14T Định hướng phát triển của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt

Một phần của tài liệu quản trị nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 67 - 70)

Nam

14T

BIDV đã trở thành một trong những ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam. Là sự lựa chọn, tín nhiệm của các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp hàng đầu của cả nước, cá nhân trong việc tiếp cận các dịch vụ tài chính ngân hàng. Được cộng đồng trong nước và quốc tế biết đến và ghi nhận là một trong những thương hiệu ngân hàng lớn nhất Việt Nam, được chứng nhận bảo hộ thương hiệu tại Mỹ, nhận giải thưởng sao vàng đất Việt cho thương hiệu mạnh... và nhiều giải thưởng hàng năm của các tổ chức, định chế tài chính trong và ngoài nước. BIDV là niềm tự hào của các thế hệ cán bộ nhân viên và của ngành tài chính ngân hàng trong gần 60 năm qua với nghề nghiệp truyền thống phục vụ đầu tư phát triển đất nước.

14T

Mục tiêu hoạt động của BIDV là trở thành ngân hàng chất lượng và uy tín hàng đầu Việt Nam. Với phương châm hoạt động là hiệu quả kinh doanh của khách hàng là mục tiêu hoạt động của BIDV. Nhiệm vụ: kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực về tài chính, tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng và phi ngân hàng phù hợp với quy định của pháp luật, không ngừng nâng cao lợi nhuận của ngân hàng, góp phần thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, phục vụ phát triển kinh tế đất nước.

14T

Cam kết với khách hàng: cung cấp đầy đủ, trọn gói các dịch vụ ngân hàng truyền thống và hiện đại với chất lượng cao nhất, tiện ích nhất; chịu trách nhiệm cuối cùng về sản phẩm dịch vụ đã cung cấp.

Năm 2015, với những dự báo ổn định, khả quan của nền kinh tế và đặc biệt Việt Nam sẽ hội nhập quốc tế sâu và rộng hơn, trong đó nổi bật là tham gia Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) và Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP)...BIDV tiếp tục đổi mới mạnh mẽ từ nội tại, hội đủ sức mạnh và nguồn lực để chia sẻ, đồng hành với doanh nghiệp, bạn hàng trên tất cả các lĩnh vực, góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh, nâng cao sức cạnh tranh để vững bước phát triển và hội nhập.

Đối với BIDV, năm 2015 cũng là năm cuối của Kế hoạch 5 năm (2011-2015) và kết thúc đề án tái cơ cấu giai đoạn 2013-2015. Định hướng chiến lược của BIDV 2015,

giai đoạn 2016-2020 là tiếp tục đổi mới, hội nhập và phát triển bền vững với sứ mệnh đồng hành, chia sẻ và cung cấp dịch vụ tài chính – ngân hàng hiện đại, tốt nhất cho khách hàng, mang lại giá trị tốt nhất cho các cổ đông và quyền lợi chính đáng của người lao động. BIDV tin tưởng rằng với bản lĩnh vững vàng được tôi luyện qua 58 năm lịch sử, nguồn nhân lực dồi dào và chuyên nghiệp, công nghệ đồng bộ và hiện đại, với quyết tâm đổi mới để bứt phá và đặc biệt là sự tín nhiệm, ủng hộ của khách hàng, nhà đầu tư, người lao động, BIDV sẽ cán đích thành công cho năm 2015 nói riêng và cho cả giai đoạn 2011-2015 nói chung, tạo tiền đề vững chắc cho giai đoạn 2016-2020 và định hướng chiến lược đến 2030. Về chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh năm 2015, cụ thể:

0T0TNguồn vốn huy động: Tăng trưởng 16,5%;0T0T

0T0TDư nợ tín dụng: Tăng trưởng 16%;

0T0TLợi nhuận trước thuế: 7.500 tỷ Đồng;

0T0TTỷ lệ nợ xấu: <3%, phấn đấu ≤2,5%;

0T0TTỷ lệ thu nhập ròng trên tổng tài sản (ROA): 0,85%;

0T0TTỷ lệ thu nhập ròng trên tổng nguồn vốn chủ sở hữu (ROE): 14%-15%;

0T0TTỷ lệ chi trả cổ tức: >9%.

Bên cạnh những chỉ tiêu cụ thể, BIDV đã xác định các mục tiêu chính trong thời gian tới như sau:

- 14TXây dựng, hoàn thiện mô hình tổ chức quản trị, tăng cường năng lực điều hành các cấp tạo nền tảng vững chắc để phát triển thành tập đoàn tài chính ngân hàng hàng đầutại Việt Nam.

- 14TTập trung tái cơ cấu toàn diện các mặt hoạt động kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng; chủ động kiểm soát rủi ro và tăng cường bền vững.

- 14TCấu trúc lại hoạt động và nâng cao hiệu quả kinh doanh của các công ty con, công ty liên kết; cơ cấu lại danh mục đầu tư tập trung vào lĩnh vực kinh doanh chính.

- 14TDuy trì và phát triển vị thế, tầm ảnh hưởng của BIDV trên thị trường tài chính, nỗ lực tiên phong thực thi có hiệu quả chính sách tiền tệ quốc gia.

- 14TNâng cao năng lực quản trị rủi ro, chủ động áp dụng và quản lý theo các thông lệ tốt nhất cho phù hợp với thực tiễn kinh doanh tại Việt Nam.

- 14TPhát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ, nắm giữ thị phần lớn thứ hai trên toàn thị trường về dư nợ tín dụng, huy động vốn và dịch vụ bán lẻ.

- 14TNâng cao nănglực khai thác ứng dụng công nghệ trong hoạt động kinh doanh, tạo đột phá để tăng hiệu quả, năng suất lao động.

- 14TPhấn đấu trở thành một trong những ngân hàng được xếp hạng tín nhiệm tốt nhất tại Việt Nam bởi các tổ chức định hạng tín nhiệm quốc tế.

- 14TBảo vệ, duy trì và phát huy giá trị cốt lõi, xây dựng văn hóa doanh nghiệp và phát triển thương hiệu BIDV; đảm bảo luôn là ngân hàng dẫn đầu về giải pháp toàn diện để tạo sự khác biệt và thu hút khách hàng mục tiêu thay vì chỉ cung cấp các sản phẩm thông thường như các ngân hàng khác trên thị trường.

14T

Đặc biệt, về công tác tín dụng và quản trị nợ xấu:

14T

Chú trọng nâng cao chất lượng tín dụng, kiểm soát chặt chẽ quá trình giải ngân và thu nợ, từng bước giảm dần dư nợ xấu. Chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu tín dụng theo hướng: tăng cường tỷ lệ cho vay có tài sản đảm bảo, giảm dần dư nợ cho vay theo chỉ định, hạn chế cho vay các ngành và lĩnh vực có rủi ro cao như chứng khoán, bất động sản... Thực hiện hoạt động phân tán rủi ro, không tập trung cho vay quá nhiều vào một ngành, lĩnh vực, doanh nghiệp mà phải mở rộng, đa dạng hóa cho vay nhằm đa dạng hóa và giảm thiểu rủi ro. Lựa chọn các khách hàng có tình hình tài chính lành mạnh, kết quả sản xuất kinh doanh ổn định, phương án vay khả thi và có định hướng phát triển tốt. Duy trì quan hệ với các khách hàng truyền thống có uy tín tốt, mở rộng tìm kiếm các khách hàng tiềm năng phù hợp với tiêu chí và mục tiêu của ngân hàng,

14T

Chủ động đề xuất lộ trình, kế hoạch cụ thể cho công tác hạn chế nợ xấu, không để phát sinh các lỗi tác nghiệp liên quan đến công tác hạn chế nợ xấu. Kế hoạch phải được lập thành văn bản, phổ biến đến các phòng, ban có liên quan và gửi cho bộ phận kiểm tra, kiểm soát nội bộ tại từng chi nhánh để giám sát, theo dõi. Tận thu và xử lý có lộ trình đối với các khoản nợ xấu đã được xử lý, đảm bảo thu hồi vốn cho ngân hàng.

14T

Chủ động phối hợp với các phòng, ban nghiệp vụ liên quan kịp thời giải đáp những vướng mắc về cơ chế liên quan đến nợ xấu... Các chi nhánh cần tham khảo các phòng, ban nghiệp vụ liên quan tại trụ sở chính trước khi tác nghiệp hoặc có văn bản trình hội sở chính để có biện pháp hỗ trợ.

14T

Ban kiểm tra kiểm soát nội bộ, bộ phận quản trị nợ xấu chỉ đạo các phòng ban tại chi nhánh giám sát quá trình quản trị nợ xấu của từng chi nhánh, báo cáo ban lãnh đạo những trường hợp thực hiện không nghiêm túc để có biện pháp xử lý.

14T

Có biện pháp chấn chỉnh, giáo dục cán bộ (bao gồm các cấp lãnh đạo và nhân viên), nâng cao ý thức trách nhiệm trong công việc; xử lý nghiêm khắc cán bộ có sai phạm để làm gương cho những cán bộ khác.

14T

Bên cạnh đó, ngân hàng cần đa dạng hóa các hình thức tín dụng cho phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của khách hàng trên cơ sở đảm bảo chất lượng tín dụng, để phục vụ mục tiêu an toàn và sinh lời.

14TChính sách với các khoản nợ xấu bao gồm quy định mức rủi ro có thể chịu được đối với từng nhóm khách hàng, từng ngành hoặc từng vùng và chuẩn bị các điều kiện chung sống cùng rủi ro, các yếu tố cấu thành khoản nợ xấu, trách nhiệm giải quyết, phạm vi thanh lý và khai thác. Đảm bảo giảm tỷ lệ nợ xấu ở mức tối đa dưới 2,5%. Bên cạnh đó, trích lập dự phòng rủi ro một cách hợp lý dựa trên cơ sở phân loại nợ và giá trị tài sản đảm bảo từng khoản vay. Lập bộ phận chuyên trách giải quyết các khoản nợ xấu

Một phần của tài liệu quản trị nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)