Kiến nghị đối với Hiệp hội Ngân hàng

Một phần của tài liệu quản trị nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 80 - 84)

Hiệp hội ngân hàng cần có biện pháp kịp thời nắm tình hình, phản ánh những vướng mắc trong quá trình thực thi luật ngân hàng và các luật liên quan cũng như các quyết định được ban hành, đồng thời kiến nghị với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc sửa đổi bổ sung, nhằm góp phần hoàn thiện pháp luật về ngân hàng và các luật có liên quan.

Hiệp hội ngân hàng nên theo dõi tình hình hoạt động quản trị rủi ro tín dụng cụ thể từng ngân hàng hội viên để kịp thời nắm bắt tình hình, những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng nói chung và quản trị nợ xấu nói riêng của các tổ chức hội viên. Từ đó tổng hợp, phản ánh với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, tháo gỡ.

Cần thực hiện chức năng thông tin, tuyên truyền, quảng bá chủ trương chính sách, pháp luật của nhà nước về lĩnh vực ngân hàng nói chung và vấn đề quản trị nợ xấu trong hoạt động tín dụng nói riêng, song song với đó chính là thành lập các diễn đàn trao đổi về các vấn đề liên quan đến hoạt động quản trị nợ xấu trong các ngân

hàng, góp phần hỗ trợ các ngân hàng hội viên đạt được mục tiêu kinh doanh và đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.

Ngoài ra, hiệp hội ngân hàng nên tổ chức xuất bản và phát hành táp chí thị trường tài chính tiền tệ và các ấn phẩm sách báo trong đó có trình bày rõ các vấn đề liên quan đến quản trị nợ xấu để giúp các ngân hàng thành viên cập nhật các thông tin và kiến thức bổ ích.

Xây dựng các kế hoạch, nội dung đào tao, bồi dưỡng, khảo sát về vấn đề quản trị nợ xấu trong hoạt động ngân hàng từ các chương trình tài trợ của nước ngoài, nhằm cập nhật kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ ngân hàng và quản trị, điều hành hoạt động kinh doanh ngân hàng. Đồng thời, tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng, khảo sát trong nước và ở nước ngoài nhằm đáp ứng yêu cầu của các ngân hàng hội viên. Bên cạnh đó, hiệp hội ngân hàng có thể hợp tác với các hoạc viện, viện nghiên cứu, trường đại học và trung học chuyên nghiệp, trung tâm đào tạo trong và ngoài nước trong việc đào tạo, nghiên cứu khoa học và công nghệ ngân hàng, tiếp nhận các chương trình dự án tài trợ trong lĩnh vực đào tạo và thực hiện các chương trình dự án đó từ các tổ chức trong nước và quốc tế có liên quan đến quản trị nợ xấu trong hoạt động ngân hàng nhằm nâng cao kiến thức cho các ngân hàng hội viên.

3.3.4. Kiến nghị đối với Khách hàng

Nâng cao năng lực, kinh nghiệm quản trị điều hành của người đứng đầu tổ chức, doanh nghiệp, các cá nhân. Quản lý tốt hoạt động kinh doanh, tránh tình trạng đầu tư quá mức, mở rộng kinh doanh bằng mọi giá trong khi các nguồn lực về con người, vốn, công nghệ,... và thị trường chưa đầy đủ, dẫn đến hoạt động kinh doanh gặp khó khăn, thua lỗ, ảnh hưởng đến khả năng thanh toán các khoản nợ tại ngân hàng.

Cần nắm vững những quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động kinh doanh, quyền và nghĩa vụ của mình trong quan hệ với các đối tác cũng quan hệ vay vốn tại ngân hàng. Nâng cao hơn nữa ý thức tuân thủ quy định của pháp luật. Tránh tình trạng vi phạm cam kết do nguyên nhân không biết hoặc hiểu sai quy định, dẫn đến cố tình gây cản trở ngân hàng trong việc thực hiện các quyền đối với tài sản, nghĩa vụ nợ của khách hàng hoặc người bảo lãnh.

Chú trọng nâng cao chất lượng các báo cáo tài chính cung câp cho ngân hàng thông qua việc sử dụng báo cáo tài chính đã được kiểm soát bởi các công ty kiểm toán

độc lập. Thường xuyên đánh giá, phân tích tình hình tài chính, luồng tiền luân chuyển để có thể chủ động trong kinh doanh, khắc phục kịp thời khi tình hình tài chínhcó dấu hiệu suy giảm, mất cân đối.

Không ngừng nâng cao năng lực tài chính, có chính sách phân phối lợi nhuận cho phù hợp, đặc biệt chú trọng đến việc trích lập các quỹ dự phòng nhằm nâng cao khả năng chống đỡ đối với những biến động theo chiều hướng bất lợi của thị trường.

Chủ động phối hợp với ngân hàng trong việc cung cấp thông tin, báo cáo kịp thời những thông tin ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của khách hàng, không được che dấu, làm sai lệch thông tin nhằm đạt những mục đích nhất định.

Doanh nghiệp khi gặp khó khăn cần chủ động hơn nữa trong việc lựa chọn các giải pháp sáp nhập, hợp nhất hoặc có những phương án tăng vốn kịp thời, đảm bảo duy trì hoạt động kinh doanh, tránh tình trạng kinh doanh thua lỗ kéo dài và không thể cứu vãn. Trong trường hợp không thể cứu vãn, doanh nghiệp cũng cần chủ động tuyên bố phá sản theo luật phá sản, đảm bảo quyền lợi cho các bên liên quan.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trong chương ba đưa ra những định hướng phát triển cho BIDV tới năm 2020. Ngoài ra, từ việc phân tích thực trạng nợ xấu của BIDV trong giai đoạn 2010 – 2014 đã đưa ra một số giải pháp của ngân hàng BIDV nhằm ngăn ngừa và nâng cao về hiệu quả quản trị nợ xấu trong giai đoạn hiện nay tới năm 2020 theo tiêu chuẩn quốc tế. Trong đó yếu tố con người là quan trọng và xuyên suốt nhất.

Bên cạnh đó, tác giả cũng đưa ra một số kiến nghị đối với chính phủ, ngân hàng nhà nước, hiệp hội ngân hàng và các khách hàng nhằm tạo điều kiện và hỗ trợ ngân hàng trong công tác quản trị nợ xấu của mình.

KẾT LUẬN

Qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu có thể thấy hoạt động tín dụng và quản trị nợ xấu tại các ngân hàng thương mại nói chung và tại BIDV nói riêng có vai trò vô cùng quan trọng trong nền kinh tế, là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế của đất nước. Hệ thống ngân hàng là trung gian chu chuyển vốn lớn nhất trong nền kinh tế, có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế. Quản trị nợ xấu trong hoạt động ngân hàng nhằm làm tăng chất lượng các khoản vay, giảm chi phí hoạt động, tăng thu nhập, nâng cao năng lực tài chính của ngân hàng trong điều kiện ngành ngân hàng cũng như nền kinh tế Việt Nam đang hội nhập ngày càng sâu với nền kinh tế thế giới. Việc cấp tín dụng và quản trị nợ xấu tốt của hệ thống ngân hàng có hiệu quả thì lượng vốn cấp cho xây dựng đầu tư vào nền kinh tế mới cao, mới tạo ra sức mạnh cho nền kinh tế vươn xa để đạt những thành tựu, tiến bộ mới.

Qua phân tích về hoạt động quản trị nợ xấu tại BIDV tôi thấy : Đây là một ngân hàng có uy tín và nhiều nỗ lực trong hoạt động quản trị nợ xấu, đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế đất nước ta trong những năm qua. Tuy nhiên, trước sự cạnh tranh gay gắt của thị trường ngân hàng cũng như những đòi hỏi trong việc đổi mới hoạt động, BIDV cần tiếp tục giữ vững những lợi thế đã có đồng thời phát triểnnhiều cách thức quản trị nợ xấu hiệu quả hơn để đứng vững trên thị trường.

Do đặc điểm phức tạp và thường xuyên biến đổi của rủi ro trong hoạt động ngân hàng mà nợ xấu là một trong những vấn đề có ảnh hưởng nghiêm trọng, quản lý nợ xấu sẽ được các nhà khoa học, người làm chuyên môn tiếp tục nghiên cứu, phát triển và hoàn thiện phù hợp với từng thời kỳ. Đây là một đề tài lớn, trong khuôn khổ luận văn thạc sĩ nên không thể tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót, tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các thầy cô giáo để có thể hoàn thiện bài nghiên cứu. Tác giả xin chân thành cảm ơn!

Một phần của tài liệu quản trị nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 80 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)