Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu quản trị nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 76 - 80)

Tăng cường kiểm tra, quản lý chặt chẽ hoạt động tín dụng

NHNN luôn quan tâm chỉ đạo việc đổi mới, nâng cao năng lực và hiệu quả của công tác thanh tra, giám sát ngân hàng; tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động của các TCTD, đặc biệt là hoạt động tín dụng nhằm bảo đảm an toàn hệ thống ngân hàng. Từ cuối năm 2011 đến nay, công tác thanh tra, giám sát ngân hàng đã có những đổi mới mạnh mẽ theo hướng thanh tra, giám sát pháp nhân, kết hợp giữa thanh tra, giám sát tuân thủ với thanh tra, giám sát rủi ro và được chỉ đạo tập trung, thống nhất từ trung ương đến các địa phương; nội dung thanh tra, giám sát đối với các TCTD tậptrung chủ yếu vào các lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro, đặc biệt là trong hoạt động tín dụng và đầu tư tài chính. Qua thanh tra, kiểm tra, NHNN đã phát hiện và chủ động xử lý theo thẩm quyền hoặc phối hợp với cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật đối với những hành vi vi phạm pháp luật của TCTD như cho vay vượt giới hạn an toàn, cho vay không đúng đối tượng, sử dụng vốn sai mục đích;...

Trong năm 2014, để đảm bảo các TCTD hoạt động an toàn, hiệu quả, tuân thủ nghiêm các quy định của Ngân hàng Nhà nước và pháp luật, ngay từ đầu năm, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành và chỉ đạo triển khai Kế hoạch thanh tra chuyên ngành ngân hàng năm 2014 đối với các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, trong đó0T0Tđã xác định nhiệm vụ quan trọng là làm rõ chất lượng tín dụng của hệ thống cùng với việc chấp hành các tỷ lệ bảo đảm an toàn hoạt động của các TCTD.

Cụ thể, trong 06 tháng đầu năm 2014, NHNN đã tiến hành 469 cuộc thanh tra chuyên ngành. Các đoàn thanh tra, kiểm tra đã đưa ra 4.229 kiến nghị, yêu cầu TCTD khắc phục tồn tại, sai phạm. Căn cứ kết quả thanh tra, NHNN đã ban hành: 04 Quyết định cảnh báo vi phạm, 86 quyết định xử phạt vi phạm hành chính36TP

1

P36T

, 01 Quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính 500 triệu đồng, 02 Quyết định xử lý sau thanh tra, 01 Quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả.

14T

Tăng cường hoạt động thanh tra, giám sát hệ thống ngân hàng vì mục tiêu sinh lợi của hoạt động ngân hàng trên cơ sở đảm bảo an toàn cho từng NHTM cũng như toàn hệ thống. Các quy định của NHNN ban hành ra phải được các ngân hàng thực hiện một cách thống nhât, không phân biệt NHTM cổ phần và NHTM nhà nước, NHTM trong nước và NHTM có vốn nước ngoài hay chi nhánh ngân hàng nước ngoài ở Việt nam. NHNN cũng kiêm tra, theo dõi thường xuyên hoạt động của cac NHTM, nhất là hoạt động tín dụng, phát hiện các dấu hiệu phát sinh các khoản nợ xấu cho NHTM, đề ra các biện pháp xử lý nợ xấu dứt điểm làm trong sạch tình hình tài chính của NHTM. Thông qua đó, nâng cao tính minh bạch, công khai, tăng cường lòng tin của khách hàng với ngân hàng.

14T

Đẩy mạnh cải cách khu vực ngân hàng, mạch máu lưu chuyển vốn của nền kinh tế, góp phần vận hành có hiệu quả nền kinh tế, nhất là trong bối cảnh Việt Nam hội nhập càng sâu và rộng với hệ thống ngân hàng thế giới nói riêng và nền kinh tế thế giới nói chung. Đẩy nhanh quá trình hiện đại hóa cac NHTM trên cơ sở công nghệ hiện đại.

NHNN phải quản lý chặt chẽ về cơ chế, chính sách nhằm ngăn chặn nợ xấu cũng như các vụ tham nhũng lớn xảy ra tại Ngành trong thời gian vừa qua.

Cùng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước, hệ thống tổ chức tín dụng (TCTD) Việt Nam đã có sự phát triển đáng kể về quy mô và chất lượng, hiệu quả hoạt động, đa dạng về sản phẩm nghiệp vụ, góp phần quan trọng vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Trong quá trình này, NHNN đã chú trọng hoàn thiện hệ thống thể chế, cơ chế, chính sách và kiện toàn bộ máy tổ chức, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, đáp ứng yêu cầu phát triển của hệ thống và hạn chế các rủi ro, sai phạm phát sinh trong hoạt động của hệ thống ngân hàng; đồng thời, thường xuyên chỉ đạo, giám sát quá trình đổi mới, kiện toàn công tác quản trị điều hành, quản trị rủi ro, kiểm soát, kiểm toán nội bộ, hiện đại hóa công nghệ... của các NHTM.

Mặc dù vậy, do những diễn biến phức tạp và khó khăn khách quan của nền kinh tế trong và ngoài nước, cũng như những hạn chế nhất định trong quản trị, điều hành của các NHTM và công tác thanh tra, giám sát của NHNN, nên trong thực tế đã phát sinh một số sai phạm trong hoạt động ngân hàng, nợ xấu có xu hướng gia tăng.

Từ năm 2012 trở lại đây, NHNN đã chủ động ban hành nhiều cơ chế, chính sách, giải pháp và tích cực phối hợp với các Bộ, ngành triển khai nhiều biện pháp nhằm ngăn chặn nợ xấu gia tăng, tăng cường công tác quản lý thị trường tiền tệ, hoạt động ngân hàng và phát hiện, xử lý nghiêm các sai phạm. Trong đó:

- Chủ động xây dựng, báo cáo Bộ Chính trị và trình Chính phủ phê duyệt0T0TĐề án tổng thể xử lý nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng và triển khai đồng bộ, quyết liệt nhiều giải pháp xử lý và hạn chế nợ xấu gia tăng.

- Xây dựng, ban hành đồng bộ các văn bản hướng dẫn 2 Luật Ngân hàng năm 2010. Rà soát, phát hiện bất cập, chồng chéo trong hệ thống pháp luật liên quan đến hoạt động tiền tệ, tín dụng, ngân hàng để xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết nhằm bảo đảm tính đồng bộ của hệ thống pháp luật.0T0TThực hiện tốt công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát, theo dõi thi hành pháp luật để phát hiện và xử lý kịp thời các bất cập, lỗ hổng của pháp luật về ngân hàng...

- Tăng cường thanh tra, giám sát hoạt động tiền tệ, ngân hàng và tiếp tục đổi mới tổ chức, hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng để phát hiện, cảnh báo, xử lý kịp thời các hành vi sai phạm, góp phần phòng ngừa, hạn chế tham nhũng và vi phạm pháp luật trong lĩnh vực ngân hàng.

- Chỉ đạo các TCTD tăng cường công tác kiểm toán, kiểm soát nội bộ; áp dụng nhiều biện pháp tích cực để ngăn ngừa, phát hiện các vi phạm pháp luật; chủ động phối hợp chặt chẽ với các Cơ quan pháp luật trong việc chuyển giao hồ sơ, vụ việc có dấu hiệu vi phạm để kịp thời ngăn chặn và xử lý; tích cực phối hợp, cung cấp thông tin, tài liệu cho các cơ quan chức năng khi có đề nghị...

- Tập trung đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của NHNN cũng như TCTD (cả về nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp). Đẩy mạnh quá trình cơ cấu lại hệ thống các TCTD, kể cả các TCTD hoạt động lành mạnh để nâng cao tính công khai, minh bạch và hiệu quả hoạt động của hệ thống các TCTD.

Nhờ triển khai đồng bộ các giải pháp nêu trên nên tốc độ gia tăng nợ xấu đã giảm dần; hạn chế những sai phạm trong ngành Ngân hàng; kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm minh các sai phạm với nguyên tắc xử lý là bảo đảm thu hồi tối đa tài sản cho TCTD, Nhà nước, nhân dân; tổ chức, cá nhân vi phạm phải được xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật.

Trước yêu cầu phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế, trong thời gian tới tình hình cạnh tranh sẽ diễn ra gay gắt hơn, tình hình vi phạm pháp luật, tham nhũng, tội phạm kinh tế nói chung và trong lĩnh vực ngân hàng nói riêng sẽ tiếp tục có nhiều diễn biến phức tạp. NHNN sẽ tiếp tục phối hợp với các cấp, các ngành có liên quan hoàn thiện hệ thống thể chế, cơ chế, chính sách, kiện toàn bộ máy tổ chức, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để quản lý chặt chẽ hơn chất lượng tín dụng, thị trường tiền tệ, hoạt động ngân hàng nói riêng, thị trường tài chính nói chung nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, ngăn chặn nợ xấu và đấu tranh, phòng, chống tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng, bảo đảm phát triển hệ thống ngân hàng Việt Nam an toàn, hiệu quả.

Cần xem xét và xử lý nghiêm đối với cán bộ, nhân viên ngành liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra nợ xấu của các TCTD vừa qua, nhằm đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật.

Kể từ năm 2005, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành nhiều quy định mới về quản trị rủi ro, an toàn hoạt động ngân hàng và quản lý tín dụng, đặc biệt là quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro tiến tới phù hợp với thông lệ quốc tế, nhờ đó đã góp phần hạn chế nợ xấu gia tăng và xử lý được một phần nợ xấu phát sinh. Tuy nhiên, quy mô nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu vừa quatương đối cao, nguyên nhân là do0T0Tnợ xấu của các TCTD tiềm ẩn và đã được tích lũy trong một thời gian dài, đặc biệt là thời kỳ nới lỏng chính sách kinh tế vĩ mô để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế nhanh. Từ Quý IV/2011 trở lại đây, nợ xấu bắt đầu lộ diện khi môitrường kinh doanh xấu đi, tín dụng tăng chậm lại và Chính phủ triển khai quyết liệt các giải pháp cơ cấu lại các TCTD.Trong bối cảnh nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, số lượng doanh nghiệp phá sản, giải thể ở mức cao, sức mua của thị trường còn yếu và chưa được cải thiện nhiều, tỷ lệ hàng tồn kho lớn, các giải pháp đồng bộ của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương mới đang dần phát huy hiệu quả thì tình hình nợ xấu của các TCTD còn nhiều diễn biến phức tạp.

Bên cạnh đó, cũng có nguyên nhân chủ quan do mộtsố TCTD vi phạm cơ chế, nguyên tắc cấp tín dụng (như thẩm định sơ sài, cho vay không đủ điều kiện cấp tín dụng, kiểm tra, giám sát sử dụng vốn vay thiếu chặt chẽ); một số cán bộ ngân hàng

năng lực, trình độ yếu kém hoặc cố ý làm trái, câu kết với khách hàng cấp tín dụng sai chế độ.

Nhờ triển khai đồng bộ các giải pháp nêu trên nên tốc độ gia tăng nợ xấu đã giảm dần; hạn chế những sai phạm trong ngành Ngân hàng; kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm minh các sai phạm với nguyên tắc xử lý là bảo đảm thu hồi tốiđa tài sản cho TCTD, Nhà nước, nhân dân; tổ chức, cá nhân vi phạm phải được xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật.

Trong thời gian tới, NHNN sẽ tiếp tục phối hợp với các cấp, các ngành có liên quan tiếp tục hoàn thiện hệ thống thể chế, cơ chế, chính sách; kiện toàn bộ máy tổ chức, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; phát triển hệ thống công nghệ ngân hàng, tăng cường công cụ kiểm soát, giám sát hoạt động của TCTD; tăng cường công tác thanh tra, giám sát hoạt động của TCTD; xử lý nghiêm các vi phạm trong lĩnh vực ngân hàng,...; quản lý chặt chẽ chất lượng tín dụng, thị trường tiền tệ, hoạt động ngân hàng; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, ngăn chặn nợ xấu và đấu tranh, phòng, chống tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng; bảo đảm phát triển hệ thống ngân hàng Việt Nam an toàn, hiệu quả.

Một phần của tài liệu quản trị nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 76 - 80)