Giai đoạn chuyển hướng (từ năm 2008 đến nay)

Một phần của tài liệu Thiên nhiên và con người trong tập truyện con tàu trắng của CHZ aitmatow nhìn từ lí thuyết phê bình sinh thái (Trang 26 - 27)

7. Cấu trúc đề tài

1.2.2.3. Giai đoạn chuyển hướng (từ năm 2008 đến nay)

Giai đoạn này được đánh giá là giai đoạn chuyển hướng của phê bình sinh thái từ lý luận phê bình, phương pháp phê bình, đối tượng phê bình.

Người mở đầu cho giai đoạn này đó là Scott Slovic, người được xem là đi giữa lí tưởng sinh thái bởi ông đã đề xướng nguyên tắc kết hợp giữa lí tưởng sinh thái, học thuật sinh thái và trách nhiệm sinh thái qua cuốn sách Đi xa để suy nghĩ. Ông nghiên cứu rất nhiều về đề tài môi trường đồng thời ông đã đề xuất nhiều ý kiến để ứng phó với nguy cơ. Ông cho rằng “trách nhiệm sinh thái chính là sự dung hợp của tích cực

nhập thế và suy nghĩ sâu sắc của xuất thế” [18;235] được gải thích là nhà phê bình

sinh thái cần tham gia vào các hoạt động xã hội, tận hưởng tự nhiên phong phú, trải nhiệm văn hóa đa dạng, cứu giúp tự nhiên lúc lâm nguy, chăm sóc văn hóa suy thoái, hòa hợp với tự nhiên, tiến hành nghiên cứu chuyên sâu. Sau đó có nhiều công trình khác như “sinh thái học và văn học” của Bryan L. Năm 2009 Peter Barry xuất bản

thuyết nhập môn: giới thiệu về lý thyết văn học văn hóa. Năm 2010 Kimberly N.

Ruffin xuất bản cuốn Màu đen trên trái đất: truyền thống văn học sinh thái của người Mỹ gốc Phi... Qua những công trình nghiên cứu nổi bật trên, có thể thấy phê bình sinh thái ngày càng phát triển từ xem xét văn bản môi trường, có cái nhìn mới trong văn học kinh điển, nghiên cứu tự nhiên trong tác phẩm đến mở rộng nghiên cứu trong nhiều thể loại và xây dựng lí luận phê bình, chuyển từ cái nhìn tự nhiên một cách thu

hẹp đến cái nhìn phê bình sinh thái - xã hội với những vấn đề rộng hơn như “liên ngành, đa văn hóa và mang tính quốc tế” với “tái kết nối tính xã hội và tính sinh thái” [18;251] nghiên cứu trên nhiều lĩnh vực, nhiều thể loại và hình thức khác ngoài văn bản viết giúp nội dung của phê bình sinh thái dần thay đổi hoàn thiện, đồng thời hướng tới mục tiêu góp phần thay đổi thái độ của con người với tự nhiên.

Một phần của tài liệu Thiên nhiên và con người trong tập truyện con tàu trắng của CHZ aitmatow nhìn từ lí thuyết phê bình sinh thái (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)