Dữ dằn và khắc nghiệt

Một phần của tài liệu Thiên nhiên và con người trong tập truyện con tàu trắng của CHZ aitmatow nhìn từ lí thuyết phê bình sinh thái (Trang 39 - 42)

7. Cấu trúc đề tài

2.1.1. Dữ dằn và khắc nghiệt

Bên cạnh một thiên nhiên mượt mà, hoang sơ, hùng vĩ, thơ mộng và yên bình của xứ sở núi đồi và thảo nguyên còn là một thiên nhiên với tính cách hoàn toàn đối lập - dữ dằn và khắc nghiệt. Trong tác phẩm Vĩnh biệt Gunxarư sự dữ dằn và khắc nghiệt ấy được thể hiện qua các mùa. Mùa đông giá lạnh và rét mướt, khắp nơi bao phủ bởi màu trắng mờ đục của tuyết và hình ảnh tuyết hiện lên nhiều lúc êm ả nhưng cũng có khi dữ dội, đỏng đảnh, đáng sợ: “gió tuyết luôn luôn quay cuồng giữa những ngọn đồi xám xịt hoang vắng” [1;17]. Để rồi, hè sang, cái nóng cũng khắc nghiệt không kém sự giá buốt của mùa đông, đất trời như một lò lửa lớn đỏ rực thiêu đốt sự sống: “mùa hè thì nóng như hỏa ngục [1;17]. Mùa thu trở nên dài đằng đẵng một cách “khác thường”. Mùa xuân không xanh tươi mơn mởn mà trái lại gợi lên một cảm giác về một mùa xuân “bệnh tật”, ảm đạm: “mùa xuân đau ốm. Bốn bề ẩm ướt, mờ đục” [1;193]. Có thể nói, Aimatov đã miêu tả bức tranh thiên với với sự thay đổi của bốn mùa, mỗi mùa lại được ông lột tả thần thái riêng của nó để thấy được sự dữ dội và khắc nghiệt của thiên nhiên đối với đời sống của con người. Tuy nhiên, trong bốn mùa, dường như Aitmatov đã dành nhiều bút lực hơn cả để viết về mùa đông và những tai

ương của nó giáng xuống đời sống con người, hay mùa đông đã trở thành nỗi ám ảnh thời gian đối với những cư dân du mục để khi viết về mảnh đất này, nỗi ám ảnh mang tên mùa đông lại dội về trong tâm trí nhà văn.

Mùa đông hiện hữu trên trang sách của Aitmatov như ám ảnh đầy khiếp đảm, nhất là thời gian ban đêm: “Đêm đông khủng khiếp” bởi “Tuyết xuống thường xuyên và đọng lâu” [1;58]. Rồi quang cảnh trận bão hiện lên là hình ảnh cụ thể nhất đại diện cho sự dữ dằn và khắc nghiệt của thiên nhiên trong tác phẩm “…cây cối nghiêng ngả, rào rào, dường như nó thể ập tới ngay cạnh bạn, xô chuyển ập đổ cây. Gió ào ào tràn qua sân, làm cho cái thùng vắt sữa rỗng không lăn ầm ầm, giật phăng những quần áo lót phơi trên giây và phăng phăng cuốn đi” [1;89] và “Mưa vẫn trút xuống dày đặc như bức tường, cơn giông hoành hành dữ dội, tiếng ầm ầm làm rung chuyển cảnh vật và tơi bời trong ánh chớp ban đêm”[1;91]. Thiên nhiên mùa đông hiện lên đầy hung dữ, quyết liệt khiến tất cả mọi thứ xung quanh đều bất lực trước sức mạnh của nó. Thiên nhiên hiện lên như có một sức mạnh thần kì, hung bạo, dữ tợn: “Con sông réo ầm ầm, qua tiếng nước sối ào ào và tiếng sấm rền vang, qua các bụi cây, qua các hố và mương xối”[1;91]. Bức tranh thiên nhiên ấy dữ dằn hơn khắc nghiệt hơn khi nó được đặt vào hoàn cảnh của con người, khiến con người, con vật phải chải qua, phải cảm nhận nó bằng mất mát: “Mùa đông và mùa xuân vẫn đang tranh hơn thua, chẳng bên nào chịu nhường bên nào, và trong cuộc cạnh tranh này, bầy cừu đã thiệt hơn cả; cừu non chết, cừu mẹ gầy mòn cũng lăn ra chết”[1;193]. Thiên nhiên khoác lên mình cái vẻ khó chịu, hình ảnh do chính tác giả làm đậm lên trong những trang văn: “Những trái núi lớn chìm trong màn sương xám đục.Bị mặt trời quên lãng, chúng sẫm đen ở phía trên, càu cạu như những người khổng lồ bị chọc giận” [1;193]. Bằng nghệ thuật nhân hóa, thủ pháp cường điệu tô đậm vẻ đẹp hoang dại, dữ dội và huyền bí. Khung cảnh núi rừng hiện lên đầy vẻ oanh linh, bí hiểm. Quang cảnh thiên nhiên hiện lên đầy khắc nghiệt như để thử thách con người: “Mùa đông vừa xuất hiện đã lẳng lặng, ráo riết hoạt động trong bóng tối, để sáng ra mọi người phải ngạc nhiên, tất tả chạy ngược chạy xuôi. Núi cóng lại trong đêm, lúc này vẫn còn là những khối đen sẫm” [1;153]. Thiên nhiên dữ dằn và khắc nghiệt dường như là để thử thách ý chí, nghị lực của con người Kirghizia để họ thấy được “chỗ đứng” của thiên nhiên đồng thời như một lời cảnh tỉnh, giúp con người nhận ra tầm quan trọng, sức mạng của thiên nhiên và thấu hiểu được với thiên nhiên, bảo vệ thiên nhiên hơn.

Bức tranh thiên nhiên đổ bóng trên trang văn của Aitmatov đầy dữ dội với bộ dạng uy hiếp con người. Vẻ dữ dằn và khắc nghiệt trong truyện Con tàu trắng cũng hiện lên những cơn bão, những cơn bão đến bất ngờ, đột ngột: “Hôm ấy, lúc gần tối, gió Xan-ta sơ chợt nổi lên đùng đùng từ dãy núi cao ngất trời. Gió ào ào tới, giật dội từng cơn. Lá cây cuốn bốc lên, quyện thành cả một cây cột trên rừng, và mỗi lúc một vươn cao lên trời, ào ào băng qua các trái núi. Trong khoảnh khắc đất trời quay cuồng mờ mịt đến nỗi không thể mở mắt ra được. Tuyết lập tức chút xuống. Bóng tối trắng mờ bất thình lình chụp lấy trái đất, rừng cây nghiêng ngả, sóng sủi réo. Tuyết xuống dày đặc, biến thành cơn bão”[1;397]. Thiên nhiên không còn là một khách thể câm lặng, mà thiên nhiên cũng có đời sống riêng của mình, và trở thành “một nhân vật” trong thế giới nhân vật trong sáng tác của Aitmatov. Nó cũng biết nổi giận, cáu kỉnh, phẫn nộ trước sự tàn phá của con người. Đó là phản ứng, là tiếng nói của thiên nhiên trước thực trạng thiên nhiên đang mất dẫn chỗ đứng, vai trò trong sự sống trên trái đất, bởi thế thiên nhiên cất tiếng nói một cách quyết liệt để giành lại thế bình đẳng với con người. Aitmatov đã làm thiên nhiên hiện lên bằng ngôn từ của mình, ở đấy thiên nhiên không còn là một hình ảnh ẩn dụ mà là một thiên nhiên được viết với ý thức sinh

thái. Qua đó ta thấy được tự nhiên cũng có sinh mệnh độc lập, nó có quyền nổi giận

bất cứ lúc nào. Nó khác với thiên nhiên của văn học xưa về thế giới, thiên nhiên đấy chỉ mang tiếng nói mà con người phú cho, thiên nhiên chỉ là chủ thể, thiên nhiên chưa được khám phá với giá trị đích thực, chưa phản ánh hiện thực mà coi thiên nhiên như tư liệu để ngụ tình hay để giáo huấn đạo đức một cách không tự giác: “Thu ăn măng

trúc đông ăn giá/ Xuân tắm hồ sen hạ tắm ao” (Nhàn - Nguyễn Bỉnh Khiêm). Giờ đây,

thiên nhiên trong văn học lại phản ánh đúng bản chất vốn có của nó, trước những hành vi tàn sát của con người thiên nhiên biến thành bộ mặt của một quan tòa phán xét xem có nên cho con người tồn tại được nữa hay không, trong truyện Con chó hoang chạy

ven bờ biển, hình ảnh trận bão hiện lên đầy dữ tợn như một sự trừng phạt đối với hành

vi xâm phạm và gây hấn với biển cả. con người: “Mọi vật chìm trong bóng tối đen ngòm. Sương mù đổ xuống như khối đất lở, chôn vùi trong vực thẳm của bóng tối vô hạn. Trong nháy mắt họ lập tức rơi từ thế giới này vào một thế giới khác. Tất cả đều biến mất… biển nổi cơn sóng gió. Thuyền bị tung lên ném xuống, phút chốc bị hất lên cao, phút chốc lại sa xuống cái vực mở ra giữa các đợt sóng… sóng đánh khiến quần áo ướt đẫm… Sương mù dày đặc...”[1;495]. Đó là hình ảnh thiên nhiên vùng lên đòi

lại “quyền” và “sự công bằng” cho chính mình. Sự sống của con người đang nằm trong bàn tay của thiên nhiên, con người phải hiểu để khỏi phải đối mặt với “sự trả thù của giới tự nhiên” như Ănghen đã cảnh báo: “Trong quá trình tác động vào giới tự nhiên, con người cần phải nhận thức được các quy luật của giới tự nhiên cũng như vận dụng chúng vào quá trình sản xuất vật chất của mình, thay vì phá vỡ những quy luật khách quan đó để khai thác tự nhiên một cách bừa bãi không theo quy luật.”[17]. Bởi vậy chúng ta hãy xoa dịu đi cái vẻ “dữ dằn” và “khắc nghiệt” đó bằng một hành động cụ thể hơn.

Một phần của tài liệu Thiên nhiên và con người trong tập truyện con tàu trắng của CHZ aitmatow nhìn từ lí thuyết phê bình sinh thái (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)