Vòng quay vốn tín dụng là kết quả thương số khi so sánh doanh số thu nợ với dư nợ bình quân. Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng, thời gian thu nợ nhanh hay chậm, vòng vốn quay nhanh sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc bố trí vốn tín dụng của ngân hàng.
Vòng quay vốn tín dụng được thể hiện ở chỉ tiêu thứ 14-bảng 16 trang 63, ta thấy qua ba năm 2007 – 2009 chỉ tiêu này luôn lớn hơn 1. Chứng tỏ tốc độ luân chuyển vốn khá tốt, thời gian thu hồi nợ vay tương đối đảm bảo được việc tái đầu tư của nguồn vốn. Tuy nhiên chỉ tiêu này lại không ổn định, cụ thể: năm 2007 là 1,43 vòng; năm 2008 giảm còn 1,12 vòng; năm 2009 tăng 1,20 vòng. Nguyên nhân là do trong khi dư nợ bình quân tăng liên tục qua ba năm 2007- 2009 thì doanh số thu nợ lại giảm trong năm 2008 và tăng trong năm 2009 do khả năng trả nợ của khách hàng giảm sút, hơn nữa cho vay trung-dài hạn có xu hướng tăng trong năm 2008 làm cho khả năng thu nợ chậm lại. Điều này làm cho vòng quay vốn tín dụng hay tốc độ luân chuyển vốn tín dụng để tái đầu tư của ngân hàng giảm dần trong ba năm 2007-2009. Nếu cứ phát triển theo xu hướng này thì rất ảnh hưởng cho việc cấp tín dụng từ nguồn vốn tái đầu tư trên của ngân hàng.
CHƯƠNG 5
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NHNo&PTNT TRÀ ÔN.
5.1 MỤC TIÊU, PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA NHNo&PTNT HUYỆN TRÀ ÔN TRONG THỜI GIAN TỚI.
Căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế địa phương, kết quả kinh doanh năm 2009 và định hướng kinh doanh của ngành NHNo&PTNT huyện Trà Ôn xây dựng kế hoạch kinh doanh năm 2010 như sau:
- Nguồn huy động vốn:
+ Nguồn huy động nội tệ: 380.000 triệu so với năm 2009 tăng tuyệt đối 32.625 triệu tốc độ tăng 9,39%.
+ Nguồn huy động ngoại tệ: 10.000 triệu so với năm 2009 tăng số tuyệt đối 3.287 triệu tốc độ tăng 48,96%.
- Dư nợ: 340.000 triệu so với năm 2009 tăng tuyệt đối 24.609 triệu tốc độ tăng 7,80%. Cơ cấu dư nợ: dư nợ ngắn hạn: 230.000 triệu đồng chiếm 67,65%, dư nợ trung-dài hạn 110.000 triệu chiếm 32,35%.
- Chất lượng nợ: dự kiến dư nợ thừ nhóm 2 đến nhóm 5: 5.000 triệu so dư nợ chiếm 1,47%. Trong đó dư nợ nhóm 2 là 2.610 triệu chiếm 0,77% so dư nợ, nợ xấu 2.400 triệu chiếm 0,70% so dư nợ.
- Tài chánh: đảm bảo chênh lệch thu chi theo quy định, có thu nhập ổn định, có lương năng suất đối với công nhân viên chức lao động.
5.2 GIẢI PHÁP THỰC HIỆN NHỮNG MỤC TIÊU, PHƯƠNG HƯỚNG ĐỀ RA TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NHNo&PTNT HUYỆN ĐỀ RA TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NHNo&PTNT HUYỆN TRÀ ÔN.
5.2.1 Giải pháp mở rộng huy động vốn để phục vụ cho tín dụng.
- Tiếp tục duy trì và phát huy ết khả năng các hình thức huy động truyền thống hiện có. Đông thời mở rộng thêm các hình thức huy động mới như kết hợp với cơ quan đoàn thể tại địa phương xúc tiến chương trình trả lương qua tài khoản (khả
năng cơ sở kỹ thuật của ngân hàng hiện tại là có thể do tại trụ sở đã đưa vào hoạt động máy ATM vào đầu năm 2009), huy động thong qua sự hợp tác với tổ vay vốn tại các địa bàn.
- Định hướng chiến lược huy động vốn bằng cách mở rộng đối tượng khách hang với từng món tiền nhỏ nhưng đông, có khả năng phát triển bền vững và ổn định. - Đẩy mạnh hình thức huy động vốn trung dài hạn bằng việc áp dụng lãi suất hấp dẫn, chính sách ưu đãi chăm sóc khách hàng tốt hơn mà loại huy động ngắn hạn không có để cho khách hàng thấy có sự chăm sóc đặc biệt khi gửi với kỳ hạn dài tại ngân hàng.
- Tiếp cận các khách hàng doanh nghiệp để huy động tối đa nguồn vốn lớn là tiền gửi thanh toán, và tiền nhàn rỗi tạm thời chưa dùng đến. Đây là nguồn huy động tiềm năng chưa được chú ý lắm trong những năm qua.
- Việc huy động phải luôn gắn liền với công tác tuyên truyền và quảng bá hình ảnh ngân hàng. Các hình thức huy động hấp dẫn lãi suất nên được trình bày nổi bật ngay trước trụ sở làm việc để thu hút được sự chú ý của số đông dân cư qua lại. Bởi vì các bảng chỉ dẫn chỉ được đặt bên trong ngân hàng tao khoản cách và không truyền đạt đến tất cả khách hàng tiềm năng.
- Lãi suất và kỳ hạn là công cụ rất quan trọng trong huy động vốn. Vì vậy, ngân hang cần có một chính sách lãi suât phù hợp và điều chỉnh linh hoạt trong tùng thời kỳ. Bên cạnh đó, khung kỳ hạn cũng cần đa dạng và linh hoạt trong các quyết định rút tiền của khách hàng, đói với nhu cầu rút ra trước hạn không nên áp dụng lãi suất không kỳ hạn nhưng thấp hơn lãi suất theo hợp đồng; hoặc có thể áp dụng luôn mức lãi suất hợp đồng tính trên số thời gian thực gửi. Điều này sẽ tạo được tính linh hoạt trong sử dụng vốn nhàn rỗi của khách hàng. Tuy nhiên chỉ nên áp dụng đối với các hình thức huy động ngắn hạn để tránh rủi ro thanh khoản xảy ra.
- Ngân hàng nên áp dụng chính sách lãi suất tăng dần đối với số dư càng lớn và thời hạn càng dài để khuyến khích khách hàng gửi tiền càng nhiều và thời hạn dài, tạo tính bền vững ổn định hơn cho vốn huy động.
5.2.2. Giải pháp mở rộng tín dụng tại NHNo&PTNT huyện Trà Ôn.
Bên cạnh việc tăng cường huy động vốn để phục vụ cho tín dụng, đặc biệt là vốn trung – dài hạn thì ngân hàng cần có nhiều biện pháp khác để kích thích nhu cầu tăng tín dụng của thị trường.
- Tăng cường doanh số cho vay bằng cách mở rộng mạng lưới đến tận các khu vực sản xuất trọng điểm, các khu vực dân cư để nhận diện, sau đó là khuyến khích và tư vấn kịp thời các nhu cầu vốn tiềm tàng. Điều này cấn có sự hợp tác và hỗ trợ của Chính quyền địa phương. Mạng lưới đó có thể là phòng giao dịch giống như phòng giao dịch ở ba xã Vĩnh Xuân, Hựu Thành, Hòa Bình đã làm; hoặc thong qua tổ hợp vay vốn của Hội nông dân hay các cộng tác viên tại các xã tương đối xa của ngân hàng.
- Ngân hàng vận dụng linh hoạt về phương thức cho vay và cơ chế lãi suất nhằm giữ khách hàng truyền thống, thu hút thêm khách hàng mới.
- Cần mở rộng đối tượng phục vụ tín dụng tiêu dùng bên cạnh đối tượng chiếm đa số trước đây chỉ là cán bộ công nhân viên. Vì tín dụng tiêu dùng là xu hướng phát triển tất yếu khi đời sống ngày càng được cải thiện, hơn nữa số lượng khách hàng tiềm năng là rất lớn. Tuy nhiên việc mở rộng đối tượng luôn phải đi kèm với việc xác định các điều kiện đảm bảo an toàn cho số vốn đã cấp: phải có việc làm hay cơ sở sản xuất ổn định hoặc có sự bảo lãnh của bên thứ ba có uy tín và năng lực trả nợ thay cho khách hàng.
- Để việc mở rộng tín dụng đạt hiệu quả thì công việc không kèm phần quan trọng là công tác đào tạo cán bộ ngân hàng: hoàn thiện tác phong chuyên nghiệp luôn xem “khách hàng là thượng đế”, luôn nhiệt tình giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng; tăng cường cán bộ đối với các địa bàn trọng điểm, nhiều giao dịch để tránh tình trạng quá tải (hiện nay Tân Mỹ, Thiện Mỹ, Lục Sỹ tỉ lệ khách hàng rất lớn và thường xuyên xảy ra quá tải).
5.2.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng và hạn chế rủi ro. 5.2.3.1. Trong công tác thẩm định 5.2.3.1. Trong công tác thẩm định
Thẩm định là công việc rất quan trọng, nó sẽ là căn cứ và bằng chứng để đưa ra quyết định cho vay hay không, gồm có thẩm định khách hàng, thẩm định
phướng án sản xuất kinh doanh, thẩm định về tài sản bảo đảm nợ vay. Để nâng cao hiệu quả thẩm định, yếu tố quan trọng nhất là con người. Vì vậy nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ tín dụng mà đặc biệt chú trọng đến năng lực thẩm định. Bên cạnh đó việc xúc tiến thành lập tổ thẩm định và tái thẩm định để hạn chế tối đa những rủi ro trong công tác thẩm định do thong đồng hoặc thiếu trình độ chuyên môn của cá nhân thẩm định.
5.2.3.2. Trong việc giải ngân, định kỳ hạn thu nợ gốc và nợ lãi.
Công việc này phải được xác định một cách hợp lí. Ngân hàng cần dựa vào bốn căn cứ cơ bản: chu kỳ sản xuất kinh doanh của khách hàng; thời hạn thu hồi vốn của mùa vụ hay dự án; khả năng thu nhập và trả nợ khách hàng; nguồn vốn cho vay chính của ngân hàng. Đây là vấn đề có ý nghĩa quan trọng vì nếu ddingj kỳ hạn thu nợ hợp lý khách hàng trả nợ khách hàng sẽ sử dụng vào việc khác như tiêu dùng hay cho vay lại bên ngoài…ảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợ sau này của ngân hàng.
5.2.3.3. Trong kiểm soát chất lượng tín dụng và thu hồi xử lý nợ.
- Phân tích chất lượng và phân loại các khoản vay để đưa ra kế hoạch kiểm tra, dự phòng rủi ro và xử lý kịp thời nợ có vấn đề (nợ xấu).
- Kiểm tra sau khi giải ngân: mức độ tuân thủ theo đúng cam kết trong hợp đồng về sử dụng vốn vay có đúng mục đích, tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng để có thể phát hiện những dấu hiệu tiềm ẩn của nợ xấu. Việc này phải được tiến hành định kỳ và đột suất đối với 100% khoản vay.
- Cấp quản lí trực tiếp của cán bộ tín dụng thường xuyên kiểm tra để chủ động phòng ngừa, phát hiện những mối quan hệ bất bình thường giữa cán bộ tín dụng và khách hàng, sự trung thực trong các báo cáo về các khoản vay do cán bộ tín dụng đề trình để ngăn chặn và sửa chữa kịp thời những sai sót.
- Đối với những khoản vay có tài sản bảo đảm, ngân hàng phải yêu cầu khách hàng thực hiện mua bảo hiểm đầy đủ cho tài sản đó theo qui định mới xét duyệt cho vay.
- Gía trị của tài sản bảo đảm định kỳ ít nhất 06 tháng phải được đánh giá lại một lần. Ngay sau khi biến động lớn về giá trị của tài sản trên là do hao mòn hữa hình
hay vô hình, ngân hàng phải yêu cầu khách hàng bổ sung thêm tài sản bảo đảm hay giảm giá trị dư nợ tương ứng cho phù hợp với khả năng bảo đảm tiền vay của tài sản.
- Đối với những món có dư nợ lớn, định kỳ khoản 06 tháng cán bộ phải phân tích lại toàn diện hoạt động sản xuất kih doanh của khách hàng để có biện pháp quản lý và thu hồi phù hợp.
- Phân tán rủi ro bằng cách cho vay nhiều ngành nghề, nhiều lĩnh vực và không đầu tư một lượng vốn quá lớn vào một số ít khách hàng.
- Khách hàng đang gặp khó khăn nhất thời do những nguyên nhân khách quan, ngân hàng có thể xem xét để điều chỉnh kỳ hạn trả nợ khách hàng để tránh trường hợp “vay nóng” bên ngoài để kịp thời trả nợ đúng hạn cho ngân hàng và xin vay lại.
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1 KẾT LUẬN
Với phương châm “vì sự thịnh vượng và phát triển bền vững của khách hàng và ngân hàng”, thời gian qua nhờ thực hiện tốt chính sách tín dụng, phát huy được thế mạnh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Trà Ôn, thành phố Vĩnh Long đã góp phần phục vụ cho sự nghiệp phát triển bộ mặt nông thôn và đời sống người dân trên địa bàn huyện.
- Ngân hàng đã có nhiều cố gắng để nâng cao hiệu quả tín dụng, hạn chế và phòng ngừa rủi ro tín dụng thể hiện qua tỉ lệ nợ xấu tương đối thấp, vòng quay vốn tín dụng ở mức chấp nhận được và hoạt động tín dụng mang lại lợi nhuận dương cho ngân hàng.
- Huy động vốn tăng liên tục nhưng do không đáp ứng đủ nhu cầu nên Ngân hàng phải xin vốn điều chuyển từ cấp trên. Chính vì vậy, vốn điều chuyển tăng mạnh trong năm 2008 (tăng 16,03 % so với năm 2007) và giảm ở năm 2009 (giảm 13,37 % sơ với năm 2008).
- Cho vay có chọn lọc, ưu tiên cho chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi có hiệu quả kinh tế cao.
- Hiện nay mọi việc hạch toán điều được tiến hành và theo dõi thông qua phần mềm tin học mà đặc biệt là đã đưa vào hệ thống IPCAS (Hiện đại hóa ngân hàng và kế toán khách hàng). Hệ thống IPCAS được xây dựng theo mô hình quản lý tập trung, cho phép tập trung vốn và do vậy có thể kiểm soát và điều động vốn trong hệ thống ngân hàng một cách chủ động và hiệu quả, giảm thời gian trôi nổi của đồng tiền, tăng vòng quay vốn. Khi dự liệu được quản lý tập trung với độ an toàn, đầy đủ và chính xác cao thì khả năng cung cấp thông tin theo yêu cầu một cách nhanh chóng, đầy đủ và chính xác.
Bên cạnh những thành tựu đạt được thì hoạt động tín dụng ngân hàng cũng còn một số rủi ro và hạn chế như:
- Vốn huy động có tăng nhưng chủ yếu là ngắn hạn, trong khi đó huy động trung- dài hạn không đủ để đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng làm nền tảng cho sự phát triển của nền kinh tế và nhu cầu cá nhân buộc phải dùng vốn ngắn hạn để bù đắp.
Nếu vượt quá mức an toàn thì sẽ dẫn đến khả năng mất cân đối vốn hoạt động hằng ngày. Hơn nữa vốn huy động vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu buộc phải dùng đến vốn điều chuyển của cấp trên đặc biệt là nguồn vốn đáp ứng cho nhu cầu tín dụng trung-dài hạn.
- Năm 2008, cả doanh số cho vay và doanh số thu nợ đều giảm là do những biến động thị trường nằm ngoài khả năng kiểm soát và định hướng ban đầu của ngân hàng.
- Không phải tất cả các khoản tín dụng phát ra đều thu hồi được cả gốc và lãi, vẫn tồn tại nợ quá hạn và hơn nữa là nợ xấu trong hoạt động của ngân hàng. Để ngày càng thực hiện tốt chức năng và nhiệm vụ được giao, một mặt ngân hàng phải chú trọng đến việc mở rộng tín dụng, một mặt phải không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng thông qua công tác thẩm định chặt chẽ và các biện pháp phòng ngừa rủi ro mà không gây phiền hà cho khách hàng nhằm tăng sức cạnh tranh trên thi trường.
6.2 KIẾN NGHỊ
6.2.1. Đối với Nhà nước và chính quyền địa phương.
Đối với Nhà nước
Nhà nước gần có những chính sách ngoại thương chặt chẽ để bảo hộ sản phẩm thu công và nông sản Việt Nam trên thị trường xuất khẩu đảm bảo đầu ra ổn định cho người sản xuất.
Đối với chính quyền địa phương
- Chính quyền địa phương cần thực hiện tốt công tác quản lí địa bàn và hỗ trợ tốt cho ngân hàng trong việc cung cấp và xác nhận thông tin về khách hàng vay vốn một cách chính xác và đầy đủ. Từ đó giúp ngân hàng đánh giá đúng về tư cách cũng như năng lực của khách hàng để đưa ra quyết định cho vay đúng và thu hồi nợ đạt hiệu quả.
- Đồng thời hỗ trợ cho ngân hàng trong công tác xử lí tài sản bảo đảm khi các món vay không còn khả năng thu hồi sao cho rút ngắn thời gian và thủ tục.
- Chính quyền địa phương cần qui hoạch tổng thể, cơ cấu lại nền sản xuất và lao động một cách phù hợp với đặc thù kinh tế và điều kiện tự nhiên của địa phương,