Chỉ tiêu này cho biết mức độ tham gia của vốn huy động tại chỗ vào công tác cho vay của ngân hàng. Chỉ tiêu này quá lớn hay quá nhỏ điều không tốt. Vì nếu quá lớn chứng tỏ khả năng huy động vốn của ngân hàng thấp, quá nhỏ chứng tỏ ngân hàng sử dụng vốn huy động không hiệu quả.
Qua ba năm 2007-2009, chỉ tiêu này giảm dần từ 1,24 lần vào năm 2007 xuống 1,09 lần vào năm 2008 và giảm xuống còn 0,89 lần vào năm 2009 (xem chỉ tiêu thứ 12 của bảng 16- trang 63).
Vì cả dư nợ và vốn huy động đều tăng trưởng qua ba năm liên tiếp, cho nên việc giảm dần của chỉ tiêu này không có nghĩa là ngân hàng sử dụng không hiệu quả nguồn vốn huy động khiến cho dư nợ giảm và dẫn đến chỉ tiêu này giảm. Mà ngược lại do vốn huy động ngày một tăng và tăng với tốc độ lớn hơn tốc độ tăng của dư nợ nên chỉ tiêu này có xu hướng giảm dần qua ba năm 2007-2009. Cho nên đây là kết quả tốt cho cả dư nợ và vốn huy động khi cả hai đều tăng qua ba năm 2007-2009. Cụ thể: năm 2007 với 1,24 đồng dư nợ thì có 1 đồng vốn huy động tham gia; năm 2008, tình hình huy động được cải thiện cứ 1,09 đồng dư nợ thì được tài trợ bởi 1 đồng vốn huy động; năm 2009, tình hình tốt hơn năm 2008 cứ 0,89 đồng dư nợ có sự tham gia tài trợ của 1 đồng vốn huy động. Điều này còn cho thấy khả năng huy động vốn ngày càng tốt hơn, mức độ tham gia cấp tín dụng ngày càng được cải thiện đáng kể khi nó đáp ứng gần như trọn vẹn cho số dư nợ ngày một tăng và từ đó đã hạn chế được việc sử dụng vốn điều chuyển từ cấp trên trong cấp tín dụng của ngân hàng.