Đối với NHNo&PTNT Việt Nam và NHNo&PTNT chi nhánh Vĩnh Long

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện trà ôn (Trang 84)

Long.

6.2.3.1. Đối với NHNo&PTNT Việt Nam.

Trong quá trình đưa công nghệ ngân hàng mới vào vận hành (hiện nay là hệ thống IPCAS), để việc triển khai hệ thống tới các chi nhánh đạt giệu quả cao, NHNo&PTNT Việt Nam cần tổ chức đào tạo thật kỹ lưỡng về các chức năng cững như vận hành hệ thống cho một đội ngũ cán bộ các chi nhánh, bồi dưỡng thành lực lượng nồng cốt trong quá trình tiếp nhận và vận hành hệ thống tại chi nhánh, hankj chế tối đa sai sót do người vận hành gây ra. Cần hết sức coi trọng việc chuyển giao công nghệ để khi nhà cung ứng bàn giao hệ thống và chấm dứt giai đoạn bảo hành, cán bộ của ngân hàng có đủ khả năng sử dụng. Có như vậy hoạt động của toàn hệ thống mới vận hành tốt, tránh tình trạng hoạt động bị đình trệ vì không làm chủ được công nghệ.

6.2.3.2. Đối với NHNo&PTNT chi nhánh Vĩnh Long.

- Cần căn cứ vào đặc điểm từng địa phương trong các kế hoạch khoán đầu ra và đầu vào của chi nhánh cấp II.

- Tạo điều kiện cho các ngân hàng cấp dưới đưa nhân viên đi tập huấn và nâng cao năng lực thông qua các khóa đào tạo chuyên môn định kỳ và tiếp tục chương trình đại học và sau đại học.

6.2.3.3. Đối với NHNo&PTNT chi nhánh Trà Ôn.

- Nâng cao cơ sở hạ tầng, làm mới bộ mặt của ngân hàng thông qua biển hiệu, băng gôn – bảng điện tử để tạo hình ảnh khang trang, thịnh vượng nhằm nâng cao long tin của khách hàng đến giao dịch, đặc biệt là người gửi tiền sẽ có niềm tin hơn.

- Tăng cường huy động vốn bằng cách đa dạng hóa loại hình và mở rộng đối tượng khách hàng và địa bàn để hạn chế tối đa nguồn vốn điều chuyển từ cấp trên. Đặc biệt, chú trọng đến nguồn vốn trung-dài hạn để đáp ứng đầy đủ và kịp thời nhu cầu tín dụng trung – dài hạn vì đây là cơ sở để xây dựng nền tảng kỹ thuật cho sự phát triển sản xuất.

- Ngân hàng nên tổ chức tổ tư vấn khách hàng để giải đáp các thắc mắc liên quan. Đặc biệt là đối với những khách hàng ở các xã vùng sâu; giúp khách hàng tiết kiệm thời gian đi lại do không hiểu qui trình hay sai sót trong hồ sơ thủ tục vay vốn.

- Thành lập tổ thẩm định và tái thẩm định để hạn chế tối đa những rủi ro trong công tác thẩm định do thông đồng hoặc thiếu trình độ chuyên môn của cá hân thẩm định.

- Trong công tác thẩm định trực tiếp khách hàng lần đầu, cán bộ thẩm định cần đăng ký lịch trước với trưởng phòng khi có nhu cầu phát sinh. Sau đó cán bộ tín dụng mới ấn định ngày hẹn chính xác với khách hàng để tránh tình trạng bận công tác đột xuất do không thông báo trước với khách hàng phải chờ đợi.

- Nâng cao hiệu quả kiểm tra của cấp trên trực tiếp và hiệu quả kiểm soát nội bộ nhằm kịp thời phát hiện những sai sót trong các mặt nghiệp vụ để có biện pháp xử lý, chấn chỉnh, hạn chế những vi phạm và rủi ro trong hoạt động.

- Tăng cường đội ngũ nhân viên trong các khâu tín dụng và huy động vốn tránh tình trạng quá tải như hiện nay mà đặc biệt vào những ngày đầu các quí, tình hình ngày càng nghiêm trọng.

- Song song với các việc làm trên, một vấn đề rất quan trọng quyết định sự thành công của ngân hàng mà đặc biệt là năng lực thẩm định, quản lí rủi ro và tuân thủ đúng nguyên tắc cho cán bộ tín dụng. Bên cạnh đó cần rèn luyện cho nhân viên tác phong chuyên nghiệp trong giao tiếp với khách hàng: nhiệt tình, xử lí nghiệp vụ nhanh và hiệu quả.

- Hiện nay mọi việc hạch toán đều được tiến hành và theo dõi thông qua hoạt động hệ thống IPCAS. Tuy nhiên trình độ cán bộ chi nhánh không đồng đều, một số còn hạn chế nên khi tiếp nhận và vận hành hệ thống mới còn nhiều lung túng, nhằm lẫn. Bên cạnh đó, thời gian làm quen với hệ thống có hạn (do đáp ứng yêu cầu về tiến bộ) cũng là một nguyên nhân ảnh hưởng đến kỹ năng vận hành hệ thống của giao dịch mới này. Phải đào tạo và nâng cao trình độ tin học và khả năng ứng dụng cho cán bộ công nhân viên để đủ năng lực để đảm bảo được các chức năng nhiệm vụ mới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Liệt Cẩm Bình (2007), Phân tích hiệu quả tín dụng tại ngân hàng nông thôn Mỹ Xuyên, Đại học Cần Thơ.

2. Thái Văn Đại (2007), Bài giảng nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng thương

mại, Đại học Cần Thơ.

3. Thái Văn Đại, Nguyễn Thanh Nguyệt (2008). Quản trị ngân hàng thương

mại, Đại học Cần Thơ

4. Nguyễn Thị Ngọc Điệp (2007). Hiệu quả sử dụng vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Phú Tân, Đại học Cần Thơ.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện trà ôn (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)