Phát triển Việt Nam
2.4.1.Những kết quả đã đạt được trong thời gian qua
BIDV đã từng bước vận dụng và hoàn thiện quy trình phân tích tín dụng để khắc phục và đạt được những kết quả trong công tác quản lý nợ xấu, tỷ lệ nợ xấu giảm dần được thể hiện qua bảng số liệu 2.3 ở trên. Trong các khoản nợ xấu thì nợ dưới tiêu
chuẩn (nợ nhóm 3) chiếm tỷ trọng cao nhất, chiếm 1,06% trong năm 2014. Nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5) chiếm tỷ trọng nhỏ nhất năm 2014 là 0,73%. Như vậy có thể thấy đây là một thành công lớn của BIDV.
Với thực trạng t́nh h́nh nợ xấu như phân tích ở trên và các biện pháp xử lý nợ xấu đã được triển khai có thể thấy BIDV trong thời gian qua đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ trong quản lý nợ xấu, cụ thể:
Ban lãnh đạo ngân hàng BIDV thường xuyên chỉ đạo các phòng ban, chi nhánh phân tích đánh giá về nợ xấu, ảnh hưởng của nợ xấu tới kếtquả hoạt động kinh doanh, xác định nhiệm vụ xử lý nợ xấu là một nhiệm vụ trọng tâm. Các chỉ tiêu về xử lý, thu hồi nợ xấu được giao cụ thể đến từng cán bộ, nhân viên và là căn cứ để đánh giá xếp loại thi đua. Hàng tuần, hàng tháng các bộ phận kinh doanh đều có báo cáo ban lãnh đạo các phòng giao dịch, các chi nhánh, hội sở về tình hình nợ xấu, kết quả thu hồi nợ thông qua bộ phận tín dụng.
Ngân hàng BIDV đã hoàn thiện triển khai mô hình tổ chức bộ máy tinh giản, phù hợp với các nguyên tắc Basel về quản lý nợ xấu đó là: Về cơ bản thực hiện phân tách chức năng bán hàng, chức năng thẩm định, quản lý rủi ro tín dụng và chức năng quản lý nợ trong hoạt động cấp tín dụng cho khách hàng. Theo đó, toàn bộ việc xây dựng giới hạn tín dụng trên cơ sở xác định rủi ro tổng thể do khối quản trị rủi ro thực hiện độc lập, đảm bảo tính khách quan cũng như hạn chế sự phân tán thông tin khi cung cấp các sản phẩm tín dụng. Đối với việc đánh giá, thẩm định từng lần cho vay tùy mức độ sẽ do bộ phận quan hệ khách hàng trực tiếp thực hiện hoặc do bộ phận thẩm định thuộc khối quản trị rủi ro thực hiện. Khoản vay sau khi được phê duyệt sẽ do bộ phận quản lý nợ (phòng hỗ trợ tín dụng) trực tiếp theo dõi và kiểm soát việc thực hiện các điều kiện tín dụng được phê duyệt. Việc triển khai mô hình trên đã giúp phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm của từng bộ phận trong công tác quản lý theo dõi và thu hồi nợ xấu phát sinh.
Với nỗ lực của toàn bộ chuyên viên, nhân viên cũng như ban lãnh đạo, công tác xử lý nợ xấu tại BIDV đã đạt được một số kết quả đáng mong đợi như:
Tỷ lệ nợ xấu/ Tổng dư nợ : Tính đến 31/12/2014,0T0Ttổng tài sản BIDV0T0Tđạt 650.340 tỷ đồng, tăng trưởng 18% so với cùng kỳ 2013. Trong đó dư nợ tín dụng (bao gồm cho vay các tổ chức và cá nhân, cho thuê tài chính ngoại ngành, đầu tư trái phiếu
doanh nghiệp) đạt 445.589 tỷ đồng, tăng trưởng 19,4% so với cuối năm 2013. Dư nợ tín dụng tăng trưởng tích cực, tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên. Chất lượng tín dụng được cải thiện, tỷ lệ nợ xấu kiểm soát ở mức 2,03%, thấp hơn tỷ lệ nợ xấu tối đa do đại hội cổ đông BIDV năm 2014 đặt ra (<3%). Lợi nhuận trước thuế năm 2014 đạt 6.297 tỷ đồng, tăng 19% so với năm 2013. Các chỉ tiêu về cơ cấu, tỷ lệ an toàn hoạt động ROA, ROE lần lượt đạt 0,83% và 15,15%.
0T0TKiểm soát được nợ xấu và tính thanh khoản của hệ thống (tỷ lệ nợ xấu đến hết năm 2014 chỉ 2,03%);
Bảng 2.6: Nợ xấu và dư nợ tín dụng của BIDV giai đoạn từ 2010 – 2014
(Đơn vị: tỷ đồng)
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Nợ xấu 6.424 8.122 9.160 8.838 9.055 Tổng dư nợ 237.081 274.301 314.157 373.267 445.689 Nợ xấu / Tổng
dư nợ (%)
2,71 2,96 2,91 2,37 2,03
( Nguồn: Báo cáo thường niên của BIDV qua các năm 2010 đến 2014)
Theo bảng trên ta có thể thấy, giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2014, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của BIDV luôn ở mức dưới 3% và có xu hướng giảm dần qua các năm. Cụ thể năm 2011 tỷ lệ nợ xấu ở mức caoxấp xỉ 3% nhưng đã giảm dần qua các năm tiếp theo, năm 2012 là 2,91%; năm 2013 là 2,37% và đến năm 2014 giảm còn 2,03%. Đây có thể được xem là một thành công lớn từ việc kiểm soát rủi ro tín dụng của BIDV.
Đặc biệt, việc sáp nhập MHB vào BIDV trong cuối tháng 5/2015 vừa qua không chỉ giúp BIDV mở rộng mạng lưới, nền khách hàng mà còn tăng cường năng lực tín dụng của BIDV trong mảng nông nghiệp nông thôn, góp phần nâng cao vai trò, vị trí của BIDV trở thành định chếtài chính Việt Nam vững mạnh có chất lượng hoạt động, quản trị rủi ro theo chuẩn mực và thông lệ quốc tế, đủ năng lựccạnh tranh và hội nhập với các ngân hàng trong khu vưc và Thế giới.
Bảng 2.7: Nợ xấu và vốn chủ sở hữu của BIDV giai đoạn từ 2010 – 2014
(Đơn vị: tỷ đồng)
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Nợ xấu 6.424 8.122 9.160 8.838 9.055 Vốn chủ sở hữu 24.220 24.390 26.494 32.040 33.271 Nợ xấu / Vốn
chủ sở hữu
0,26 0,33 0,34 0,27 0,27
( Nguồn: Báo cáo thường niên của BIDV qua các năm 2010, 2011, 2012, 2013, 2014)
Qua bảng 2.6 ta thấy tỷ lệ nợ xấu trên vốn chủ sở hữu của BIDV luôn luôn thấp ở mức nhỏ hơn 1, năm 2010 tỷ lệ nợ xấu/vốn chủ sở hữu đạt 0,26; năm 2011 là 0,33; năm 2012 là 0,34; đến năm 2013, 2014 duy trì ở mức 0,27. Điều này cho thấy BIDV có nguồn vốn chủ sở hữu lớn, ít gặp khó khăn trong vấn đề tài chính có khả năng giải quyết nợ xấu tốt. Đặc biệt tổng vốn chủ sở hữu của BIDV ngày càng tăng qua các năm, 2010 là 24.220 tỷ đồng tới 2014 đã tăng lên 33.271 tỷ đồng tăng gấp 1,37 lần so với 2010 cho thấy công tác quản trị của BIDV ngày càng hiệu quả. Trong thời gian tới đến năm 2020, BIDV cần tiếp tục kiểm soát nợ xấu tốt hơn nữa, phấn đấu đạt mục tiêu nợ xấu trên vốn chủ sở hữu ngày càng giảm.
Tỷ lệ nợ xấu/Quỹ dự phòng tổn thất
Bảng 2.8: Nợ xấu và quỹ dự phòng rủi ro của BIDV giai đoạn từ 2010 – 2014
(Đơn vị: tỷ đồng)
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Nợ xấu 6.424 8.122 9.160 8.838 9.055 Quỹ DPRR 1.317 4.542 5.587 6.483 6.986 Nợ xấu / quỹ DPRR 4,88 1,79 1,51 1,36 1,29
( Nguồn: Báo cáo thường niên của BIDV qua các năm 2010 đến năm 2014)
Qua bảng 2.7 trên ta nhận thấy nợ xấu luôn vượt mức dự phòng rủi ro vì vậy có thể thấy khả năng bù đắp cho các khoản nợ xấu bằng quỹ DPRR của BIDV còn thấp.Tuy nhiên, tốc độ tăng quỹ DPRR của BIDV ngày càng tăng mạnh năm 2014 tăng gấp 5 lần so với năm 2010 trong khi tỷ lệ nợ xấu tăng không đáng kể từ 6.432 tỷ năm 2010 lên 9.056 tỷ năm 2014, điều này cho thấy khoản trích lập DPRR cho nợ xấu ngày càng tăng.
Bảng 2.9: Nợ xấu và tổng tài sản của BIDV giai đoạn từ 2010 – 2014
(Đơn vị: tỷ đồng)
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Nợ xấu 6.424 8.122 9.160 8.838 9.055 Tổng tài sản 366.268 405.755 484.785 548.386 650.340 Nợ xấu/Tổng tài
sản (%)
1,75 2,00 1,73 1,61 1,39
( Nguồn: Báo cáo thường niên của BIDV qua các năm 2010 đến 2014)
Bảng 2.8 cho thấy tỷ lệ nợ xấu/tổng tài sản tương đối thấp năm 2010 tổng tài sản của BIDV là 366.268 tỷ đồng trong khi nợ xấu chiếm 6.424 tỷ; năm 2011 tổng tài sản tăng 39.487 tỷ so với cùng kỳ năm trước trong khi nợ xấu tăng 1.698 tỷ đồng. Tổng tài sản năm 2014 đạt 650.340 tỷ đồng tăng 101.954 tỷ đồng so với năm 2013 và tăng 284.072 tỷ đồng so với năm 2010 trong khi nợ xấu năm 2014 là 9.055 tỷ tăng 217 tỷ đồng so với năm 2013 và tăng 2.631 tỷ đồng so với năm 2010. Với mức tăng này cho thấy tài sản của BIDV có đủ khả năng đảm bảo thanh toán cho những khoản nợ xấu. Tuy nhiên, ngân hàng vẫn cần phải giảm thiểu mức nợ xấu xuống thấp hơn nữa.
Tóm lại, qua các chỉ số trên cho thấy công tác quản trị rủi ro tín dụng trong đó phải kể đến là công tác quản trị nợ xấu tại BIDV được nâng cao. Là một ngân hàng có dư nợ lớn trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam. Trong hoạt động tín dụng BIDV thực hiện phương châm tăng trưởng ổn định, bền vững, tăng trưởng đi kèm với kiểm soát và bảo đảm chất lượng tín dụng. Qua việc lập kế hoạch giải ngân, thu nợ hàng tháng, hàng quý đối với từng khách hàng, từng dự án, BIDV đã thực hiện tốt việc kiểm soát chặt chẽ giới hạn tín dụng theo quy định của chính phủ và NHNN. Công tác quản trị rủi ro tín dụng đã làm giảm đáng kể dư nợ xấutrong tổng dư nợ của BIDV, góp phần tăng lợi nhuận, tăng uy tín cho BIDV trên thị trường ngân hàng Việt Nam.
2.4.2.Những hạn chế trong hoạt động quản trị nợ xấu tại Ngân hàng TMCP
Đầu tư và Phát triển Việt Nam và nguyên nhân
2.4.2.1. Những tồn tại, hạn chế
Trong thời gian vừa qua BIDV Việt Nam đã chú trọng công tác quản lý nợ xấu và thu được một số kết qua đáng ghi nhận. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt
được, công tác quản trị nợ xấu còn chưa được thực hiện một cách toàn diện và còn một số hạn chế, cụ thể:
- Chất lượng hoạt động tín dụng chưa hiệu quả, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ còn cao. Việc xác định và phân loại nợ xấu chưa chuẩn xác, chưa phản ánh đúng tình hình cũng như khả năng trả nợ của khách hàng.
- Hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ còn chưa hiệu quả: Hệ thống còn chưa được thống nhất trong các phòng ban, chưa tạo được sự nhất trí cao trong hoạt động kiểm tra, kiểm soát. Kiểm tra nội bộ có điểm mạnh hơn thanh tra ngân hàng nhà nước ở tỉnh về thời gian vì nó nhanh chóng, kịp thời ngay khi vừa phát sinh vấn đề và tính sâu sắc của người kiểm tra viên, do việc kiểm tra được thực hiện thường xuyên cùng với công việc kinh doanh. Tuy nhiên, ở BIDV hệ thống kiểm tra kiểm soát vẫn chưa phát huy được tối đa vai trò của mình. Vì vậy, kiểm tra nội bộ cần phải được xem như hệ thống quan trọng trong hoạt động tín dụng. Việc kiểm tra kiểm soát càng chặt và hiệu quả thì việc đảm bảo an toàn cho hoạt động tín dụng càng cao, tỷ lệ nợ xấu càng giảm.
- Việc áp dụng các biện pháp xử lý nợ xấu chưa thực sự hiệu quả và đa dạng còn hạn chế, trong hai năm gần đây BIDV mới chủ yếu tập trung xử lý nợ xấu bằng việc bán nợ trên thị trường cho VAMC mà chưa có các biện pháp khác thay thế. Bởi việc bán nợ chủ yếu là khai thác tài sản đảm bảo nhưng với quy trình xử lý nợ bằng khai thác, phát mại tài sản đảm bảo tốn rất nhiều thời gian và công sức, làm giảm sự chuyên môn hóa trong kinh doanh ngân hàng.
2.4.2.2. Nguyên nhân
Nguyên nhân đẩy nợ xấu tăng nhanh thời gian qua có nhiều, song nổi lên một số nhóm nguyên nhân chính sau:
*/ Nguyên nhân chủ quan
- Trình độ và vai trò của cán bộ quản lý tín dụng chưa cao
Hiện tại, mặc dù đã triển khai mô hình tổ chức của cơ quan quản lý rủi ro theo khối, theo đó khối quản trị rủi ro bao gồm các phòng ban chuyên trách tại Hội sở và các Phòng tín dụng tại chi nhánh. Tuy nhiên, trình độ của cán bộ quản lý rủi ro tín dụng cũng như vai trò của phòng tín dụng tại chi nhánh trong kiểm soát rủi ro và quản lý nợ xấu chưa cao. Phần lớn nhân sự tại cơ quan này đều có ít kinh nghiệm thực tế,
không có hoặc có rất ít thời gian trải qua công tác tại bộ phận quan hệ khách hàng, điều này dẫn đến những hạn chế nhất định trong phân tích, thẩm định và giám sát cho vay.
Mặc dù quản lý nợ xấu có được đề cập đến trong chức năng và nhiệm cụ của phòng tín dụng tại các chi nhánh, phòng giao dịch, song thực tế vai trò của cơ quan này tương đối mờ nhạt. Việc quản lý nợ xấu chỉ dừng ở theo dõi, báo cáo mà chưa thực sự tham gia vào quy trình xử lý nợ. Một phần do lực lượng cán bộ mỏng, chưa có cán bộ chuyên trách, mặt khác do chưa xây dựng được cơ chế trao đổi thông tin hiệu quả, làm mất đi khả năng nắm bắt và kiểm soát thông tin của bộ phận quản lý tín dụng.
- Việc theo dõi nợ xấu chưa khoa học, xử lý nợ xấu chưa thực sự khách quan Trong theo dõi nợ xấu, đặc biệt là những khoản nợ xấu tồn đọng trong một khoảng thời gian dài chưa được thực hiện một cách khoa học, có hệ thống. Sự luân chuyển cán bộ nhân viên cũng như điều chuyển công tác đối với những nhân viên trực tiếp cho vay đã tạo ra một khoảng trống nhất định giữa những người tiếp nhận lại khoản vay và khách hàng, thêm vào đó trách nhiệm trong quản lý nợ xấu của người tiếp nhận mặc dù được cụ thể hóa thành nghĩa vụ nhưng chưa gắn với quyền lợi và có sự động viên kịp thời.
Ngoài những khoản nợ xấu được bàn giao lại do luân chuyển cán bộ, điều chuyển công tác thì phần lớn các khoản nợ xấu còn lại do nhân viên cho vay trực tiếp quản lý và xử lý thu hồi. Điều này giúp quá trình theo dõi và nắm bắt tình hình khách hàng thuận lợi, tuy nhiên trong một số trường hợp nhân viên ngân hàng còn có tâmlý cả nể, không áp dụng các biện pháp xử lý phù hợp, đặc biệt với những khoản nợ xấu mới phát sinh dẫn đến tình trạng nợ xấu không được xử lý dứt điểm. Bên cạnh đó, một số khoản vay có liên quan đến bảo lãnh của cơ quan quốc phòng không thể xử lý quyết liệt do có nhiều mối quan hệ khác chi phối.
- Chưa tuân thủ quy trình nghiệp vụ tín dụng: Do sự thiếu kinh nghiệm và không nắm chắc nghiệp vụ của cán bộ, nhân viên tín dụng dã dẫn tới những rủi ro không lường như cho khách hàng vay mượn giấy tờ tài sản thế chấp hình thành từ vốn vay để bán mà không thu được nợ. Bên cạnh đó, việc kiểm soát sau khi cấp tín dụng còn nhiều hạn chế, yếu kém và thực hiện mang tính hình thức, có một số khách hàng
đã lợi dụng sơ hở này vay để đi trả nơi khác, khách hàng sử dụng vốn saimục đích mà ngân hàng không biết.
- Chưa xây dựng được quy trình đối với tài sản đảm bảo, quy trình xử lý nợ xấu
Trong quá trình xét duyệt cho vay, việc đánh giá giá trị tài sản cầm cố, thế chấp chưa sát thực, phụ thuộc hoàn toàn vào đánh giá chủ quan của nhân viên cho vay trong khi trình độ hạn chế, không có đủ kiến thức chuyên môn trên những lĩnh vực khác nhau nên không thể đánh giá được hiện trạng của tài sản. Đặc biệt, chưa có một chuẩn mực về định giá tài sản đảm bảo cụ thể đối với từng loại tài sản như bất động sản, phương tiện vận tải, máy móc thiết bị, hàng hóa,...dẫn đến tình trạng định giá không sát với giá trị thực do vô tình hoặc cố ý, ảnh hưởng tới kết quả xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ xấu, một số khoản vay mặc dù đã xử lý hết tài sản đảm bảo nhưng cũng không đủ để thu hồi nợ.
Do chưa có quy trình xử lý nợ xấu thống nhất, thêm vào đó là đội ngũ cán bộ