TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Hoạt động tín dụng tăng trưởng cao hàng năm, tốc độ tăng trưởng được duy trì và tăng dần theo mục tiêu đã định. Theo đó kế hoạch tín dụng phải được thực hiện thành công, mức tín dụng đạt được phải bằng hoặc vượt mức kế hoạch. Chi phí cho hoạt động tín dụng phải ở mức chấp nhận được, lãi suất cho vay phải được xác định dựa trên mối quan hệ với lãi suất tiền gửi, lãi suất chiết khấu các giấy tờ có giá để người vay vốn chấp nhận được lãi vay và BIDV vấn có lợi nhuận.
Chất lượng cấp tín dụng phải đảm bảo, mang những tính chất như: hợp pháp, ổn định, lâu dài…để đảm bảo hiệu quả cho các hoạt động khác của ngân hàng.
Để khắc phục được nợ xấu, cần phải có một lộ trình cụ thể và phải được thực hiện trong thời gian dài. Theo kinh nghiệm quốc tế, muốn xử lý nhanh và hiệu quả, cần phải có một khuôn khổ pháp lý hoàn chỉnh về xử lý nợ xấu và có thị trường tài chính phát triển. Việc xử lý nợ xấu ở Việt Nam khó khăn do chưa có khung pháp lý hoàn chỉnh, không có nguồn ngân sách dồi dào và chưa có kinh nghiệm xử lý. Vì vậy,
muốn giải quyết triệt để vấn đề này, cần có sự phối hợp giữa Nhà nước, các ngân hàng thương mại và các doanh nghiệp.
Xuất phát từ việc phân tích hoạt động tín dụng và tình hình quản trị nợ xấu của các tổ chức tín dụng nói chung và của BIDV nói riêng trong một số năm qua, tôi xin mạnh dạn đưa ra một số đề xuất nhỏ nhằm nâng cao hiệu quả quản trị nợ xấu tại BIDV cụ thể như sau :
3.2.1. Nâng cao trình độ và vai trò của cán bộ quản lý rủi ro tín dụng
Yếu tố con người là luôn yếu tố quan trọng nhất trong suốt quá trình hoạt động của BIDV. Bởi tất cả các chiến lược tín dụng, các biện pháp nâng cao chất lượng tín dụng và quản trị nợ xấu đều do con người lập ra và thực hiện. Sự thành công của của chúng đều phụ thuộc lớn vào khả năng, trình độ của con người. Đào tạo nâng cao trình độ và nghiệp vụ là một công việc nên làm thường xuyên vì có tác dụng vừa phát triển trình độ nghiệp vụ vừa nâng cao khả năng sáng tạo của nhân viên để thích ứng tốt với những điều kiện mới. Trong quá trình đào tạo ngân hàng nên chú ý đến các vấn đề sau:
- Nâng cao kĩ năng nghiệp vụ cho các chuyên viên tín dụng: Vai trò của các chuyên viên tín dụng là rất quan trọng, là hình ảnh và sự đánh giá của khách hàng về tiềm lực của ngân hàng. Do đó cần nâng cao hơn nữa ý thức tác phong nghiệp vụ giao tiếp của đội ngũ chuyên viên tín dụng bằng việc đào tạo nghiệp vụ: Thuê các chuyên gia về Marketing, tiếp xúc khách hàng , đào tạo các kĩ năng xử lý tình huống. Bên cạnh đó cần có chế độ khen thưởng hợp lý để khuyến khích tinh thần làm việc của họ.
- Cử cán bộ tín dụng đi học thêm các khoá ngắn hoặc dài hạn về quản trị tín dụng và nợ xấu, marketing…để họ có thêm những kiến thức mới và cập nhật thông tin về các sản phẩm tín dụng và phương pháp quản trị nợ xấu mới của các ngân hàng trên thế giới để từ đó xây dựng được những chính sách quản trị nợ xấu hiệu quả hơn.
- Có những chính sách tuyển dụng cán bộ, nhân viên mới: Để đáp ứng nhu cầu thay đổi mô hình tổ chức và khối lượng công việc ngày càng tăng, BIDV tiếp tục có kế hoạch tuyển dụng mới hàng trăm cán bộ. Bên cạnh nhu cầu tuyển dụng cán bộ mới, có kết quả học tập tốt, có khả năng nắm bắt nhanh công việc, BIDV cần xây dựng cho mình một chính sách tuyển dụng riêng đối với các cán bộ có năng lực quản lý, có kinh nghiệm làm việc tốt từ các ngân hàng hoặc cơ quan khác.
- Chính sách giữ chân nhân tài: tình trạng thiếu cán bộ quản lý có năng lực có kinh nghiệm đang diễn ra khá phổ biến tại hầu hết các chi nhánh trên toàn quốc. Trong khi đó vẫn có một số lượng cán bộ đã công tác lâu năm tại BIDV lại chuyển sang làm việc tại các ngân hàng khác. Do thời gian đào tạo để có được một cán bộ tín dụng làm việc tốt thường lâu dài, vì vậy trên góc độ tiết kiệm chi phí, BIDV cân có chính sách thích hợp để giữ chân các cán bộ có khả năng làm việc và có kinh nghiệm nghề nghiệp.