu thế của các ngân hàng trên địa bàn hoạt động của BIDV để từ đó đưa ra các chính sách tín dụng phù hợp.

3.2.3. Xây dựng hệ thống thông tin nợ xấu

Ngày nay với sự hỗ trợ của hệ thống công nghệ thông tin, việc lưu trữ, cập nhật thông tin về khách hàng, khoản vay có thể được thực hiện trên phạm vi toàn hệ thống BIDV Việt Nam. Với tính ưu việt đó, khối quản lý rủi ro cần xây dựng hệ thống dữ liệu về các khoản nợ xấu đã phát sinh cũng như đang tồn tại trên toàn hệ thống. Dữ liệu được lưu trữ bên cạnh những thông tin chi tiết về khách hàng, khoản vay còn cần được bổ sung các thông tin khác có liên quan về quá trình xử lý nợ xấu đã thực hiện, nhận định đánh giá của cán bộ tín dụng trong quá trình xử lý nợ tại từng thời điểm, những vấn đề lưu ý khác liên quan đến tính đặc thù và mối quan hệ với các bên liên quan. Đối tượng sử dụng, khai thác các thông tin này sẽ được phân cấp theo từng mật khẩu truy cập, đảmbảo tính bảo mật, theo đúng phạm vi, quyền hạn và trách nhiệm.

Với việc thiết lập hệ thống dữ liệu thông tin về nợ xấu sẽ giúp cho công tác tiếp nhận lại các khoản nợ xấu cũng như công tác kiểm tra, giám sát quá trình xử lý nợ xấu được thuận tiện, cán bộ quản lý các cấp có thể theo dõi thường xuyên và đưa ra những điều chỉnh kịp thời, đảm bảo công tác xử lý nợ xấu thực hiện có hiệu quả và khách quan. Ngoài ra, với việc thực hiện đồng thời của bộ phận xử lý nợ thuộc phòng tín dụng sẽ giúp tăng cường tính khách quan trong xử lý nợ, giúp giảm thiểu tình trạng nợ xấu cho BIDV.

3.2.4. Tăng cường kiểm tra, giám sát đảm bảo tính tuân thủ

Thực hiện triển khai mô hình quản lý nợ xấu theo đúng quy định của nhà nước và pháp luật. Theo đó việc kiểm tra giám sát khoản vay do bộ phận quản lý nợ - Hỗ trợ tín dụng thực hiện, tách biệt hoàn toàn chức năng bán hàng của cán bộ tín dụng với chức năng kiểm soát.

Ngoài ra, cần tăng cường năng lực hoạt động của hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ. Sử dụng phối hợp giữa phương pháp kiểm tra trực tiếp và giám sát gián tiếp thông qua đánh giá các chỉ tiêu hoạt động.

Định kỳ hoặc đột xuất cần kiểm tra theo tường chương trình, sản phẩm cụ thể như kiểm tra các khoản cho vay hỗ trợ lãi suất, các khoản cho vay cầm cố hàng tồn kho, các khoản nợ xấu. Cần phối hợp chặt chẽ với kiểm toán trong công tác kiểm tra, kịp thời phát hiện những sai phạm và hạn chế tối đa rủi ro có thể xảy ra. Công tác kiểm tra có thể do khối kiểm soát nội bộ hoặc cũng có thể do bộ phận tín dụng ở các phòng giao dịch, chi nhánh và hội sở thực hiện.

Kịp thời công khai kết quản kiểm tra trên toàn hệ thống BIDV, đảm bảo tính công khai, minh bạch, góp phần nâng cao ý thức tuân thủ giữa các chi nhánh, điểm giao dịch. Bên cạnh đó, cũng cần tăng cường thực hiện các biện pháp kiểm tra chéo giữa các chi nhánh, phòng ban trên toàn hệ thống BIDV. Thiết lập đầu mối tiếp nhận và xử lý kịp thời những sai phạm được phát hiện. Có những hình thức thưởng phạt công khai, khuyến khích việc kiểm tra giám sát chéo giữa các bộ phận, phòng ban và chi nhánh của BIDV trên cùng địa bàn hoặc trên các địa bàn khác nhau.

Một phần của tài liệu quản trị nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 72 - 74)