Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam giai đoạn 2010

Một phần của tài liệu quản trị nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 41 - 49)

triển Việt Nam giai đoạn 2010 - 2014

2.2.1. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh

 Ngân hàng: BIDV là một ngân hàng có kinh nghiệm hàng đầu trong lĩnh vực ngân hàng, luôn cung cấp đầy đủ các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại và tiện ích.

 Bảo hiểm: Trong lĩnh vực bảo hiểm, BIDV cung cấp các sản phẩm Bảo hiểm phi nhân thọ được thiết kế phù hợp trong tổng thể các sản pẩm trọn gói của BIDV tới khách hàng.

 Chứng khoán: Trong lĩnh vực chứng khoán, BIDV cung cấp đa dạng các dịch vụ môi giới, đầu tư và tư vấn đầu tư cho khách hàng. BIDV hiện đã xây dựng được hệ thống các đại lý nhận lệnh trên toàn quốc.

 Đầu tư tài chính: BIDV đã góp vốn thành lập doanh nghiệp để đầu tư các dự án, trong đó nổi bật là vai trò chủ trì điều phối các dự án trọng điểm của đất nước như: Công ty Cổ phần cho thuê Hàng không (VALC), Công ty phát triển đường cao tốc (BEDC), Đầu tư sân bay Quốc tế Long Thành…

2.2.2. Các sản phẩm và dịch vụ

Các sản phẩm và dịch vụ của BIDV bao gồm:

 Sản phẩm tiền gửi: Tài khoản thanh toán (VNĐ, ngoại tệ), 22TTiền gửi có kỳ hạn (VNĐ, ngoại tệ), Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn (VNĐ, ngoại tệ), Tiền gửi tiết kiệm bậc thang (VNĐ), Tiết kiệm dự thưởng, Tiết kiệm rút dần, Kỳ phiếu (VNĐ, ngoại tệ), Trái phiếu coupon (VNĐ, ngoại tệ), Chứng chỉ tiền gửi dài hạn (VNĐ, ngoại tệ).

 Sản phẩm tín dụng: Cho vay cá nhân (Cho vay hỗ trợ nhu cầu nhà ở, Cho vay mua ô tô, Cho vay cán bộ nhân viên, Cho vay khác), Chi vay các tổ chức kinh tế (C23Tho vay vốn lưu động theo món, Cho vay vốn lưu động theo hạn mức tín dụng, Cho vay tài trợ xuất khẩu, Cho vay tài trợ dự án, Cho vay thi công xây lắp).

 Sản phẩm và dịch vụ kinh doanh tiền tệ: Giao dịch giao ngay, Giao dịch kỳ hạn tiền tề, Giao dịch quyền chọn tiền tệ, Nghiệp vụ hoán đổi tiền tệ.

 Sản phẩm tài trợ thương mại: Chuyển tiền đến, Chuyển tiền đi, Nhờ thu Hối phiếu trơn, Phát hành Hối phiếu, Phát hành Thư tín dụng (L/C), Nhờ thu kèm chứng từ hàng nhập, Nhờ thu kèm chứng từ hàng xuất, Thông báo bảo lãnh, Xác nhận bảo lãnh, Bảo lãnh nhận hàng, Chiết khấu, Thanh toán séc du lịch,

 Dịch vụ chuyển tiền: Chuyển tiền đi trong nước, Chuyển tiền đến trong nước, Chuyển tiền kiều hối.

 E-banking: Thẻ ATM; Dịch vụ gửi, nhận tin nhắn tự động (BSMS); Dịch vụ ngân hàng 21Ttại gia homebanking.

 21TDịch vụ ngân quỹ: Thu hộ doanh nghiệp, thu đổi tiền cũ hỏng, Kiểm đếm tiền tại trụ sở ngân hàng.

2.2.3.Tình hình hoạt động kinh doanh

Sau sáp nhập, BIDV nâng tổng tài sản tăng lên trên 700 nghìn tỷ đồng; Vốn điều lệ của ngân hàng tăng lên trên 34 nghìn tỷ đồng. Mạng lưới kênh phân phối mở rộng lên gần 1.000 điểm mạng lưới trên cả nước với tổng số lao động là gần 24.000 cán bộ, nhân viên.

Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, đến thời điểm 30/6/2014, tổng tài sản của toàn hệ thống đạt hơn 5,96 triệu tỷ đồng, tăng gần 206 nghìn tỷ tương đương 3,74% so với cuối năm 2013. Trong đó, tổng tài sản của các ngân hàng thương mại cổ phần và ngân hàng thương mại cổ phần Nhà nước là hơn 5,16 triệu tỷ đồng.

Còn theo báo cáo tài chính của các ngân hàng, tại thời điểm 30/6/2014, tổng tài sản của Vietinbank đang dẫn đầu hệ thống với hơn 597 nghìn tỷ đồng, theo sau là BIDV với 579 nghìn tỷ và Vietcombank hơn 504 nghìn tỷ đồng. Ba ông lớn ngân hàng này cũng bỏ khá xa tài sản của các ngân hàng cổ phần nhóm sau với quy mô gấp hơn 2 lần.

Dưới đây là dữ liệu về tổng tài sản của các ngân hàng tại thời điểm đầu tháng 7/2014 (ĐVT nghìn tỷ đồng). Trong đó đồ thị có màu xanh lá cây biểu hiện ngân hàng đã niêm yết trên sàn chứng khoán, màu vàng là các ngân hàng đã và đang tái cơ cấu bằng sáp nhập.

Biểu đồ2.1: Tổng tài sản của các Ngân hàng tháng 7/2014

(Nguồn: Báo cáo tài chính của các ngân hàng)

BIDV luôn duy trì tốc độ tăng trưởng cao, an tòan và hiệu quả. Tổng tài sản tăng bình quân hơn 25%/năm, huy động vốn tăng bình quân 24%/năm, dư nợ tín dụng tăng bình quân 25%/năm và lợi nhuận trước thuế tăng bình quân 45%/năm.

Như vậy có thể thấy trải qua 58 năm phấn đấu và phát triển, BIDV đã không ngừng vươn lên, trở thành ngân hàng hàng đầu Việt Nam trong nhiều lĩnh vực. Đặc biệt, BIDV đã có bước phát triển mạnh mẽ về công nghệ từ không đến có, từ thủ công đến hiện đại. Công nghệ tin học được ứng dụng và phát huy hiệu quả trong các nghiệp vụ thanh toán quốc tế, thanh toán trong nước, huy động vốn, quản lý tín dụng, kinh

doanh tiền tệ và quản trị điều hành. Những tiến bộ về công nghệ ngân hàng đã góp phần quan trọng vào kết quả và sự phát triển của BIDV. Bên cạnh đó với đội ngũ cán bộ tinh thông nghiệp vụ, có trình độ cao và tác phong chuyên nghiệp, BIDV luôn là sự lựa chọn hàng đầu cho các tập đoàn lớn, các doanh nghiệp trong và ngoài nước cũng như đông đảo khách hàng cá nhân.

Bảng 2.1. Tổng tài sản của BIDV năm 2010-2014

(Đơn vị: Tỷ VND)

Năm 2010 2011 2012 2013 2014

Tổng tài sản 366.268 405.755 484.785 548.386 650.340

Tỷ lệ tăng (%) 11% 19% 13% 18%

(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh BIDV các năm 2010, 2011,2012, 2014)

Biểu đồ 2.2: Tổng tài sản của BIDV 2010 - 2014

(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh BIDV các năm 2010, 2011, 2012,2013, 2014)

BIDV luôn giữ vững vai trò chủ chốt trong việc phục vụ hoạt động đầu tư và phát triển của nền kinh tế, mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế. Nhìn vào bảng 2.1, ta thấy tổng tài sản của BIDV tăng liên tục qua các năm. Cụ thể, năm 2011 tổng tài sản đạt 405.755 tỷ đồng tăng 11% so với năm 2010, năm 2012 tăng 19% so với năm 2011, năm 2013 tăng 13% so với năm 2012 và năm 2014 tăng 18% so với năm 2013.

Ngoài ra, theo báo cáo mới nhất của BIDV thì lợi nhuận trước thuế 6 tháng đầu năm 2015 đạt 3.016 tỷ, tăng 25% so với cùng kỳ năm trước. Quy mô tổng tài sản đạt

730 nghìn tỷ, tăng trưởng 25% so với cùng kỳ năm trước và 14% so với đầu năm. Dư nợ tín dụng đạt gần 535.000 tỷ đồng, tăng trưởng 31% so với cùng kỳ năm trước và 9,1% so với đầu năm, cao hơn tốc độ tăng trưởng chung 6% của toàn ngành ngân hàng. Huy động vốn thị trường đạt trên 574.000 tỷ đồng, tăng trưởng 33% so với cùng kỳ năm trước, 11,2% so với đầu năm. Trong khi đó, tỷ lệ nợ xấu xấp xỉ 2% tổng dư nợ, tương đương khoảng 10.000 tỷ đồng. Thị phần tín dụng của ngân hàng đạt 12,7% toàn ngành, thị phần huy động vốn đạt 11,59%.

Trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2014 mặc dù tình hình kinh tế thế giới và trong nước có nhiều biến động phức tạp, khó khăn nhưng được sự chỉ đạo của Chính phủ, NHNN, BIDV đã luôn cố gắng đạt được nhiều thắng lợi trong kinh doanh như các công tác: huy động vốn, cấp tín dụng và xử lý nợ, công tác thanh toán và kinh doanh tiền tệ, đầu tư phát triển hệ thống và công nghệ, công tác đối nội đối ngoại,...

Hoạt động huy động vốn

Hoạt động huy động vốn là một hoạt động mang tính chất truyền thống của mỗi ngân hàng, đóng vai trò khởi nguồn mọi hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Vốn huy động là nguồn vốn quan trọng và chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng nguồn vốn của ngân hàng, nguồn vốn huy động tăng trưởng tốt đáp ứng đủ cho nhu cầu sử dụng vốn, đảm bảo an toàn hoạt động cho ngân hàng. Do đó, BIDV luôn coi trọng công tác huy động vốn là nhiệm vụ hàng đầu trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. BIDV luôn có sự thay đổi mới trong các hình thức huy động vốn, khuyến khích khách hàng gửi tiền vào ngân hàng. BIDV thực hiện các hình thức huy động vốn đa dạng như: tiết kiệm online, tiền gửi tích lũy hưu trí, tiết kiệm dành cho trẻ em, tiền giử như ý, phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, tín phiếu,...với thời hạn linh hoạt và lãi suất thích hợp. Có thể thấy sự tăng trưởng nguồnvốn của BIDV qua các năm từ 2010 đến 2014 như sau:

Biểu đồ 2.3: Hoạt động huy động vốn của BIDV từ năm 2010 đến năm 2014

(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh BIDV các năm 2010, 2011, 2012, 2013, 2014)

Qua biểu đồ 2.3 ta thấy BIDV có nguồn vốn tăng trưởng tốt với mức bình quân đạt 18,8%, đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn, đảm bảo an toàn thanh khoản hệ thống. Cụ thể, huy động vốn (bao gồm tiền gửi khách hàng và phát hành giấy tờ có giá, huy động từ bảo hiểm xã hội, kho bạc nhà nước, Bộ tài chính) liên tục tăng giữa các năm, năm 2014 đạt 501.909 tỷ đồng, tăng 20,4% tương đương 85.182 tỷ đồng so với năm 2013. Trong đó tiền gửi khách hàng đạt 440.472 tỷ đồng, tăng 30% so với năm 2013; phát hành giấy tờ có giá là 20.077 tỷ đồng, giảm 39,6% so với 2013, còn lại là các khoản khác. Cơ cấu huy động vốn chuyển dịch theo hướng gia tăng tính ổn định của nền vốn: tiền gửi dân cư đạt 248.962 tỷ đồng (2014), tăng 22,3% so với năm 2013, chiếm tỷ trọng 56,5% tổng tiền gửi của khách hàng, khẳng định vị thế đứng đầu thị trường về quy mô và tỷ trọng tiền gửi dân cư.

Hoạt động tín dụng

Hoạt động tín dụng của BIDV trong những năm gần đây đều thực hiện trên nguyên tắc hỗ trợ và tạo điều kiện tối đa cho khách hàng vay vốn kể cả cá nhân và doanh nghiệp. Cụ thể, thực hiện chỉđạo của Chính phủ, NHNN đề ra tại Nghị quyết số 01/NQ-CP, Chỉ thị số 01/CT-NHNN, BIDV chủ động 3 lần giảm lãi suất cho vay, triển khai 15 gói tín dụng ưu đãi với giá trị hàng chục nghìn tỷ đồng hỗ trợ khách hàng trong những lĩnh vực ưu tiên của Chính phủ. BIDV là ngân hàng đầu tiên giải ngân

thành công cho ngư dân vay vốn đóng tàu đánh bắt xa bờ, góp phần tích cực thực hiện chủ trương phát triển kinh tế gắn với bảo vệ chủ quyền Tổ quốc. BIDV tích cực phát huy vai trò Chủ tịch Hiệp hội các nhà đầu tư Việt Nam sang Lào, Campuchia, Myanmar, xúc tiến đầu tư sang Liên bang Nga, Đông Bắc Á…

Bên cạnh đó BIDV tập trung xây dựng chiến lược phát triển hoạt động bán lẻ tập trung vào lĩnh vực tín dụng tiêu dùng. Với nền tảng khách hàng cá nhân rộng lớn, BIDV hướng tới cung cấp các sản phẩm tín dụng đa dạng, chuẩn hóa và tập trung phát triển sản phẩm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của khách hàng, đồng thời thiết kế sản phẩm tín dụng phù hợp với từng phân khúc khách hàng, bao gồm: cho vay mua nhà, sửa chữa nhà với thời hạn tối đa lên tới 15 năm. Cho vay tín chấp tiêu dùng (vay lương, thấu chi tài khoản...), cho vay mua ô tô phục vụ nhu cầu tiêu dùng và nhu cầu sản xuất, kinh doanh, cho vay du học, cho vay mua cổ phiếu phát hành lần đầu, cho vay trả góp, vay cầm cố và chiết khấu giấy tờ có giá, thẻ tín dụng (Visa, Master...), các sản phẩm tín dụng bán lẻ khác... Với những lỗ nực không ngừng nâng cao chất lượng và khẳng định vị thế của mình trên thị trường ngân hàng trong nước nói chung và thị trường quốc tế nói riêng, chất lượng tín dụng của BIDV trong thời gian qua đã được cải thiện đáng kể. Với tốc độ tăng trưởng bình quân là 15,1% giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2014.

Biểu đồ 2.4: Hoạt động tín dụng của BIDV từ năm 2010 đến năm 2014

Bảng 2.2: Dư nợ của BIDV từ năm 2010 đến năm 2014

(Đơn vị: Tỷ VND)

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014 Dư nợ 237.081 274.301 314.157 373.267 445.689 Tỷ lệ tăng (%) - 15,70% 14,53% 18,81% 19,40%

(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh BIDV các năm 2010, 2011, 2012, 2013, 2014)

Tổng dư nợ tín dụng tăng trưởng tích cực theo đúng định hướng của Chính Phủ, Ngân hàng nhà nước, tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên, chất lượng tín dụng được cải thiện, cơ cấu tín dụng chuyển dịch theo đúng định hướng tái cơ cấu: Dư nợ tín dụng năm 2014 là445.689 tỷ đồng, tăng trưởng 19,40% so với năm 2013.

Hoạt động dịch vụ khác

Bên cạnh 2 hoạt động chính là huy động vốn và cho vay, BIDV cũng thực hiện các hoạt động dịch vụ khác như : thanh toán quốc tế, mua bán ngoại tệ, bảo lãnh, bảo quản tài sản hộ…. Các dịch vụ này không những góp phần đa dạng hoá hoạt động mà còn làm gia tăng thu nhập cho BIDV.

Thu dịch vụ ròng năm 2014 đạt 1.802 tỷ đồng, tăng trưởng 15%, tương ứng 236 tỷ đồng so với năm 2013, nếu tính cả thu bảo lãnh thì thu dịch vụ ròng đạt 2.892 tỷ đồng, tăng trưởng 17,5% so với năm 2013. Cơ cấu nguồn thu dịch vụ chuyển dịch tích cực khi tiếp tục gia tăng các dịch vụ bán lẻ, các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại.

Một phần của tài liệu quản trị nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 41 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)