Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng và hạn chế rủi ro

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện trà ôn (Trang 79 - 82)

5.2.3.1. Trong công tác thẩm định

Thẩm định là công việc rất quan trọng, nó sẽ là căn cứ và bằng chứng để đưa ra quyết định cho vay hay không, gồm có thẩm định khách hàng, thẩm định

phướng án sản xuất kinh doanh, thẩm định về tài sản bảo đảm nợ vay. Để nâng cao hiệu quả thẩm định, yếu tố quan trọng nhất là con người. Vì vậy nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ tín dụng mà đặc biệt chú trọng đến năng lực thẩm định. Bên cạnh đó việc xúc tiến thành lập tổ thẩm định và tái thẩm định để hạn chế tối đa những rủi ro trong công tác thẩm định do thong đồng hoặc thiếu trình độ chuyên môn của cá nhân thẩm định.

5.2.3.2. Trong việc giải ngân, định kỳ hạn thu nợ gốc và nợ lãi.

Công việc này phải được xác định một cách hợp lí. Ngân hàng cần dựa vào bốn căn cứ cơ bản: chu kỳ sản xuất kinh doanh của khách hàng; thời hạn thu hồi vốn của mùa vụ hay dự án; khả năng thu nhập và trả nợ khách hàng; nguồn vốn cho vay chính của ngân hàng. Đây là vấn đề có ý nghĩa quan trọng vì nếu ddingj kỳ hạn thu nợ hợp lý khách hàng trả nợ khách hàng sẽ sử dụng vào việc khác như tiêu dùng hay cho vay lại bên ngoài…ảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợ sau này của ngân hàng.

5.2.3.3. Trong kiểm soát chất lượng tín dụng và thu hồi xử lý nợ.

- Phân tích chất lượng và phân loại các khoản vay để đưa ra kế hoạch kiểm tra, dự phòng rủi ro và xử lý kịp thời nợ có vấn đề (nợ xấu).

- Kiểm tra sau khi giải ngân: mức độ tuân thủ theo đúng cam kết trong hợp đồng về sử dụng vốn vay có đúng mục đích, tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng để có thể phát hiện những dấu hiệu tiềm ẩn của nợ xấu. Việc này phải được tiến hành định kỳ và đột suất đối với 100% khoản vay.

- Cấp quản lí trực tiếp của cán bộ tín dụng thường xuyên kiểm tra để chủ động phòng ngừa, phát hiện những mối quan hệ bất bình thường giữa cán bộ tín dụng và khách hàng, sự trung thực trong các báo cáo về các khoản vay do cán bộ tín dụng đề trình để ngăn chặn và sửa chữa kịp thời những sai sót.

- Đối với những khoản vay có tài sản bảo đảm, ngân hàng phải yêu cầu khách hàng thực hiện mua bảo hiểm đầy đủ cho tài sản đó theo qui định mới xét duyệt cho vay.

- Gía trị của tài sản bảo đảm định kỳ ít nhất 06 tháng phải được đánh giá lại một lần. Ngay sau khi biến động lớn về giá trị của tài sản trên là do hao mòn hữa hình

hay vô hình, ngân hàng phải yêu cầu khách hàng bổ sung thêm tài sản bảo đảm hay giảm giá trị dư nợ tương ứng cho phù hợp với khả năng bảo đảm tiền vay của tài sản.

- Đối với những món có dư nợ lớn, định kỳ khoản 06 tháng cán bộ phải phân tích lại toàn diện hoạt động sản xuất kih doanh của khách hàng để có biện pháp quản lý và thu hồi phù hợp.

- Phân tán rủi ro bằng cách cho vay nhiều ngành nghề, nhiều lĩnh vực và không đầu tư một lượng vốn quá lớn vào một số ít khách hàng.

- Khách hàng đang gặp khó khăn nhất thời do những nguyên nhân khách quan, ngân hàng có thể xem xét để điều chỉnh kỳ hạn trả nợ khách hàng để tránh trường hợp “vay nóng” bên ngoài để kịp thời trả nợ đúng hạn cho ngân hàng và xin vay lại.

CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện trà ôn (Trang 79 - 82)