4.1.2.1. Vốn tự huy động ( vốn huy động tại chỗ).
Qua bảng 2 ta thấy vốn tự huy động của ngân hàng không ngừng tăng qua các năm cả về số lượng lẫn tỉ trọng. Cụ thể: năm 2007 đạt 231.720 triệu đồng, chiếm tỉ trọng 78,74%; năm 2008 tăng lên 272.612 triệu đồng, tăng 40.892 triệu đồng, tức tăng 17,65% so với năm 2007 và chiếm tỉ trọng là 78,97%; năm 2009 tiếp tục tăng lên 354.088 triệu đồng, tăng 81.476 triệu đồng, tức tăng 29,89% so với năm 2008 và chiếm tỉ trọng tới 90,48% tổng vốn huy động phục vụ cho hoạt động cho vay. Sự tăng trưởng của vốn tự huy động là do kết quả vận động của các yếu tố cấu thành sau:
a) Huy động nội tệ:tăng qua từng năm, trong đó:
-Tiền gửi tiết kiệm (TGTK): đây là hình thức huy động quan trọng nhất vì nó bền vững và ổn định. Ngân hàng luôn chú trọng mở rộng và xây dựng một danh mục 9 loại kỳ hạn tiền gửi khác nhau tương ứng với một khung lãi suất tăng dần theo thời gian gửi để khách hàng dễ lựa chọn phù hợp với nhu cầu thực tế của cá nhân. Vì lãi suất cũng ảnh hưởng đến huy động vốn của Ngân hàng. Cụ thể, lãi suất của tiền gửi có kỳ hạn trong 3 năm (2007-2009 ) tương ứng các loại kỳ hạn dao động từ 0,45 % - 1,42% và lãi suất của tiền gửi không kỳ hạn từ 0,25% - 0,3%.
Tiền gửi tiết kiệm không ngừng tăng qua từng năm: năm 2008 là 192.707 triệu đồng, tăng 45.584 triệu đồng tức 30,98 % so với năm 2007; năm 2009 là 274.755 triệu đồng, tăng 82.048 triệu đồng tức tăng 42,58 % so với năm 2008. Nguyên nhân của sự tăng trưởng là do:
+ Ngân hàng ngày càng khẳng định được uy tín trong lòng khách hàng, họ rất quan tâm khi gửi tiền dù lãi suất của ngân hàng đôi khi thấp hơn so với các ngân hàng lân cận khác.
+ Thu nhập dân cư ngày càng nâng cao do áp dụng các qui trình sản xuất mới như: qui trình sản xuất và tiêu thụ trái cây sạch theo tiêu chuẩn Châu Âu (GAP), mô hình kết hợp chăn nuôi – biaogas, chương trình nạc hóa đàn heo, chương
trình sản xuất lúa nguyên chủng, …và do quyết định tăng mức lương cho cán bộ công nhân viên (01/01/2008) lên 540.000 đồng/ tháng.
+ Do tình hình trật tự xã hội ngày càng bất ổn, để an toàn cho số tiền tích lũy nên xu hướng gửi tiền vào ngân hàng dần phát triển trong dân cư. + Do ngân hàng đã mở rộng mạng lưới các phòng giao dịch đến tận xã vùng xa (Vĩnh Xuân, Hựu Thành, Hòa Bình) để huy động tối đa các nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư.
+ Năm 2008 tiền gửi tiết kiệm tăng mạnh do có một phần đóng góp lớn của tiền gửi tiết kiệm doanh nghiệp. Do tình hình kinh tế xã hội nhiều biến động lên xuống bất thường (đặc biệt do đặc thù nền kinh tế địa bàn, các doanh nghiệp chủ yếu hoạt động về xây dựng, vận tải, vật liệu xây dựng, bảo vệ thực vật,…Trong khi giá xăng dầu, phân bón, vật tư xây dụng bất thường do ảnh hưởng của thế giới) khiến cho các doanh nghiệp gặp khó khăn trong định hướng mở rộng đầu tư mới. Vì vậy số vốn của một số doanh nghiệp tạm thời chưa sử dụng đến được lựa chọn gửi vào ngân hàng nhằm sinh lời với loại kỳ hạn tương đối ngắn như từ 1 đến 3 tháng rất được ưa chuộng.
+ Sang năm 2009 tiền gửi tiết kiệm tiếp tục tăng cao do tình trạng giảm phát các doanh nghiệp, hộ nông dân bắt đầu sản xuất trở lại. Vì vậy, số tiền thu được từ lợi nhuận được gửi vào ngân hàng nhằm mục đích sinh lợi. Thêm vào đó, số dự án giải tỏa cầu Trà Ôn, nhiều hộ nhận được bồi thường từ giải phóng mặt bằng cũng góp phần làm tăng tiền gửi tiết kiệm.
Chính những nguyên nhân khiến cho việc huy động bằng tiền gửi tiết kiệm ngày càng tăng của loại gửi có kỳ hạn vì lãi suất áp dụng thường cao hơn đồng thời kèm theo nhiều thể thức hấp dẫn có khuyến mãi và quà tặng, chương trình dự thưởng khi gửi tiền tiết kiệm mà loại tiền gửi không kỳ hạn thường không có. -Tiền gửi kho bạc nhà nước (TGKBNN): Kho bạc nhà nước huyện luôn là khách hàng gửi tiền thường xuyên của ngân hàng. Do ngân sách tạm thời nhàn rỗi, hơn nữa kho bạc không có chức năng kinh doanh tiền tệ nên dùng số tiền đó gửi vào ngân hàng để sinh lợi. Tiền gửi kho bạc giảm liên tục qua các năm, cụ thể: 2008 đạt 34.297 triệu đồng, giảm 6.266 triệu đồng, tức giảm 15,45% so với năm 2007; năm 2009 tiếp tục giảm 28.430 triệu đồng, giảm 5.867 triệu đồng tức
giảm 17,11% so với năm 2008. Nguyên nhân của tiền gửi kho bạc nhà nước giảm liên tục là do:
+ Năm 2008, tiền gửi kho bạc giảm xuống do kho bạc phải rút ra để thanh toán cho các dự án xây dựng cơ bản của năm 2007. Ngoài ra, trong năm ngân sách địa phương phải tài trợ cho việc hỗ trợ xây dựng cụm tuyến dân cư sau qui hoạch dự án cầu Trà Ôn, và khắc phục hậu quả của dịch cúm gia cầm (tháng 04/2008), sau đó là bệnh tai xanh (tháng 05/2008) cho người chăn nuôi tái sản xuất.
Bên cạnh việc ngân sách địa phương rút ra trong năm lại được bù lại bằng nguồn ngân sách khác, đặc biệt là chương trình hỗ trợ tiền Tết năm 2009 cho người nghèo được cấp xuống vào các tháng cuối năm 2008, nguồn vốn nhàn rỗi của kho bạc lại tăng lên, tuy nhiên vẫn thấp hơn so với số tiền đã rút ra nên tiền gửi kho bạc giảm xuống trong năm 2008 nhựng không nhiều.
+ Sang năm 2009, để bình ổn lại những biến động về giá cả, lạm phát…Nhà nước đã tung gói kích cầu hỗ trợ sản xuất, tăng thu nhập. Riêng đối với ngân hàng là chính sách hỗ trợ lãi suất 4% cho sản xuất nông nghiệp nhằm bổ sung vốn sản xuất. Thêm vào đó, nguồn thu của kho bạc Nhà nước giảm do mới bình ổn của năm trước mà nguồn chi của kho bạc Nhà nước tăng. Chính vì vậy, tiền gửi của kho bạc Nhà nước vào ngân hàng tiếp tục giảm.
-Tiền gửi thanh toán (TGTT): Năm 2007 là 13.770 triệu đồng; năm 2008 là 12.479 triệu đồng, giảm 1.291 triệu đồng, giảm 9,38% so với năm 2007. Nguyên nhân do kho bạc và ngân hàng chính sách ủy nhiệm chi để thực hiện các dự án như cầu Trà Ôn, dịch bệnh,… Nếu như trước đây việc mở tài khoản tại ngân hàng để thanh toán cho các giao dịch của doanh nghiệp là hiện tượng hiếm, hiện này tình hình đã khác. Cùng với số lượng các doanh nghiệp trên địa bàn và công nghệ ngân hàng (tại Trà Ôn đã có máy rút tiền ATM), việc mở tài khoản tiền gửi thanh toán đã ngày một phổ biến hơn. Chính vì thế, năm 2009 tăng 13.420 triệu đồng, tăng 941 triệu đồng, nghĩa là tăng 7,54% so với năm 2008. Và cứ tiếp tục như xu hướng hiện nay thì loại tiền gửi này sẽ ngày một tăng. Mặc dù loại nguồn vốn này không ổn định bằng tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi kho bạc nhưng cũng đóng góp đáng kể trong việc ngân hàng “rót vốn” vào nền kinh tế địa phương.
- Giấy tờ có giá (GTCG):là các chứng chỉ nợ có thời hạn, mệnh giá, lãi suất cố định mà ngân hàng phát hành để huy động thêm vốn bên cạnh các loại tiền gửi. Nhận thấy nhu cầu tín dụng ngày càng tăng thể hiện cụ thể ở số liệu dư nợ 2007-2009 tăng liên tục nên ngân hàng đã mở liên tục các đợt phát hành kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi để huy động tối đa nguồn vốn tiềm năng trên thị trường do lãi suất thường cao hơn lãi suất các loại tiền gửi nhằm hỗ trợ cho nguồn vốn. Cụ thể: năm 2008 là 27.530 triệu đồng, tăng 1.501 triệu đồng, tức tăng 5,77% so với năm 2007. Sang năm 2009 là 30.770 triệu đồng, tăng 3.240 triệu đồng, so với năm 2008 tăng 11,77%.
b) Huy động bằng ngoại tệ: do địa bàn hoạt động ở huyện nông thôn nên loại huy động này thường chiếm tỉ trọng rất nhỏ và tốc độ tăng cũng không nhiều. Tuy nhiên số liệu cho thấy cũng rất khả quan, cụ thể: năm 2007 là 4.235 triệu đồng, năm 2008 là 5.599 triệu đồng, tăng 1.364 triệu đồng, tăng 32,21% so với năm 2007; năm 2009 là 6.713 triệu đồng, tăng 1.114 triệu đồng, tăng 19,90% so với 2008. Loại huy động này tập trung chủ yếu vào những đối tượng nhận kiều hối từ người thân là Việt kiều hay đang hợp tác lao động ở nước ngoài. Lượng vốn huy động ngoại tệ không ngừng tăng là do: ngày càng nhiều kiều hối đổ về Việt Nam để giúp đỡ gia đình hay chuẩn bị đầu tư, ngày càng nhiều lao động Việt Nam hợp tác làm việc tại các nước phát triển như Nhật, Hàn, Cannada, Autraylia,…Tuy việc huy động ngoại tệ ít được sử dụng để cấp tín dụng trên địa bàn, nó sẽ được chuyển vào ngân hàng cấp trên với mức lãi suất cao hơn mức lãi suất đã huy động, sẽ làm tăng thêm lợi nhuận của ngân hàng.
4.1.2.2. Vốn điều chuyển: Hoạt động tín dụng của ngân hàng chủ yếu dựa vào vốn huy động tại chỗ. Nếu nguồn vốn trên không đáp ứng đủ nhu cầu thì ngân hàng có một cách giải quyết là xin điều chuyển từ cấp trên. Việc dùng nguồn vốn này không mất nhiều thời gian huy động nhưng phải chịu mức lãi suất cao hơn lãi suất huy động tại chỗ, làm giảm đi lợi nhuận của ngân hàng. Một kết quả là lượng vốn điều chuyển của ngân hàng tăng giảm qua ba năm. Cụ thể: năm 2007 là 62.556 triệu đồng; năm 2008 là 72.585 triệu đồng, tăng 10.029 triệu đồng, tức tăng 16,03% so với năm 2007. Nhưng sang năm 2009, vốn điều chuyển đã giảm 37.267 triệu đồng, giảm 35.318 triệu đồng, tức giảm 48,66% so với năm 2008. Nguyên nhân:
- Năm 2008, vốn huy động tăng, doanh số cho vay giảm so với năm 2007 nhưng vốn điều chuyển tăng so với năm 2007 là do nợ xấu của năm trước còn tồn động nhiều. Mà vốn huy động lại không đủ. Chính vì thế, để đáp ứng đầy đủ nhu cầu vay vốn của khách hàng đòi hỏi phải tăng nguồn vốn điều chuyển.
- Năm 2009, vốn điều chuyển giảm là do công tác huy động vốn tại chỗ ngày càng được chú trọng thể hiện qua tốc độ tăng trưởng của vốn tự huy động cả hai năm 2008, năm 2009 là 29,89%.