Tươi đẹp và hiền hòa

Một phần của tài liệu Thiên nhiên và con người trong tập truyện con tàu trắng của CHZ aitmatow nhìn từ lí thuyết phê bình sinh thái (Trang 30 - 39)

7. Cấu trúc đề tài

2.1.1. Tươi đẹp và hiền hòa

Chinghiz Aitmatov dùng ngòi bút của mình viết nên cái độc đáo, khiến cho những tác phẩm của ông có giá trị và lưu dấu trong lòng bạn đọc. Ông đã tái tạo lại trong tâm hồn chúng ta vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên mới mẻ nhưng không mất đi cái vẻ nguyên sơn, đã đi qua rồi lại hiện lại với vẻ đẹp đẽ nhất, của cái thủa ban sơ lúc đầu… vẻ đẹp thiên nhiên đó ta phải kể đến trong tập truyện Con tầu trắng. Yêu cầu trong nghiên cứu văn học hiện nay đặt ra là nghiên cứu văn học phải tôn trọng nguyên tắc thẩm mĩ. Thì trong văn học nhìn từ lí thuyết phê bình sinh thái cũng vậy, nếu xa rời nguyên tắc thẩm mĩ thì sẽ đánh mất tính văn học và sẽ không còn là phê bình văn học nữa. Bởi vậy trong quá trình tìm hiểu tác phẩm của Aitmatov, chỉ ra những nhân tố sinh thái, đó là mối quan hệ qua lại giữa con người và tự nhiên. Để từ đó chúng ta có thể nghiên cứu vấn đề phê bình sinh thái ngay trong bản thân của sự vật. Bằng cách tìm hiểu vẻ đẹp của thiên nhiên thông qua hình ảnh thảo nguyên, rừng, biển. Và đó chính là cái sâu xa nhất mà vấn đề sinh thái muốn đề cập đến, chúng ta cần phải tìm hiểu trong văn học sinh thái, hơn hết là vai trò và tác động của phê bình sinh thái đến những người tiếp nhận vấn đề sinh thái.

Đọc tác phẩm của Aitmatov, người đọc không bao giờ quên được hình ảnh ngôi làng Ku-ku-rêu hoang sơ với nhiều thung lũng thảo nguyên và đặc biệt là hình ảnh hai cây phong mà nhà văn đã xây dựng lên “chúng luôn hiện ra trước mắt hệt như những ngọn hải đăng trên núi” [2;349]. Nhà văn đã hóa thân vào nhân vật tôi, người họa sĩ đã vẽ lại hình ảnh hai cây phong mà từ xa nhìn lại ngỡ như thấy những ngọn hải đăng đặt trên núi. Ngọn hải đăng ấy tỏa ánh sáng soi đường, dẫn dắt những con tàu cập bến. Còn hai cây phong kia cũng đã từng làm nhiệm vụ chỉ lối dẫn đường cho biết bao nhiêu người con của làng Ku-ku-rêu hướng về, tìm về quê hương nơi mình sống và gắn bó. Sự gắn bó ấy vừa là kỉ niệm vừa là tình yêu của chính con người với thiên nhiên.

Nếu với truyện Người thầy đầu tiên ta ấn tượng với hình ảnh hai cây phong thì đến với nhiều tác phẩm khác của Aitmatov sự ấn tượng ấy sẽ được mở rộng ra với không gian rộng lớn hơn - một bức tranh thiên nhiên toàn cảnh. Bức tranh thiên nhiên ấy hòa quyện tình cảm giữa con người với thiên nhiên, là sự tưởng tượng độc đáo sinh động là sự hoang sơ, hùng vĩ. Đó là vẻ đẹp thiên nhiên qua ba tác phẩm Vĩnh biệt

Khi bạn cảm nhận được vẻ đẹp phong phú giàu có của thiên nhiên trong tác phẩm của Aitmatov thì lúc ấy bạn sẽ thấy như “hoá thân của thiên đường, của sự hoà đồng nguyên thủy thuở xưa”. Khi đọc tác phẩm của Aitamtov ta thấy hiện nên bức tranh thiên nhiên vùng núi đồi thảo nguyên Kyzgyzstan, khiến ta như cảm thấy chính mình được đặt chân đến nơi đây, được cảm nhận và hòa mình với tình yêu nguyên thủy thuở xưa, khi con người còn tôn thờ tự nhiên. Đó chính là vẻ đẹp của bức tranh vùng núi non Tian Shan bao phủ bởi đất và nước, được Aitmatov tái hiện lại trên những trang văn của mình với đủ bốn mùa trong năm, những thời khắc giao nhau trong ngày, mỗi thời khắc một vẻ, mỗi mùa là mỗi cảm nhận riêng thật đặc sắc thật độc đáo, và hơn hết thiên nhiên gắn liền với cuộc sống con người đi liền với cảm xúc, với những cuộc vui chơi giữa vẻ đẹp hồng hoang nhẹ nhàng, mát dịu mà chỉ miền núi đồi thảo nguyên Trung Á mới có vậy. Vẻ đẹp thiên nhiên ấy được nhà văn tái hiện lên qua

Vĩnh biệt Gunxarư. Bức tranh thảo nguyên thung lũng xanh tươi với những rặng núi

cao tuyết phủ Kizghizia với những đàn ngựa buông vó thênh thang. Con ngựa Gunxaru khỏe khoắn, đôi mắt có hồn. Bụi gió thảo nguyên khuất phục dưới chân nó: “Mặt trời chiếu sáng giữa hai cơn mưa, cỏ đâm lên dưới móng. Những đồng cỏ xanh rờn, tuyết trắng ngời long lanh trên những đỉnh núi” [1;43], “Một cánh đồng cỏ ướt đẫm nằm lọt giữa núi đồi và rung rinh chòng chành, cái thế giới kì diệu và khó tưởng tượng nổi ấy, ở đó vầng mặt trời hí vang, nhảy nhót trên những ngọn núi” [1;21] chỉ qua những câu văn ngắn miêu tả thiên nhiên ta đã thấy hiện lên sự cuốn hút với tính từ chỉ màu sắc “xanh rờn”, hay miêu tả sự trong sáng, sinh động qua từ “long lanh” và các động từ như “chiếu sáng”, “đâm lên” những động từ chỉ sự linh hoạt hí vang, nhảy nhót và một loạt các từ láy như “long lanh”, “rung rinh” , “chòng chành”, “nhảy nhót” ta đã thấy được vẻ đẹp thiên nhiên trong tác phẩm không chỉ đẹp mà còn sinh động và đầy hấp dẫn. Không dừng lại ở đó, thiên nhiên trong truyện còn tạo lên vẻ đẹp qua đặc điểm của từng mùa trong năm. Qua không gian thảo nguyên từ mùa xuân ấm áp đến những cơn gió tuyết lạnh giá của mùa đông, từ sự bình yên của không gian đến những cơn giông dữ dội đột ngột kéo về. Đó cũng là hình ảnh thiên nhiên thơ mộng với nhiều màu sắc, luôn thay đổi theo mùa, mỗi mùa mang những nét đẹp rất riêng. Hình ảnh mùa xuân :“Bầu trời ngồn ngộ mây trắng lùi mãi ra xa. Bầu trời rộng lớn, cao vút, trong trẻo… con sơn ca cất cánh bay vụt lên…vút lên cao và cất tiếng hót líu lo” [1;94]. “Đất xanh rờn tươi cười dưới ánh mặt trời”[1;111], “Một ngày sáng sủa, tran

hòa ánh mặt trời. Mùa xuân nheo nheo mắt dưới nắng, phô ra mái tóc xoăn óng ả, lá non mới trổ, bốc khói trên cánh đồng mới cày và biến hình thành cỏ non mọc ngay dưới chân người, trên những đường mòn” [1;119] mùa xuân hiện nên qua những dấu hiệu mà chỉ mùa xuân mới có như chú chim sơn ca cất tiếng hót líu lo, cỏ cây được miêu tả với tính từ chỉ màu sắc “ xanh rờn” , hình ảnh những chiếc lá non mới trổ... hình ảnh thiên nhiên mùa xuân ấy còn được tác giả liên tưởng tới một cô gái nheo mắn dưới ánh nắng vàng, với mái tóc xoăn óng ả nổi bật lên dưới ánh nắng. Qua những từ ngữ miêu tả bức tranh xuân với cả âm thanh và màu sắc, đã làm bật lên đặc trưng riêng mà chỉ mùa xuân mới có. Cảnh sắc tươi mới đẹp đẽ ấy được coi là một thuộc tính trong quan hệ tương ứng giữa các màu, muôn vàn sự chuyển tiếp của màu sắc gắn liền với ký ức cuộc đời ông già Tanabai và con ngựa Gunxarư. Nếu như mùa xuân đẹp với vẻ dịu dàng thì mùa Đông lại mang vẻ lạnh lùng được nhân cách hóa “rồi mùa đông lại ập đến, nó cưỡi con lạc đà trắng phóng đến” [1;97] đặc điểm của mùa đông là màu trắng của tuyết được nhà văn Aitmatov biến thành hình ảnh của con lạc đà có màu trắng, tạo lên vẻ đẹp đặc trưng của mùa đông mà không mất đi đặc điểm về màu sắc vốn có. Bức tranh mùa đông ấy qua hình ảnh núi tuyết thật tinh khôi, tôn lên vẻ đẹp của cảnh vật xung quanh tác động đến lòng người: “Núi đã tiến gần hơn về phía đông, tuyết mới tinh, trắng xóa trên chỏm. Tuyết tôn vẻ đẹp của núi lên biết trừng nào... Tanabai co ro vì tuyết nhiều quá và vạn vật tươi mới quá, ông cảm thấy lòng buồn tê tái” [1;148-149]. Đó là bức tranh thiên nhiên với không gian cao xa, khoáng đạt vùng Kizghizia, khiến chúng ta chỉ đọc vài dòng miêu tả bức tranh mùa đông ấy người đọc dường như cũng cảm thấy vẻ đẹp bất tận của miền đất đó. Vẻ đẹp mùa xuân và mùa đông trong sáng tác của Aitmatov chúng ta không thể nào nói hết, viết hết được nó mang sắc thái của riêng từng mùa, còn với vẻ đẹp của mùa thu lại bật lên màu sắc riêng của nó, đẹp không kém gì mùa Xuân và mùa đông: “Sắc đỏ úa như đám cháy không khói lan khắp dải rừng cây cỏ mọc trên sườn núi dốc đứng, chạy ngược từ sát bờ sông lên tới khu rừng thông đen. Chói rực nhất- hừng lên một màu đỏ tía-và bền bỉ nhất,...” [1;330] và mùa hè không được nhà văn miêu tả cụ thể mà ta nhận ra qua một số biểu hiện của hai mùa này.

Vẻ đẹp thiên nhiên trong những trang văn của Aitmatov không chỉ đẹp qua các mùa mà còn qua các khoảnh khắc như khi mặt trời buổi sáng lung linh màu sắc ban ngày nhường chỗ cho khoảnh khắc bóng đêm huyền bí và nổi bật lên là hình ảnh ánh

trăng: “Rồi trăng lên. Núi nhẹ nhàng nhô ra từ trong bóng tối và nghiên ngả nhịp nhàng dưới ánh trăng vàng rượi. Sao trời mỗi lúc một rực sáng hơn, mỗi lúc một xuống gần mặt đất hơn” [1;49]. Hình ảnh ánh trăng được nhà văn miêu tả bằng tính từ “vàng rượi” gợi cho ta cảm nhận được ánh sáng chan hòa tỏa ra vừa đẹp mà còn đem đến cho con người cảm giác dễ chịu, đồng thời vẻ đẹp của những ngôi sao tạo nên một bầu trời lung linh, huyền ảo. Khi ánh trăng biến mất vẻ đẹp của sao trời nhường chỗ cho vẻ đẹp khác lạ của bóng tối: “Đằng sau là chiếc xe ngựa bị bỏ lại, còn ở đằng trước, phía tây, bóng tối màu tím thẫm đã bao phủ mặt đường. Đêm tràn lan trên thảo nguyên không một tiếng động, chùm lấp núi non, xóa nhòa chân trời” [1;52]. Nếu như màu của ánh trăng là “Vàng rượi” thì màu của bóng tối lại là màu “tím thẫm” gam màu trầm hơn, bao trùm không gian, tạo vẻ đẹp huyền bí rất riêng và khác lạ. Quả là một bức tranh tuyệt đẹp, không thể dùng hội họa, điêu khắc có thể tạo lên được mà bức tranh tuyệt đẹp này. Chỉ có ngôn từ nghệ thuật tài hoa của nhà văn Aitmatov mới tạo lên vẻ đẹp đến thế.

Nhà văn Aimatov đã chuyển điểm nhìn trần thuật để bổ sung những góc nhìn khác về thiên nhiên. Từ điểm nhìn qua cảm nhận của chú ngựa Gunxarư: “Chà, sáng sủa quá! Không khí tươi mát biết bao! Hai cánh mũi thính nhạy của Gunxarư phậm phồng hít không khí mùa xuân ngây ngất vào lồng ngực. Thoang thoảng mùi lá đăng đắng, mùi đất xét ẩm” [1;121], người đọc thấy được vẻ đẹp thiên nhiên mang một cái gì đó rất riêng biệt. Qua từ láy miêu tả mũi chú ngựa “phập phồng” sau cơn mưa, làm ta cảm thấy không khí ấy thật dễ chịu thỏa mái khiến Gunxarư như muốn hít đầy lồng ngực mình vậy. Và quang cảnh sau cơn mưa với màu sắc tươi mới hơn, sáng sủa hơn, đẹp hơn gấp bội nó đẹp như chưa bao giờ được đẹp mà trong những ngày hè nóng không thể cảm nhận được, không thể có. Chỉ có khi trận bão qua đi mới cảm nhận được hơi ẩm của mưa, mùi của lá, của đất. Đồng thời vẻ đẹp thiên nhiên còn là sự nuối tiếc của chính con vật khi không được thỏa thích với bầy của nó trên thảo nguyên tươi đẹp: “Lần cuối cùng Gunxarư nhìn thấy thảo nguyên rộng lớn, những đàn ngựa nhởn nhơ đi đây đi đó nơi khoảng rộng bao la. Trên trời những con ngỗng xám đang bay, vẫy cánh, gọi nhau...” [1;124] hình ảnh thiên nhiên vừa đẹp, vừa buồn khiến cả con vật lẫn ông già Tanabai tiếc nuối.

Cảnh sắc thiên nhiên ấy còn được nhìn qua con mắt của người kể truyện. Thiên nhiên vùng Kyzgyztan thật nên thơ: “Ở trong núi tháng 10 là cả một tháng khô hanh và

thiên nhiên khoác một bộ áo óng ánh vàng. Chỉ có hai ngày đầu, trời đổ mưa và trở lạnh, sương mù bao phủ khắp nơi. Nhưng rồi qua một đêm tất cả những gì u ám đã tan biến đâu hết, và buổi sáng ra khỏi lều... núi đã tiến gần hơn… tuyết mới tinh, trắng xóa trên chỏm, tuyết tôn vẻ đẹp của núi nên biết chừng nào! Núi cao sừng sững dưới vòm trời thanh khiết tuyệt vời, nổi rõ từng nét trong trong ánh sáng và bóng tối, như thể vừa được Chúa tạo dựng nên. Không gian vô tận xanh thăm thẳm… Giữa lòng khoảng không vô cùng, ở nơi xa xăm xanh thẳm kia. Ta mường tượng thấy cái xa vời huyền ảo của vũ trụ” [1;148]. Bằng tài quan sát tinh vi của mình, Aitmatov đã vẽ lên bức tranh thiên nhiên với đầy màu sắc, màu vàng sáng nóng “óng ánh vàng” màu trắng tinh khiết, trinh bạch “trắng xóa” màu xanh huyền bí “xanh thăm thẳm” , với không gian thoáng đãng rực rỡ đa sắc màu làm bật lên nét đẹp riêng của thiên nhiên. Qua đó ta thấy thiên nhiên trong Vĩnh biệt Gunxarư hiện lên với vẻ đẹp trọn vẹn thông qua những điểm nhìn bổ sung được tác giả tạo nên thông qua thủ pháp đa điểm nhìn và di động điểm nhìn. Việc thay đổi điểm nhìn còn giúp tác giả khắc họa một thiên nhiên sinh động, có hồn, đầy màu sắc và dường như đang cựa quậy, tuôn trào nguồn sống.

Nếu cảnh thiên nhiên trong Vĩnh biệt Gunxarư điệu đà như một cô gái Nga, thu hút trong màu sắc, mượt mà như cỏ cây, nhẹ nhàng và gần gũi thì thiên nhiên trong

Con tàu trắng lại sinh động, tươi vui, tinh khôi và mới mẻ qua cái nhìn đầy chất thơ,

mơ mộng của một cậu bé. Đó là bức tranh toàn cảnh nhìn từ xa, của núi rừng nơi ông Mômum và cậu bé sinh sống “con đường cho xe chạy tới đây khởi đầu từ ven hồ Ixxưc-kun…đến núi Karaum, đường từ đáy lũng hẹp leo lên cao, rồi lại đổ xuống theo sườn núi dựng đứng trơ trụi..” [1;260] tái hiện lên một khu rừng với vẻ đẹp hoang sơ, với hình ảnh của sườn núi chứa đầy tính hiện thực “dựng đứng trơ trụi” qua đó khắc họa lên những vất vả cực khổ của con người sinh sống nơi đây. Khi đến gần bức tranh ấy qua điểm nhìn của trẻ thơ qua sáng tác của Aitmatov thì ta lại thấy nó mang một nét độc đáo khác biệt, từ điểm nhìn trẻ thơ ta thấy có sự khác biệt, tác giả Aimatov như viết về tự nhiên dưới một cảm quan mới - cảm quan sinh thái. Sự khác biệt về điểm nhìn đó, dẫn đến sự thay đổi quan niệm về tự nhiên, vai trò của tự nhiên có sự thay đổi. Các ước lệ về tự nhiên bị phá vỡ, thay vào đó là quan niệm về một tự nhiên tự trị, tồn tại bên ngoài con người, không còn phụ thuộc vào bàn tay con người với quan niệm Tự nhiên có sinh mệnh độc lập. Quan niệm đó đã tạo nên vẻ đẹp thiên nhiên qua góc nhìn trẻ thơ vô cùng ngộ nghĩnh, đẹp đẽ, khiến ta như cảm nhận rằng mình lạc

vào một thế giới thần tiên với đủ loài vật trong truyện cổ tích mà chỉ có tâm hồn bao dung như biển cả của người già và tâm hồn nguyên sơ thánh thiện của trẻ nhỏ mới cảm nghe được linh hồn của tạo vật. Dưới con mắt thơ ngây ấy cảnh vật đẹp một cách kì lạ: “Chúng có thể bực tức và ngáng chân cho ngã “Lạc đà nằm” (đấy là cái tên nó đặt cho khối đá hoa cương có bướu lún sâu dưới đất đến ngang ngực). Bình thường, không bao giờ nó đi qua mà không vỗ vào cái bướu con “Lạc đà” của mình. Nó vỗ về con lạc đà như chủ vỗ về con vật, như ông vỗ về con ngựa thiến cộc đuôi của ông, nhân đi qua thì tiện tay làm thế thôi… Nó có khối đá “Yên Ngựa”: Khối đá nửa trắng, nửa đen, đốm khoang, lưng oằn xuống có thể ngồi lên như cưỡi ngựa. Còn có khối đá “Chó sói”, rất giống con chó sói lông màu nâu đốm bạc, ót rất khỏe, gồ chán nặng nề… Nhưng khối đá nó thích nhất là “Chiếc xe tăng” - khối đá kiên cố vô cùng, ở ngay cạnh sông, chỗ bờ bị xói mòn. Nom cứ như “chiếc xe tăng” sắp từ trên bờ lao xuống nước,

Một phần của tài liệu Thiên nhiên và con người trong tập truyện con tàu trắng của CHZ aitmatow nhìn từ lí thuyết phê bình sinh thái (Trang 30 - 39)