Công tác thu hồi nợ có ý nghĩa rất quan trọng vì nó đảm bảo cho hoạt động tái đầu tư sinh lợi của ngân hàng. Nếu đồng vốn mà ngân hàng đã chuyển giao quyền sử dụng có thể thu hồi đúng thời hạn đã qui định thì mới đảm bảo điều kiện vật chất cho sự duy trì và phát triển của ngân hàng. Nếu nhận thấy tốc độ tăng của doanh số thu nợ tương ứng với doanh số cho vay thì đây là một tín hiệu tốt cho sự an toàn vốn.
4.2.2.1 Doanh số thu nợ theo thời hạn tín dụng
Bảng 7: DOANH SỐ THU NỢ CỦA NHNo&PTNT HUYỆN TRÀ ÔN.
Đơn vị tính: Triệu đồng 2008 / 2007 2009 / 2008 Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 287.069 264.051 309.849 (23.018) (8,02) 45.798 17,34 Trung–dài hạn 98.438 61.599 55.302 (36.839) (37,42) (6.297) (10,22) Tổng 385.507 325.650 365.151 (59.857) (15,53) 39.501 12,13
(Nguồn: Phòng tín dụngNHNo&PTNT huyện Trà Ôn)
Cùng với biến động của doanh số cho vay, doanh số thu nợ cũng biến động qua ba năm 2007-2009. Năm 2008 đạt 325.650 triệu đồng, giảm 59.857 triệu đồng, tức giảm 15,53 % so với năm 2007, giảm chậm hơn tốc độ giảm doanh số cho vay là 19,60%; năm 2009 đạt 365.151 triệu đồng, tăng 39.501 triệu đồng, tức tăng 12,13 % so với năm 2008, thấp hơn tốc độ tăng của doanh số cho vay là tăng 13,31 %.
Sự tăng giảm trong doanh số thu hồi nợ chứng tỏ công tác thu hồi vốn của ngân hàng có lúc thuận lợi, lúc khó khăn và phụ thuộc vào nhiều nguyên nhân, trong đó quan trọng nhất là: sự tăng, giảm của doanh số cho vay; hiệu quả sử dụng vốn cũng như mức độ tuân thủ qui định hợp đồng tín dụng của ngân hàng.
- Năm 2008 nguyên nhân khiến doanh số thu hồi nợ giảm là do doanh số cho vay giảm, vay ít là trả nợ ít là đương nhiên. Nhưng nguyên nhân chính là trong năm 2008 mặt bằng chi phí sản xuất tăng cao trong khi giá sản phẩm bán ra cũng tăng nhưng chỉ tập trung vào một thời điểm khan hiếm tạm thời gọi là thời kỳ “sốt giá” sau đó lại bình ổn trở lại, có khi giảm thấp hơn trước thời điểm tăng giá. Tốc độ tăng trong giá sản phẩm không bằng tốc độ tăng chi phí. Hiệu quả kinh tế mang lại quá thấp so với chi phí đã bỏ ra. Chính vì thế ảnh hưởng đến tình hình trả nợ của khách hàng.
- Năm 2009, doanh số thu nợ tăng một phần là do doanh số cho vay tăng. Ngoài ra, tình hình dịch bệnh, cúm gia cầm, lạm phát,….đã được kiềm chế. Vì dịch bệnh đã được loại trừ sớm nên thu hoạch nông nghiệp đạt năng suất cao. Và năm 2009, giá lúa gạo tăng nhảy vọt do nhu cầu xuất khẩu tăng cao. Nên khách hàng trả nợ đúng kỳ hạn.
Xét về cơ cấu doanh số thu nợ của ngân hàng luôn nghiêng về ngắn hạn vì phần lớn tín dụng được cấp ra thị trường là ngắn hạn.
Hình 8 : CƠ CẤU DOANH SỐ THU NỢ CỦA NHNo&PTNT HUYỆN TRÀ ÔN.
(Nguồn: Phòng tín dụngNHNo&PTNT huyện Trà Ôn)
4.2.2.2 Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế. a) Doanh số thu nợ ngắn hạn:
Doanh số thu nợ ngắn hạn cũng biến động theo xu hướng của doanh số tổng thể: cụ thể năm 2008 đạt 264.051 triệu đồng, giảm 23.018 triệu đồng, tức giảm 8,02 % so với năm 2007; năm 2009 đạt 309.849 triệu đồng, tức tăng 45.798 triệu đồng, tăng 17,34 % so với năm 2008.
Năm 2007 25,53 % 74,47 % Năm 2008 18,91 % 81,08 % Năm 2009 84,86 % 15,14 % Ngắn hạn Trung - dài hạn
Bảng 8 :DOANH SỐ THU NỢ NGẮN HẠN CỦA NHNo&PTNT HUYỆN TRÀ ÔN Đơn vị tính: Triệu đồng 2008 / 2007 2009 / 2008 Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Số tiền % Số tiền % I. Hộ 284.667 259.601 300.855 (25.066) (8,81) 41.254 15,89 1. SXKD 282.451 255.931 295.857 (26.520) (9,39) 39.926 15,60 2. TD 2.216 3.670 4.998 1.454 65,61 1.328 36,19 II. DN 2.402 4.450 8.994 2.048 85,26 4.544 102,11 Tổng 287.069 264.051 309.849 (23.018) (8,02) 45.798 17,34
(Nguồn: Phòng tín dụngNHNo&PTNT huyện Trà Ôn)
- Doanh số thu nợ ngắn hạn hộ dân cư: đây là khách hàng chính của ngân hàng và chịu tác động mạnh nhất của biến động giá cả thị trường. Qua ba năm 2007- 2009, doanh số thu nợ của hộ như sau: năm 2008 đạt 259.601 triệu đồng, giảm 25.066 triệu đồng, tức giảm 8,81 % so với năm 2007; năm 2009 tăng lên 300.855 triệu đồng, tăng 41.254 triệu đồng, tức tăng 15,89 % so với năm 2008. Trong đó:
+ Đối với sản xuất kinh doanh của hộ:
Năm 2008 doanh số thu nợ ngắn hạn đối với sản xuất kinh doanh của hộ giảm, giảm xuống còn 255.931 triệu đồng, giảm 26.520 triệu đồng, tức giảm 9,39 % so với năm 2007, do:
Dù hết dịch cúm nhưng trên địa bàn cuối năm 2007 – đầu năm 2008 xuất hiện dịch lỡ mồm long móng, tiếp theo là bệnh heo tai xanh khiến cho doanh số chuồng trại của người dân cũng bị thiệt một phần. Mặc dù, giá không giảm nhưng năng suất và cả nhu cầu thịt giảm mạnh.
Thủy sản Việt Nam gặp các đợt kiểm tra vi sinh và hóa sinh, bị trả hàng do hàm lượng hóa chất, kháng sinh qua cao và bị nhiễm vi sinh, khiến cho xuất khẩu giảm mạnh, người dân không xuất ao được phải treo ao kéo dài.
Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nhu cầu trái cây và các mặt hàng tiểu thủ công xuất khẩu giảm mạnh. Bên cạnh việc kinh doanh mua bán nhỏ trên địa bàn cũng phát triển chậm lại.
Chính những nguyên nhân trên đã làm giảm mặt bằng thu nhập và ảnh hưởng đến khả năng trả nợ ngân hàng.
Năm 2009, biện pháp giảm phát đã được áp dụng nhằm bình ổn giá cả, công tác dự báo dự phòng các bệnh trên cây lúa và cây trồng như bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá,…đã được phát hiện ngăn chặn kịp thời. Kết quả sản xuất kinh doanh khả quan do trúng mùa – trúng giá ở mặt hàng trái cây xuất khẩu và thủy sản xuất khẩu. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp đã hoạt động trở lại cùng với các mặt hàng tiểu thủ công nghiệp xuất khẩu như đan lụt bình,…Thêm vào đó, được sự hỗ trợ lãi suất và số nợ của năm 2008 cũng đã đến hạn trả nợ.
+ Đối với tiêu dùng:doanh số thu nợ ngắn hạn đối với tiêu dùng tăng qua các năm, cụ thể: năm 2007 là 2.216 triệu đồng; năm 2008 đạt 3.670 triệu đồng, tăng 1.454 triệu đồng, tức tăng 65,61 % so với năm 2007; năm 2009 là 4.998 triệu đồng, tăng 1.328 triệu đồng, tăng 36,19 % so với năm 2008. Đạt kết quả tốt như vậy bởi vì khách hàng vay vốn tiêu dùng ngắn hạn chính của ngân hàng là cán bộ công nhân viên, khoản vay này tương đối nhỏ và được bảo đảm bằng lương khách hàng nên khả năng trả nợ rất ổn định, đặc biệt là từ khi có quyết định tăng lương (01/01/2008).
+ Doanh số thu nợ ngắn hạn doanh nghiệp: nhìn chung doanh số thu nợ ngắn hạn qua ba năm tăng liên tục: năm 2007 là 2.402 triệu đồng; năm 2008 đạt 4.450 triệu đồng, tăng 2.048 triệu đồng, tức tăng 85,26 % so với năm 2007; năm 2009 tiếp tục tăng lên 8.994 triệu đồng, tăng 4.544 triệu đồng, tức tăng 102,11 % so với năm 2008. Điều này thể hiện hiệu quả cho vay ngắn hạn doanh nghiệp ngày một khả quan khi cả doanh số cho vay và doanh số thu nợ đối tượng này đều tăng qua ba năm 2007 – 2009. Đạt được như vậy là do ý thức thực hiện những cam kết trong hợp đồng của doanh nghiệp cao; công tác thẩm định doanh nghiệp ngày càng chính xác; doanh số cho vay đối tượng này tăng liên tục nên số thu nợ cũng phải tăng theo. Ngoài ra, nhu cầu vốn ngắn hạn của doanh nghiệp chủ yếu là nguồn vốn tạm thời thiếu hụt. Doanh nghiệp lại có thu nhập thường xuyên, đồng
vốn của họ vay vòng nhanh, lợi nhuận thu được thường đúng kế hoạch đã định. Bên cạnh đó, họ rất ngại phải tốn chi phí mà không sinh lợi nên khi kết thúc một chu kỳ sản xuất, lợi nhuận chưa dùng đến sẽ được sử dụng để trả nợ và gửi tiết kiệm tại ngân hàng. Đặc thù doanh nghiệp trên địa bàn chủ yếu là xây dựng, bảo vệ thực vật. Nên trong năm 2008, dù giá các mặt hàng này tăng khá cao nhưng chỉ ảnh hưởng đến quyết định đầu tư mới trong năm, thay vào đó các doanh nghiệp thu được lợi nhuận khá cao từ hàng tồn kho của năm trước.
Năm 2009, doanh số cho vay ngắn hạn thường 6 tháng nên có số vòng quay ngắn hạn. Mà hầu hết các doanh nghiệp đều muốn 1 đồng vốn mình bỏ ra đem lại lợi nhuận cao nhất. Họ sợ đồng vốn mình bỏ ra bị rủi ro trong thời gian dài nếu đinh hướng kinh doanh không đúng. Chính vì thế, các doanh nghiệp thường vay ngắn hạn và tranh thủ trả nợ sớm nhất.
c) Doanh số thu nợ trung – dài hạn
Doanh số thu nợ phụ thuộc nhiều vào hạn nợ và kỳ hạn trả nợ trong năm. Doanh số thu nợ trung – dài hạn tùy thuộc vào kỳ hạn nợ nhiều hơn ngắn hạn là do kỳ hạn vay tương đối dài, trả nợ được phân thành nhiều kỳ, trả nợ nhiều năm nên khả năng gặp rủi ro cao và việc kiểm soát vốn tín dụng của ngân hàng là rất khó.
Bảng 9 :DOANH SỐ THU NỢ TRUNG – DÀI HẠN CỦA NHNo&PTNT HUYỆN TRÀ ÔN Đơn vị tính: Triệu đồng 2008 / 2007 2009 / 2008 Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Số tiền % Số tiền % I. Hộ 84.828 53.579 46.281 (31.249) (36,84) (7.298) (13,62) 1. SXKD 73.166 38.654 40.170 (34.512) (47,17) 1.516 3,92 2. TD 11.662 14.925 6.111 3.263 27,98 (8.814) (59,06) II. DN 13.610 8.020 9.021 (5.590) (41,07) 1.001 12,48 Tổng 98.438 61.599 55.302 (36.839) (37,42) (6.297) (10,22)
Doanh số thu nợ trung – dài hạn cũng biến động chung xu hướng với tổng thể: năm 2008 đạt 61.599 triệu đồng, giảm 36.839 triệu đồng, tức giảm 37,42 % so với năm 2007; năm 2009 là 55.302 triệu đồng, giảm 6.297 triệu đồng, tức giảm 10,22 % so với năm 2008. Giải thích cho tốc độ giảm khá mạnh trong ba năm 2007-2009, chúng ta phải dựa vào nguyên nhân gây biến động trong thu nợ của hộ và doanh nghiệp.
- Doanh số thu nợ trung – dài hạn hộ dân cư:
Năm 2008 là 53.579 triệu đồng, giảm 31.249 triệu đồng, tức giảm 36,84 % so với năm 2007; năm 2009 là 46.281 triệu đồng, giảm 7.298 triệu đồng, tức giảm 13,62 % so với năm 2008. Điều này cho thấy có một số nguyên nhân quan trọng đã tác động đến thu nhập và quyết định khả năng trả nợ của hộ dân cư.
+ Đối với sản xuất kinh doanh:
Năm 2008, thu nợ giảm 38.654 triệu đồng, giảm 34.512 triệu đồng, tức giảm 47,17 % so với năm 2007. Nguyên nhân do: thứ nhất, một số món được thanh toán trước hạn vào các năm 2006-2007 nên số nợ đến hạn trong năm giảm; thứ hai, tình hình kinh tế diễn biến xấu ảnh hưởng đến mặt bằng thu nhập của bộ phận dân cư (được mùa mất giá, dịch bệnh, chi phí sản xuất tăng và nguồn thu nhập phụ từ các thành viên khác trong gia đình như xuất khẩu lao động, thu nhập từ làm việc tại các khu công nghiệp giảm…) đã ảnh hưởng trả nợ của khách hàng. Thậm chí ngân hàng chỉ thu được lãi và cho gia hạn nợ đến phân kỳ tiếp theo.
Năm 2009, doanh số cho vay đối với sản xuất kinh doanh năm 2009 tăng nên kéo theo doanh số thu nợ tăng. Mặc dù, cho vay trung –dài hạn cũng được hỗ trợ lãi suất 4% như ngắn hạn nhưng lãi suất cho vay cao hơn ngắn hạn. Chính vì vậy, khi doanh nghiệp thu được lợi nhuận thường trả nợ đến hạn hoặc trước hạn.
+ Đối với lĩnh vực tiêu dùng: tình hình thu nợ trung – dài hạn có tăng giảm. Cụ thể: năm 2008 đạt 14.925 triệu đồng, tăng 3.263 triệu đồng, tăng 27,98 % so với năm 2007. Như đã đề cập ở lúc đầu, cho vay tiêu dùng chủ yếu cấp cho đối tượng có thu nhập ổn định, điều kiện bảo đảm cao. Số tiền lớn nhưng được chia thành nhiều kỳ trả nợ căn cứ vào thu nhập ổn định của khách hàng như bảng lương, cơ sở sản xuất,… Hơn nữa, doanh số cho vay năm 2008 cũng tăng; năm
2009 thì ngược lại đạt 6.111 triệu đồng, tức giảm 8.814 triệu đồng, tương đương giảm 59,06 % so với năm 2008. Nguyên nhân, tiêu dùng năm 2009 giảm vì ngân hàng đã hạn chế cho vay ở lĩnh vực này do: khó thu hồi nợ đối với đối tượng là sản xuất nông nghiệp, phương án không khả thi, rủi ro tăng cao.
- Doanh số thu nợ trung – dài hạn đối với doanh nghiệp:
Năm 2007 là 13.610 triệu đồng; năm 2008 là 8.020 triệu đồng, giảm 5.590 triệu đồng, tức giảm 41,07 % so với năm 2007; năm 2009 lại tăng lên 9.021 triệu đồng, tức tăng 1.001 triệu đồng, tức tăng 12,48 % so với năm 2008. Nguyên nhân của tình trạng này là do:
Năm 2008, doanh số thu nợ giảm do nhu cầu vốn trung – dài hạn của doanh nghiệp bị chựng lại từ đầu năm 2008. Hơn nữa do thu nhập của doanh nghiệp giảm sút do kinh doanh chậm nên khả năng thanh toán nợ cho ngân hàng giảm. Trong năm 2008, một vài doanh nghiệp trên địa bàn tạm thời đóng cửa, số nợ đến hạn nhưng chưa thu được tăng, ngân hàng đã chuyển nhóm nợ này vào nợ quá hạn nhóm 1 và 2 để theo dõi. Chính vì thế, doanh số thu nợ trung – dài hạn của doanh nghiệp giảm xuống.
Năm 2009, doanh số cho vay tăng lên do nền kinh tế tạm thời ổn định nên các doanh nghiệp bắt đầu hoạt động trở lại. Thêm vào đó, số nợ của năm trước đã được xếp vào nhóm 1 và 2 nếu không thanh toán kịp thời sẽ xếp vào nhóm 3-5, bị xử lí.