Đây là số tiền mà ngân hàng cho vay trên thị trường trong một thời kỳ nhất định. Nó phụ thuộc vào hai yếu tố: nhu cầu khách hàng, khả năng đáp ứng của nguồn vốn ngân hàng. Tuy tín dụng được tài trợ chủ yếu bằng nguồn vốn huy động tại chỗ nhưng khi nhu cầu tín dụng quá lớn. Ngân hàng vẫn cố gắng đáp ứng bằng nguồn vốn xin điều chuyển từ cấp trên. Mặc dù phải chịu chi phí cao hơn, lợi nhuận ít nhưng mở rộng được thị trường và uy tín. Cho nên các biến động trong doanh số cho vay chủ yếu phụ thuộc vào nhu cầu vốn của khách hàng.
4.2.1.1 Doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng.
Bảng 4: DOANH SỐ CHO VAY CỦA NHNo&PTNT HUYỆN TRÀ ÔN. Đơn vị tính: Triệu đồng 2008 / 2007 2009 / 2008 Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 324.958 269.268 317.736 (55.690) (17,14) 48.468 18 Trung-dài hạn 93.677 67.318 63.642 (26.359) (28,14) (3.676) (5,46) Tổng 418.635 336.586 381.378 (82.049) (19,60) 44.792 13,31
Trong ba năm 2007 – 2009, doanh số cho vay biến động theo hai chiều hướng khác nhau, cụ thể: năm 2007 doanh số cho vay đạt 418.635 triệu đồng; năm 2008 doanh số cho vay đạt 336.586 triệu đồng, giảm 82.049 triệu đồng, tức giảm 19,60% so với năm 2007. Điều này chứng tỏ ngân hàng hoạt động không tốt cho nên tín dụng bị thu hẹp. Nhưng sang năm 2009 thì doanh số cho vay tăng trở lại đạt 381.378 triệu đồng, tăng 44.792 triệu đồng, tương ứng tăng13,31% so với cùng kỳ năm 2008. Đây là dấu hiệu đáng mừng trong việc mở rộng tín dụng. Sự tăng giảm không đồng đều của doanh số cho vay đồng nghĩa với sự tăng giảm nhu cầu vốn của thị trường.
- Năm 2008, doanh số cho vay giảm xuống thấp hơn năm 2007. Nguyên nhân ảnh hưởng của kỳ tăng giá nguyên vật liệu sản xuất năm trước (2007) làm cho người sản xuất thận trọng hơn trong quyết định sản xuất, thậm chí chỉ sản xuất cầm chừng trong mức vốn tự có. Thêm nữa trong năm giá xăng dầu liên tục tăng ( từ 14.500 đồng lên 19.000 đồng từ tháng 02- tháng 07/năm 2008). Khiến cho qui mô hoạt động của huyện co cụm lại, nhu cầu tăng vốn tín dụng ngân hàng để đầu tư sản xuất là hạn chế.
- Năm 2009, do nhà nước tung gói kích cầu hỗ trợ lãi suất 4% đối với lĩnh vực ngân hàng (01/02/2009 – 31/12/2009 là thời gian hỗ trợ lãi suất đối với ngắn hạn, và trung –dài hạn là hai năm) cho nên đã kích thích nhiều hộ tăng sản xuất. Thêm vào đó, năm 2008 là năm khủng hoảng về giá vật liệu, lạm phát,… nên các hộ nông dân cũng như doanh nghiệp không dám mở rộng qui mô sản xuất. Năm 2009 mọi thứ đã tạm bình ổn, dịch bệnh trên cây trồng và vật nuôi bị đẩy lùi. Và năm 2009, định mức cho vay của ngân hàng cũng được tăng lên là 1 triệu đồng / công nhằm phù hợp với sự leo thang của giá cả như hiện nay.
Khi phân tích doanh số cho vay qua các năm, ta sẽ thấy cơ cấu nghiêng hoàn toàn về ngắn hạn và có xu hướng tỉ trọng tăng đều qua các năm. Vấn đề này được minh họa rõ qua hình 6:
Hình 6 : CƠ CẤU DOANH SỐ CHO VAY THEO THỜI HẠN CỦA NHNo&PTNT HUYỆN TRÀ ÔN.
(Nguồn: Phòng tín dụngNHNo&PTNT huyện Trà Ôn)
Lý giải cho điều này như sau:
- Khách hàng phần đông của ngân hàng là nông dân và các tiểu thương nên nhu cầu vốn nhỏ và thời gian ngắn theo mùa vụ và chu kỳ kinh doanh dưới 1 năm . Kỳ hạn vay phù hợp với chu kỳ sản xuất sẽ dễ dàng trong thanh toán nợ cho ngân hàng.
- Lãi suất phải thấp hơn vay trung – dài hạn.
- Ngoài tâm lí sợ nợ, kỳ hạn càng dài càng nhiều lo lắng.
- Thời hạn cho vay ngắn, ngân hàng dễ kiểm soát về rủi ro lãi suất, lạm phát, kỳ thu nợ.
4.2.1.2 Doanh số cho vay theo từng thành phần kinh tế a) Doanh số cho vay ngắn hạn:
Mục đích chính của tín dụng ngắn hạn là bổ sung vốn lưu động tạm thời đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh cho các nhân và doanh nghiệp. Cho vay ngắn hạn luôn được ngân hàng quan tâm hàng đầu, nó chiếm tỉ trọng lớn trong nhu cầu vốn của địa bàn.
Năm 2007 77, 62 % 22,38 % Năm 2008 80% 20% Năm 2009 83,31 % 16,89 % Ngắn hạn Trung - dài hạn
Bảng 5: DOANH SỐ CHO VAY NGẮN HẠN CỦA NHNo&PTNT HUYỆN TRÀ ÔN. Đơn vị tính: Triệu đồng 2008 / 2007 2009 / 2008 Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Số tiền % Số tiền % I. Hộ 320.606 262.818 308.281 57.788 (18,02) 45.463 17,30 1. SXKD 318.497 258.614 300.935 (59.883) (18,80) 42.321 16,36 2. TD 2.109 4.204 7.346 2.095 99,34 3.142 74,74 II. DN 4.352 6.450 9.455 2.098 48,21 3.005 46,58 Tổng 324.958 269.268 317.736 (55.690) (17,14) 48.468 18
(Nguồn: Phòng tín dụngNHNo&PTNT huyện Trà Ôn)
(Với Hộ: Hộ dân cư, SXKD: Sản xuất kinh doanh, TD: Tiêu dùng, DN: Doanh nghiệp)
Doanh số cho vay ngắn hạn cũng biến động tăng, giảm qua ba năm 2007-2009, cụ thể: Năm 2008 đạt 269.268 triệu đồng, giảm 55.690 triệu đồng, tức giảm 17,14 % so với năm 2007; năm 2009 đạt 317.736 triệu đồng, tăng 48.468 triệu đồng, tức tăng 18 % so với cùng kỳ năm 2008. Trong đó:
- Cho vay ngắn hạn hộ dân cư: nhu cầu vốn ngắn hạn của hộ dân cư chủ yếu là để sản xuất kinh doanh và phục vụ nhu cầu tiêu dùng - đời sống. Cho vay hộ dân cư chiếm tỉ trọng khá lớn trong tổng nhu cầu vốn ngắn hạn của địa bàn, cụ thể: năm 2007 chiếm 98,66 %, năm 2008 chiếm 97,60 %; năm 2009 chiếm 97,02 %. Tuy tỉ trọng có giảm qua các năm nhưng nó vẫn còn ở mức rất cao.
+ Cho vay ngắn hạn phục vụ sản xuất kinh doanh của hộ: Nhu cầu vốn loại này chủ yếu là để bổ sung chi phí vốn lưu động tạm thời bị thiếu hụt trong sản suất kinh doanh của hộ. Kinh tế huyện chủ yếu là nông nghiệp với tỉ trọng 80% đóng góp, còn lại là các ngành nghề nhỏ như: tiểu thủ công nghiệp, buôn lẻ của các tiểu thương ở chợ và buôn chuyến. Chính vì thế mà nhu cầu vốn phụ thuộc vào điều kiện thời tiết và thị trường. Doanh số cho vay ngắn hạn phục vụ
hộ sản xuất kinh doanh như sau: năm 2008 đạt 258.614 triệu đồng, giảm 59.883 triệu đồng, tức giảm 18,80 %so với năm 2007; năm 2009 đạt 300.935 triệu đồng, tăng 42.321 triệu đồng, tức tăng 16,36 % so với năm 2008, nhưng vẫn thấp hơn doanh số cho vay năm 2007.
Biến động năm 2008: đây là biến động giảm nhu cầu vốn vay.
Trong sản xuất nông nghiệp: Năm 2008, do ảnh hưởng từ kỳ tăng giá nguyên vật liệu vào những tháng cuối năm 2007 còn kéo dài sang năm 2008. Thêm nữa là việc giá dầu liên tục tăng làm cho người dân ngần ngại trong việc đầu tư mới và mở rộng qui mô. Chủ yếu chỉ là sản xuất cầm chừng để “ giữ vườn, giữ chuồng, ao nuôi” nên nhu cầu vốn trong năm giảm xuống thấp, chủ yếu sử dụng lợi nhuận giữ lại từ các năm trước để tái sản xuất.
Những ngành nghề khác: chủ yếu là tiểu thủ công nghiệp như mộc, đan lát, thảm lục bình, làm bánh,…, và buôn lẻ của các tiểu thương. Đối tượng này chịu sự ảnh hưởng chủ yếu từ việc tăng giá của xăng dầu, điện than,… Và cũng chính vì chịu sự ảnh hưởng của lạm phát, giá cả sản phẩm đắc đỏ do chi phí cao nên thị trường tiêu thụ rất chậm, chủ yếu vẫn sản xuất kinh doanh trên lượng hàng hóa và nguyên vật liệu tồn lại trong kho của năm trước. Chính vì thế nhu cầu vốn đã hạn chế.
Biến động năm 2009: đây là biến động tăng nhu cầu vốn vay. Trong sản xuất nông nghiệp: do giá cả hàng hóa, phân bón,… đã được bình ổn nhờ giảm phát cùng với sự hỗ trợ lãi suất hộ sản xuất nông nghiệp của Nhà nước nên nhu cầu vốn tăng nhanh do tái sản xuất trở lại.
Những ngành nghề khác: dưới sự tác động mạnh của biến động kinh tế từ năm trước nên sản xuất, kinh doanh bị thu hẹp. Đến năm 2009, giá chi phí sản xuất được ổn định nên các doanh nghiệp đã tiếp tục hoạt động. Trong đó các sản phẩm đan lát, mộc đã có thị trường để xuất khẩu, cho nên nhu cầu vốn cũng tăng.
+ Cho vay ngắn hạn phục vụ tiêu dùng – phục vụ đời sống của hộ.
Nhu cầu vốn tiêu dùng chủ yếu đáp ứng về phương tiện đi lại, chi sửa chửa hay xây nhà mới, đôi khi là chi cho học tập (hiện nay nhu cầu vốn cho học tập đã giảm mạnh do chuyển hướng sang vay ngân hàng chính sách). Đây là khoản vay
phục vụ cho nhu cầu không sinh lợi cho khách hàng nên ngân hàng phải lựa chọn khách hàng có thu nhập ổn định và có khả năng trả nợ chắc chắn. Khách hàng chính của loại này đa số là công nhân viên chức. Tùy theo nhu cầu của khách hàng và qui mô của khoản vay, ngân hàng sẽ quyết định thời hạn cho vay. Nhưng nhìn chung, những khoản vay nhỏ thường là ngắn hạn. Tín dụng loại này chủ yếu phục vụ cho nhu cầu nhà ở và ngân hàng cũng ưu tiên cho vay đối tượng này vì khả năng đảm bảo tương đối cao và giải quyết được nhu cầu nhà ở khang trang cho người dân. Doanh số cho vay tiêu dùng ngắn hạn biến động qua các năm, cụ thể: năm 2007 là 2.109 triệu đồng; năm 2008 là 4.204 triệu đồng, tăng 2.095 triệu đồng, tức tăng 99,34 % so với năm 2007; năm 2009 là 7.346 triệu đồng, tăng 3.142 triệu đồng, tương đương tăng 74,74 % so với năm 2008.
- Năm 2008, doanh số cho vay tiêu dùng ngắn hạn tăng mạnh và chủ yếu vào các tháng cuối năm. Nguyên nhân chính là giá vật tư xây dựng giảm hơn cả mức giá trước thời điểm “sốt” (10/2007), các nhu cầu để xây mới và sửa chữa nhà bị gác lại của năm trước hay mới phát sinh năm nay tăng lên.
- Năm 2009, doanh số cho vay tiêu dùng lại tiếp tục tăng cao. Nguyên nhân do các biện pháp kiềm chế lạm phát đã có tác dụng nên giá vật tư xây dựng ổn định nhiều, nhu cầu xây dựng nhà cũng như sửa chữa nhà tăng cao.
+ Cho vay ngắn hạn doanh nghiệp:
- Lĩnh vực hoạt động chủ yếu của các doanh nghiệp là xây dựng, vật liệu, bảo vệ thực vật nên nhu cầu vốn ngắn hạn nhằm giải quyết chi phí tạm thời để nhập hàng bán và thi công trong thời gian chờ giải ngân của chủ đầu tư.
Cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp tương đối thấp so với tổng thế nhưng tình hình rất khả quan, cụ thể: năm 2007 là 4.352 triệu đồng; năm 2008 là 6.450 triệu đồng, tăng 2.098 triệu đồng, tức tăng 48,21 % so với năm 2007; năm 2009 tăng 3.005 triệu đồng, tăng 46,59 % so với năm 2008. Chứng tỏ ngân hàng đã mở rộng hoạt động sang đối tượng khách hàng ngoài khách hàng truyền thống hộ dân cư, tuy nhiên doanh số cho vay vẫn còn thấp. Nguyên nhân là do:
- Trên địa bàn số lượng doanh nghiệp hoạt động không nhiều, chủ yếu là các doanh ngiệp vừa và nhỏ. Hơn nữa, do qui định về mức cho vay của ngân hàng
tương đối thấp so với các ngân hàng khác xung quanh nên làm giảm mức độ ưa chuộng của doanh nghiệp dành cho ngân hàng.
- Khi cho vay đối với các doanh nghiệp thì thủ tục cho vay của ngân hàng thường phức tạp nhiều vì thế làm cho các doanh nghiệp phải ngần ngại.
Chính vì thế cho vay doanh nghiệp vẫn còn thấp. Cơ cấu cho vay ngắn hạn của ngân hàng còn rất nặng về phía hộ dân cư, chủ yếu là sản xuất nông nghiệp.
Hình 7 : CƠ CẤU DOANH SỐ CHO VAY NGẮN HẠN CỦA NHNo&PTNT HUYỆN TRÀ ÔN.
(Nguồn: Phòng tín dụngNHNo&PTNT huyện Trà Ôn)
b) Doanh số cho vay trung – dài hạn:
Cho vay trung dài hạn rất hạn chế trong hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng. Năm 2007 98, 66 % 1, 34 % Năm 2008 97,60 % 2,40 % Năm 2009 97, 04 % 2,98 % Hộ dân cư Doanh nghiệp
Bảng 6: DOANH SỐ CHO VAY TRUNG – DÀI HẠN CỦA NHNo&PTNT HUYỆN TRÀ ÔN. Đơn vị tính: Triệu đồng 2008 / 2007 2009 / 2008 Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Số tiền % Số tiền % I. Hộ 76.679 56.909 51.833 (19.770) (25,78) (5.076) 8,92 1. SXKD 63.089 41.894 42.071 (21.195) (33,60) 177 0,42 2. TD 13.590 15.015 9.762 1.425 10,49 (5.253) (34,99) II. DN 16.998 10.409 11.809 (6.589) (38,76) 1.400 13,45 Tổng 93.677 67.318 63.642 (26.359) (28,14) (3.676) (5,46)
(Nguồn: Phòng tín dụngNHNo&PTNT huyện Trà Ôn)
Qua ba năm 2007 – 2009, cho vay trung và dài hạn chiếm tỉ trọng thấp và giảm dần, cụ thể: năm 2007 chiếm 22,38 %; năm 2008 chiếm 20%, năm 2009 chiếm 16,69 %. Điều này cho thấy hoạt động tín dụng trung dài hạn ngày càng hạn chế so với tổng thể. Song song với tỉ trọng giảm, doanh số cho vay trung – dài hạn cũng giảm dần, cụ thể: năm 2008 giảm còn 67.318 triệu đồng, tức giảm 26.359 triệu đồng, tức giảm 28,14 % so với năm 2007; năm 2009 giảm còn 63.642 triệu đồng, tức giảm 3.676 triệu đồng, tức giảm 5,46 % so với năm 2008. Nguyên nhân khiến cho doanh số cho vay trung dài hạn giảm dần là do:
- Thứ nhất, vốn huy động trên địa bàn chủ yếu là ngắn hạn, cho nên tín dụng trung dài hạn chủ yếu được tài trợ từ vốn huy động ngắn hạn này. Nhưng theo quy định hiện hành thì ngân hàng chỉ được sử dụng tối đa 40 % vốn huy động ngắn hạn để cho vay trung dài hạn. Nếu vượt quá mức an toàn thì sẽ dễ dẫn đến khả năng mất cân đối với hoạt động hằng ngày.
- Thứ hai, khách hàng và ngân hàng đều thận trọng hơn trong quyết định vay và cho vay theo kỳ hạn dài vì đối với ngân hàng sẽ khó trong quản lí tín dụng khi nền kinh tế đang biến động mạnh do lạm phát và khủng hoảng tài chính; đối với
khách hàng khó định hướng được khoản thu nhập sẽ có trong tương lai từ việc đầu tư vốn trung dài hạn.
Chính hai nguyên nhân trên đã làm hạn chế doanh số cho vay trung dài hạn của ngân hàng.
- Cho vay trung dài hạn hộ dân cư: cũng nhằm hai mục đích sản xuất kinh doanh và tiêu dùng và chiếm tỉ trọng khá lớn tổng nhu cầu vốn trung dài hạn, cụ thể: năm 2007 chiếm 81,85 %; năm 2008 chiếm 84,54 %; năm 2009 chiếm 81,44 %. Tuy tỉ trọng nó vẫn còn ở mức rất cao nhưng lại thấp hơn so với tỉ trọng cho vay ngắn hạn hộ dân cư. Lí do là vì mức độ tham gia của doanh nghiệp trong doanh số cho vay trung dài hạn cao hơn ngắn hạn. Doanh số cho vay trung – dài hạn hộ dân cư có xu hướng giảm dần qua ba năm, cụ thể: năm 2007 là 76.679 triệu đồng; năm 2008 giảm còn 56.909 triệu đồng, giảm 19.770 triệu đồng, tức giảm 25,78 % so với năm 2007; năm 2009 tiếp tục giảm còn 51.833 triệu đồng, giảm 5.076 triệu đồng, tức giảm 8,92 % so với năm 2008.
+ Cho vay trung – dài hạn phục vụ sản xuất kinh doanh của hộ: nhu cầu vốn trung – dài hạn chủ yếu là để đầu tư vào cơ sở hạ tầng, máy móc trang thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh của hộ.
- Trong nông nghiệp: nguồn vốn này phục vụ chính cho việc mua máy móc nông nghiệp, cải tạo vườn tạp, qui hoạch xây mới chuông trại chăn nuôi, đào ao nuôi các nước ngọt và gần đây là mua bò cái, lợn cái cao sản làm giống.
Năm 2007 dịch lỡ mồm lông móng xảy ra ở hai xã Tân Mỹ và Thiện Mỹ. Sang năm 2008, dịch cúm gia cầm trở lại (tháng 04) đi cùng là sự xuất hiện của dịch bệnh heo tai xanh và vườn cây bị nhiễm bệnh. Diễn biến bệnh dịch ngày càng phức tạp, công tác dự báo phòng bệnh yếu kém nên việc đầu tư mới sửa sang chuồng trại là rất hạn chế. Năm 2009, doanh số này tăng trở lại do được sự hỗ trợ lãi suất để mua máy gặt liên hợp giúp phát triển nông nghiệp và dịch bệnh giảm so với năm trước.
- Trong các ngành nghề khác: thì nguồn vốn này cũng dùng để mua sắm máy móc, phương tiện vận tải nhỏ để hỗ trợ sản xuất và mua bán là chính. Mức độ