3.1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên.
Huyện Trà Ôn nằm cặp sông Hậu cách thành phố Vĩnh Long 47km về đường bộ, phía Tây bắc giáp huyện Tam Bình, phía Tây nam giáp huyện Bình Minh và Thành phố Cần Thơ. Toàn huyện có 13 xã và 01 thị trấn, gồm có 32.689 hộ, dân số 156.450 người, trong đó hộ dân tộc: 1.108 hộ chiếm 3,39% so với toàn huyện tập trung chủ yếu ở 02 xã Tân Mỹ và Trà Côn.
Địa hình của huyện nhìn chung tương đối bằng phẳng, có nhiều sông ngòi chằng chịt, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp. Huyện Trà Ôn thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, mang đặc tính chung của Đồng bằng Sông Cửu Long, nóng ẩm quanh năm, có những thuận lợi là không rét, không có bão đổ bộ trực tiếp.
3.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội
Huyện Trà Ôn là một huyện vùng sâu vùng xa của thành phố Vĩnh Long là vùng căn cứ kháng chiến cũ, trãi qua bao cuộc chiến tranh ác liệt đã tổn thất nhiều về người và của cải vật chất. Qua bao thời gian hàn gắn vết thương xây dựng lại quê hương đến nay tình hình kinh tế xã hội đã từng bước đi lên và phát triển. Trong năm 2008 tổng giá trị sản xuất nông lâm, ngư nghiệp đạt 644.430 triệu tăng 4,56% so 2007, giá trị công nghiệp xây dựng đạt 144.760 triệu tăng 17,52%, gia trị thương mại dịch vụ 299.370 triệu tăng 14,13%, thu nhập bình quân đầu người năm 2008: 5,9 triệu đồng / năm, tỷ lệ hộ nghèo: 5.530 hộ chiếm 16,81%so với tổng số toàn huyện.
3.2 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NHNo&PTNT HUYỆN TRÀ ÔN.
Chi nhánh NHN0 & PTNT huyện Trà Ôn là một trong những ngân hàng thương mại trực thuộc sự quản lý của NHN0 & PTNT thành phố Vĩnh Long. Ngân hàng được thành lập vào ngày 26/03/1988, trụ sở tại 30B Gia Long – thị
trấn Trà Ôn, bao gồm 03 chi nhánh ngân hàng cấp 3 đặt tại trung tâm các xã Vĩnh Xuân, Hựu Thành, Hòa Bình để thuận tiện cho việc giao dịch của khách hàng địa phương.
Từ khi thành lập đến nay, NHN0 & PTNT huyện Trà Ôn luôn bám sát định hướng phát triển của ngành, mục tiêu phát triển kinh tế địa phương, từng bước đi vào hoạt động một cách có hiệu quả, ngân hàng mở rộng ra lĩnh vực hoạt động không những trong lĩnh vực nông nghiệp mà còn phát triển kinh tế xã hội và hiện nay ngân hàng đã mở rộng lĩnh vực hoạt động với nhiều hình thức đa dạng. Thông qua ngân hàng, các nguồn vốn được sử dụng một cách có hiệu quả, từng bước được lưu chuyển vào các hoạt động đầu tư sản xuất trong dòng chảy của cơ chế thị trường đầy năng động và đồng hành cùng người nông dân và doanh nghiệp trên suốt con đường xây dựng kinh tế của địa phương.
3.3 VAI TRÒ, CHỨC NĂNG CỦA NHNo&PTNT HUYỆN TRÀ ÔN. 3.3.1 Vai trò 3.3.1 Vai trò
NHNo&PTNT huyện Trà Ôn hoạt động trên địa bàn huyện với nền kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, nên khách hàng đa số là nông dân chủ yếu sống bằng nghề trồng trọt và chăn nuôi cùng với một vài ngành nghề truyền thống xuất phát từ nông nghiệp. Vì vậy, vai trò của ngân hàng được coi là bạn đồng hành của bà con nông dân nhằm giúp khôi phục, phát triển ngành nghề truyền thống, đầu tư phát triển sản xuất giúp nông dân thâm canh, tăng vụ, đầu tư các dự án chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng sản xuất kinh doanh tổng hợp, chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn. Ngoài ra ngân hàng còn thực hiện các chương trình cho vay phát triển cơ sở hạ tầng, cơ giới hóa nông nghiệp, đầu tư công nghệ sau thu hoạch và phát triển tiểu thủ công nghiệp phục vụ nông nghiệp, cho vay phục vụ nhu cầu đời sống, góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn.
3.3.2 Chức năng.
- Nhận tiền gửi vào tài khoản, nhận tiền gửi tiết kiệm bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ.
- Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn bằng đồng Việt Nam. - Cho vay xuất khẩu lao động.
- Dịch vụ thẻ ATM, đây là mãng kinh doanh mới trong năm 2009.
- Kinh doanh dịch vụ ngoài tín dụng như: thực hiện chi lương qua thẻ ATM đây là dịch vụ dự định thực hiện trong thời gian tới của Ngân hàng.
3.4 BỘ MÁY TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ CỦA NHNo&PTNT HUYỆN TRÀ ÔN. ÔN.
3.4.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quảy lý.
Bộ máy tổ chức của NHNo&PTNT huyện Trà Ôn tương đối gọn, nên đảm bảo được tính linh hoạt, nhanh chóng trong giải quyết các vấn đề nhạy cảm. Tính đến cuối năm 2009, Ngân hàng có 46 cán bộ. Về trình độ chuyên môn nghiệp vụ cụ thể như sau:
- Trình độ Thạc sỹ: 02 người, chiếm 2,17% - Trình độ Đại học: 30 người, chiếm 67,4%
- Trình độ bậc Trung học và Cao đẳng:02 người, chiếm 2,17% - Trình độ Trung sơ cấp và khác: 12 người, chiếm 28,26%
Hình 2: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CỦA NHNo&PTNT HUYỆN TRÀ ÔN.
3.4.2 Chức năng nhiệm vụ từng phòng ban 3.4.2.1 Giám đốc
Trực tiếp chỉ đạo nghiệp vụ kinh doanh theo quyền hạn, tiếp cận các chỉ thị của cấp trên và phổ biến cho cán bộ công nhân viên Ngân hàng. Giám đốc là người kiểm tra và ký duyệt hợp đồng tín dụng, ra quyết định sau cùng. Có thể nói ban giám đốc là bộ phận đầu não quản lý mọi hoạt động của Ngân hàng đồng thời chịu trách nhiệm về mọi hiệu quả kinh doanh của đơn vị mình.
3.4.2.2 Phó giám đốc
- Thay mặt Giám đốc điều hành công việc khi Giám đốc vắng mặt theo ủy quyền và báo cáo lại kết quả khi Giám đốc có mặt tại đơn vị.
- Bàn bạc và tham gia ý kiến với Giám đốc trong việc thực hiện các nghiệp vụ của Ngân hàng theo nguyên tắc tập trung dân chủ và chế độ Thủ trưởng. Giám Đốc Chi nhánh PGD P.Giám đốc Chi nhánh cấp 3 Kiểm soát viên Tổ tín dụng Tổ kế toán & Ngân quỹ Phòng tín dụng Tổ kế toán & ngân quỹ Tổ tín dụng P.Giám Đốc P.Giám Đốc GIÁM ĐỐC Phòng kế toán và ngân quỹ
- Giám sát tình hình hoạt động của các đơn vị trực thuộc, đôn đốc việc thực hiện đúng qui chế đã đề ra.
Ngân hàng có hai phó Giám đốc, trong đó một sẽ chịu trách nhiệm về mãng tín dụng và một chịu trách nhiệm về mãng kế toán – ngân quỹ, cùng hỗ trợ cho giám đốc trong điều hành hoạt động của Ngân hàng.
3.4.2.3 Các chi nhánh
Các chi nhánh Vĩnh Xuân, Hựu Thành, Hòa Bình cũng thực hiện chức năng nhận tiền gửi, cho vay và thu nợ, phục phụ khách hàng ở chính địa bàn đó. Giám đốc chi nhánh cấp 3 trực thuộc sự chỉ đạo của giám đốc ngân hàng huyện.
3.4.2.4 Phòng tín dụng
a) Trưởng phòng tín dụng: chịu trách nhiệm trong các việc sau:
+ Phân công, kiểm tra cán bộ tín dụng phụ trách địa bàn, thực hiện đúng qui chế cho vay của ngân hàng Nhà nước và chỉ đạo của NHNo&PTNT Việt Nam.
+ Kiểm soát nội dung thẩm định của cán bộ tín dụng, tiến hành tái thẩm định hồ sơ vay vốn. gia hạn nợ gốc, lãi,….
b) Cán bộ tín dụng: chịu trách nhiệm khoản vay do mình thực hiện: + Có nhiệm vụ giao dịch trực tiếp với khách hàng, hướng dẫn khách hàng làm hồ sơ vay vốn, kiểm soát hồ sơ, trình giám đốc ký hợp đồng tín dụng.
+ Kiểm tra và đề xuất cho vay các dự án tín dụng theo phương pháp phân cấp tín dụng.
+ Trực tiếp kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn của đơn vị vay, kiểm tra tài sản đảm bảo nợ vay, đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn.
3.4.2.5 Phòng kế toán và ngân quỹ a) Cán bộ kế toán:
- Kiểm tra chặt chẽ sự vận hành của đồng vốn, đảm bảo đúng mục đích, an toàn và đạt hiệu quả cao, có trách nhiệm theo dõi những tài khoản phát sinh từ hoạt động hàng ngày.
- Hướng dẫn khách hàng mở tài khoản tiền gửi - Lưu giữ hồ sơ theo qui định
b) Cán bộ ngân quỹ
- Kiểm soát tiền mặt, ngân phiếu các chứng từ có giá trong kho hàng ngày.
- Thực hiện các nghiệp vụ phát sinh hàng ngày như: thu ngân và giải ngân.
- Quản lý an toàn kho quỹ tại đơn vị và vận chuyển trên đường đi.
- Cuối ngày khóa sổ ngân quỹ, kết hợp với kế toán theo dõi nghiệp vụ ngân quỹ phát sinh để điều chỉnh số liệu nếu sai sót và lên bảng cân đối vốn, sử dụng vốn.
3.5 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NHNo&PTNT HUYỆN TRÀ ÔN. NHNo&PTNT HUYỆN TRÀ ÔN.
3.5.1 Điều kiện vay vốn.
Khách hàng muốn được vay vốn Ngân hàng, phải thỏa các điều kiện sau: - Có năng lực pháp lực dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo qui định của pháp luật.
- Có mục đích sử dụng vay vốn hợp pháp, không vi phạm điều cấm của pháp luật.
- Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết:
+ Phải có vốn tự có tham gia vào dự án, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ và đời sống.
+ Hoạt động kinh doanh phải có hiệu quả, có lãi, trường hợp lỗ thì phải có phương án khả thi khắc phục lỗ, đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết. Đối với khách hàng vay vốn phục vụ nhu cầu đời sống thì phải có nguồn thu ổn định để đảm bảo trả nợ cho ngân hàng.
- Không có nợ khó đòi hoặc nợ quá hạn trên 6 tháng tại ngân hàng. - Có dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ khả thi.
- Thực hiện các qui định của Chính phủ, NHN0 & PTNT Việt Nam.
3.5.2 Lãi suất cho vay
- Lãi suất cho vay do tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận phù hợp với qui định của ngân hàng nhà nước, và do tổng giám đốc ngân hàng nông nghiệp Việt Nam quyết định theo từng thời kỳ.
- Cho vay từng lần: lãi suất cho vay được áp dụng tại thời điểm ký hợp đồng tín dụng giữa ngân hàng và khách hàng.
- Cho vay theo hạn mức tín dụng: lãi suất cho vay áp dụng tại thời điểm nhận nợ, mỗi lần vay khách hàng kèm theo giấy nhận nợ cho từng lần vay.
- Cho vay lưu vụ: lãi suất áp dụng tại thời điểm lưu vụ.
- Các trường hợp khác như gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ, giảm nợ thì lãi suất cho vay áp dụng tại thời điểm đó.
- Lãi suất nợ quá hạn: thỏa thuận lãi suất nợ quá hạn tối đa 150% tại thời điểm ký hợp đồng tín dụng giữa ngân hàng và khách hàng
3.5.3 Các nguyên tắc của tín dụng
Các nguyên tắc tín dụng được xây dụng dựa trên bản chất tín dụng của ngân hàng. Trong việc cấp tín dụng, ngân hàng xem các nguyên tắc sau là cơ sở quyết định các món tín dụng cấp cho khách hàng.
- Tiền vay phải được sử dụng đúng mục đích.
- Tiền vay phải được hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn theo thỏa thuận trên hợp đồng tín dụng.
3.5.4 Quy trình cho vay
Quy trình cho vay được tiến hành qua các bước như sau:
- Bước 1: Cán bộ tín dụng được phân công giao dịch với khách hàng có nhu cầu vay vốn, có trách nhiệm hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn và tiến hành thẩm định các điều kiện vay vốn theo qui định. Bộ hồ sơ vay vốn bao gồm:
+ Giấy đề nghị vay vốn.
+ Các chứng từ có liên quan xuất trình khi vay vốn. + Hồ sơ đảm bảo tiền vay theo quy định.
- Bước 2: Trưởng phòng tín dụng hoặc tổ trưởng tín dụng có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của hồ sơ và báo cáo thẩm định do cán bộ tín dụng lập, tiến hành xem xét, tái thẩm định (nếu cần thiết) hoặc trực tiếp thẩm định trong trường hợp kiêm làm cán bộ tín dụng, ghi ý kiến vào báo cáo thẩm định, tái thẩm định (nếu có) và trình giám đốc quyết định.
- Bước 3: Giám đốc ngân hàng nông nghiệp nơi cho vay căn cứ thẩm định, tái thẩm định (nếu có) do phòng tín dụng trình, quyết định cho vay hoặc không cho vay:
+ Nếu cho vay thì ngân hàng nông nghiệp nơi cho vay cùng với khách hàng lập hợp đồng tín dụng, hợp đồng đảm bảo tiền vay (trường hợp cho vay có đảm bảo bằng tài sản).
+ Nếu khoản cho vay vượt quyền phán quyết của chi nhánh thì thực hiện theo quy định của ngân hàng nông nghiệp Việt Nam.
+ Nếu không cho vay thì thông báo từ chối cho vay cho khách hàng biết. - Bước 4: Hồ sơ khoản vay được giám đốc ký duyệt cho vay được chuyển cho kế toán thực hiện nghiệp vụ hạch toán kế toán, thanh toán, chuyển thủ quỹ để giải ngân cho khách hàng (nếu cho vay bằng tiền mặt).
- Bước 5: Sau khi cho vay cán bộ tín dụng tiến hành kiểm tra việc sử dụng vốn vay khách hàng theo quy định của ngân hàng nông nghiệp Việt Nam.
3.5.5 Đối tượng cho vay
- Đối với nhu cầu vay trồng trọt đối tượng cho vay lĩnh vực này bao gồm các khoản chi phí cho làm ruộng, cải tạo vườn nhằm đáp ứng nhu cầu gieo trồng trong vụ mùa như: Lúa, hoa màu và một số lọai cây ăn trái khác. Những khoản chi phí đó là chi phí về hạt giống, cây trồng, phân bón, thuốc trừ sâu, cày cấy, máy bơm nước, máy suốt, máy sấy,…Ngoài ra người nông dân gần đây còn phải chịu cảnh cháy gầy, bệnh vàng lùn, lùn soắn lá trong trồng lúa đây cũng chính là nguyên nhân chính trong nhu cầu vay vốn ngày càng tăng trong ngành nông nghiệp.
- Đối với phương án chăn nuôi đối tượng cho vay là con giống, thức ăn, thuốc men, xây cất chuồng trại.
- Đối với phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ đối tượng cho vay là giá trị vật tư, hàng hóa, máy móc thiết bị và các khoản chi phí khác để thực hiện dự án.
3.6 KHÁI QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHNo&PTNT HUYỆN TRÀ ÔN QUA 3 NĂM 2007-2009. NHNo&PTNT HUYỆN TRÀ ÔN QUA 3 NĂM 2007-2009.
Được sự chỉ đạo trực tiếp, kịp thời, linh hoạt của NHNo&PTNT thành phố Vĩnh Long và sự quan tâm hổ trợ của chính quyền địa phương cùng với sự nỗ lực phấn đấu của tập thể cán bộ công nhân viên trong việc triển khai văn bản và chỉ đạo chấn chỉnh nâng cao chất lượng hoạt động của đơn vị, đẩy mạnh huy động vốn, đáp ứng kịp thời nhu cầu sản xuất kinh doanh, mở rộng đối tượng đầu tư, cải tiến kỹ thuật vay vốn, giữ vững và phát triển địa bàn hoạt động trong môi trường cạnh tranh. Cụ thể, qua bảng 1 trình bày tóm tắt kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng qua 3 năm.
Bảng 1: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHNo&PTNT HUYỆN TRÀ ÔN Đơn vị tính: Triệu đồng Chênh lệch 2008/2007 2009/2008 Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Số tiền % Số tiền % 1. Thu nhập 37.392 52.469 60.339 15.077 40,32 7.870 15 -Từ hoạt động tín dụng 33.653 45.714 52.857 12.061 35,84 7.143 15,63 -Từ các hoạt động khác 3.739 6.755 7.482 3.016 80,66 727 10,76 2. Chi phí 32.473 47.004 53.704 14.531 44,75 6.700 14,25 - Trả lãi tiền gửi. 25.009 34.911 38.402 9.902 39,59 3.491 10,00 - Chi phí khác 7.464 12.093 15.302 4.629 62,02 3.209 26,54 3. Lợi nhuận 4.919 5.465 6.635 546 11,10 1.170 21,41
Nhìn chung, lợi nhuận qua ba năm 2007 – 2009 đều tăng với mức độ không