Con người với tư cách chủ thể

Một phần của tài liệu Thiên nhiên và con người trong tập truyện con tàu trắng của CHZ aitmatow nhìn từ lí thuyết phê bình sinh thái (Trang 57 - 60)

7. Cấu trúc đề tài

2.3.2.Con người với tư cách chủ thể

Ảnh hưởng của thuyết “Con người trung tâm” khiến thái độ của con người trở nên ngạo mạn đối với tự nhiên. Con người tin tưởng vào sức mạnh toàn năng của mình và quan niệm rằng “con người là thước đo của vạn vật”, “con người là chủ nhân và chúa tể của giới tự nhiên” và “con người mang bản chất thần thánh của Chúa thiêng liêng và có quyền thống trị giới tự nhiên” [18;52]. Quan niệm này đã khiến môi trường suy thoái và làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sinh thái.

Trong truyện Vĩnh biệt Gunxarư con người thống trị tự nhiên biểu hiện ở tham vọng làm chủ. Đòi tự nhiên phục tùng, qua hình ảnh của tên chủ tịch nông trang Jôrôkun Anđaniivits, ông ta cậy mình có quyền lực mà đưa mệnh lệnh xuống cướp chú ngựa Gunxarư của Tanabai, và hắn đối sử tàn nhẫn với Gunxarư “Bắt ngựa phi trong

bùn. Nó mang ông chủ trên lưng, phóng như bay, còn ông ta ngất ngư trên yên nhue cái bao tải, rồi ông ta giật cương như muốn xé rách mõm nó và quất roi vào đầu nó.” [1;111] một con người bất nhân tính với cả con vật, hắn còn xích con ngựa đến mức “Chân bị trật da rất nặng vì xiềng xích. Các vành móng đều chảy máu” [1;114]. Jôrôkun Anđaniivits chỉ coi con Gunxarư như một món hàng, như một tài sản riêng của hắn, như một đồ vật vô chi vô giác không có suy nghĩ , thấp kém ở dưới trình độ của con người. hắn đã vô cảm với động vật đồng nghĩa hắn cũng vô cảm với con người và “Khi con người không cảm nhận được nỗi đau của loài vật, con người sẽ không cảm nhận được nỗi đau của đồng loại. Khi con người tàn sát tự nhiên, nếu con người không biết giới hạn sẽ đẩy con người đến bản năng tàn sát”[13;61]. Ở đây chúng ta bắt gặp triết lí sinh thái trong cách đề xuất của tác giả, không dành cho con người thế ưu trội, Aitmatov đã đưa ra một cái nhìn bình đẳng với tự nhiên, chỉ ra cho chúng ta thấy rằng chúng ta không công bằng với tạo vật.

Trong tác phẩm của Aitmatov không chỉ phản ánh sự tàn nhẫn của con người với con vật mà còn với cả cây cối. Qua nhân vật Ôrôzơkun - một người coi rừng, hiện nên với hình ảnh xấu xí, hắn tự cho mình là chủ, khi được đút nót, hối lộ hắn đồng ý để người ta lấy gỗ với cái vẻ huênh hoang “Hai cây gỗ thông tròn để làm nhà phải không? Chỉ thế thôi ư? Có gì đáng kể” [1;336] hắn chặt phá rừng bừa bãi, cấu kết với lâm tặc “Mười hai năm trước, Kôkêtai làm nhà, Ôrôzơkun giúp gỗ, Y bán cho Kôkêtai những cây gỗ tròn với giá rẻ để xẻ làm ván. Rồi gã kia cưới vợ cho con trưởng, gã làm nhà cho đôi vợ chồng trẻ. Ôrôzơkun lại cung cấp gỗ cho gã...” [1;405]. Ôrôzơkun tiếp tay giúp hết lần này tới lần khác, hắn không biết hậu quả vể sau mà chỉ thấy cái lợi trước mắt. Con người như hắn chỉ luôn cảm thấy bất hạnh: “Y có cảm giác rằng xung quanh y toàn là những sự bất công. Núi non chúng hoàn toàn vô cho vô giác, không mong muốn gì, cứ ung dung đứng nguyên một chỗ” [1;343] một con người có tâm hồn khô cằn, tàn ác không bao giờ có thể cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên, mà chỉ thấy thiên nhiên vô chi vô giác, nhìn thiên nhiên bằng tâm hồn chết của mình. Và những con người như Ôrôzơkun không bao giờ nhìn thấy hậu họa mình đang gây ra “một kẻ phá hoại rừng cây của nhà nước xã hội chủ nghĩa” [1;337] Đặt trên vai trách nhiệm của người canh dữ rừng vậy mà người dữ rừng lại trở thành kẻ phá rừng không ghê tay đó chính là nỗi đau của rừng xanh. Aimatov lên án ,phê phán và đặt ra trách nhiệm sinh thái tố cáo lên thực trạng rằng, chính những người cầm cân nảy mực, người

đứng đầu còn không gương mẫu sao nói được nhân dân.Con người hãy nhìn nhận lại chính mình, từ những kẻ đứng đầu. Cho thấy sự tàn bạo và độc đoán của con người trong việc cư sử với tự nhiên. Sự vô tâm ấy khoác một chiếc áo mĩ miều “người bảo vệ tự nhiên” để rồi mặc sức tàn sát. Hình ảnh con người tha hóa một tội đồ của tự nhiên được Aimatov lên án.

Con người trong sáng tác của Aitmatov không chỉ bị lên án qua hành động chặt phá rừng mà còn bị lên án qua hành động săn bắn. Motif săn bắn thể hiện rõ nhất sự xâm hại của con người đến thiên nhiên. Nếu ở Con tàu trắng các sinh vật bị rồng rẫy, xua đuổi khỏi môi trường tự nhiên: “Bọn con trai hợm hĩnh của tên nhà giàu rất muốn chơi trội, vượt lên trên cả thiên hạ, để tiếng tăm của chúng lan truyền khắp trái đất. Thế là chúng nảy ra ý định đặt lên mộ xây của bố chúng một cỗ sừng hươu Manran... Chúng sai thợ mẹ săn vào rừng, bọn này giết một con hươu Maran, chặt sừng hươu.” [1;327] khiến cho người Hươu Sừng phải bỏ đi, trốn tránh con người. Đến Con chó khoang chạy ven

bờ biển mức độ được đẩy nên cao hơn với cuộc chinh phục biển cả qua thành viên nhỏ

tuổi nhất cậu bé Kirixk: “Trong khoảnh khắc ngắn ngủi ấy mà nó mong đợi mãi mới đến, lòng nó tràn ngập tự hào, nó đã thấy mình là người đi săn can trường nổi tiếng, nhưng nó bỗng sửng sốt vì những tấm lưng sống động, những mảnh sườn sống động của những con vật béo mập, vụng về... Nó nhớ rằng nó là người đi săn và mọi người đang mong chờ nó mang thịt săn về...” [1;483]. Cậu bé tự hào rằng mình có thể tiếp nối nghề săn bắt của cha ông mình, và tự hào rằng mình sẽ là người nuôi sống gia đình bằng nghề săn cá ấy mà không biết rằng chính mình đang tiếp nối đến việc tàn sát thiên nhiên. Cậu bé đã dùng chính hành động của mình: “tập trung tinh thần... nhắm vào phía dưới chân bơi bên trái... vào giữa tim con thú lớn có đốm” [1;483] khi cậu bé bắn trượt thì chính những người lớn tuổi đã bắn chết con thú. Thiên nhiên như quằn quại, rên siết trước sự tàn phá ghê gớm của con người “Con thú bị thương rớt lại trên bờ ráng hết sức trườn xuống nước... nó khua những cái chân bơi chèo bơi đi, kéo theo sau một vệt máu dập dềnh, chậm chạp chìm xuống đáy sâu của biển. Nom thấy rõ mồn một đôi mắt trợn trừng khiếp sợ của nó và đường vằn màu tím lạt chạy dọc sống lưng...” [1;485] hình ảnh con thú thật thảm thương, tận cùng của đau đớn nó chỉ còn biết trợn trừng đôi mắt như oán trách con người. Điều này khiến ta đặt ra câu hỏi liệu rằng tục lệ của người dân vịnh chó khoang truyền từ đời này sang đời khác ấy, hiện nay còn thích hợp không? Khi các loài thú quý đang dần biến mất, đang dần rơi vào

tình trạng tuyệt chủng. Ở đây ta thấy thuyết giải phóng động vật trong phê bình sinh thái được đưa ra “đối sử với động vật như thế nào thành vấn đề luân lý để nghiên cứu, đồng thời khuyến khích độc giả ăn chay, sống hòa thuận với động vật để góp phần giải cứu trái đất này” [18;31] và hơn hết con người phải hiểu được rằng tôn trọng sinh mệnh khác chính là tôn trọng sinh mệnh của nhân loại.

Nhà văn Aitmatov đã đưa ra nỗi bất an sinh thái được đặt vào trong tác phẩm của mình qua cậu bé Kirixk, sau khi rời vịnh Chó Khoang cậu cảm thấy lo lắng, sợ hãi trước sức mạnh của thiên nhiên, cậu cảm thấy bất an trong lòng“ Nó nhỏ bé vô cùng và yếu đuối vô cùng trước cái lực lượng thiên nhiên vĩ đại” [1;456], và lúc ấy cậu nghĩ về nơi nuôi dưỡng chở che tâm hồn cậu, nơi cậu sinh ra và lớn lên: “Bây giờ nó mới hiểu chó hoang đáng quý với nó biết nhường nào, trước kia chẳng bao giờ nó nhớ tới quả núi này khi nó nhảy nhót trên các sườn núi, từ trên cao ngắm nhìn biển không có chút nào đe dọa. Bây giờ nó hiểu Chó Khoang mạnh mẽ và tốt bụng đến thế nào, quả núi ấy thật kiên cố và toàn năng ở vị trí của nó” [1;456] nhà văn đã tạo nên hoàn cảnh nghịch lí giữa lực lượng thiên nhiên hùng mạnh song hành cùng những con người nhỏ bé, để họ thấy rằng sức mạnh của thiên nhiên, thật oai nghiêm hùng vĩ và đầy dẫy hiểm nguy và chỉ có nơi mình sinh ra đó là mái nhà vịnh chó khoang mới là nơi bảo vệ cho mình. Qua đó ta thấy được một trong những đặc trưng của sinh thái là nhấn mạnh “nơi chốn” (place) và “ý thức nơi chốn” (sense of place) xây dựng ý thức về nơi chốn của con người, văn học sinh thái quan tâm và gần gũi với nơi mình sinh sống, xem đó là nơi trú ngụ của tâm hồn để từ đó hình thành ý thức trách nhiệm của con người.

Phê bình sinh thái cũng đưa ra nỗi bất an của nhà văn rằng rồi đây thiên nhiên sẽ dần biến mất vì chính hành động bức tử tự nhiên của con người rồi đây con người sẽ phải phải sống trong môi trường ô nhiễm, cạn kiệt tài nguyên, tuyệt chủng một số giống loài. Vì vậy thông qua ba tác phẩm Vĩnh biệt Gun xa rư, Con tàu trắng, Con chó

khoang chạy ven bờ biển Aitmatov đã đặt ra vấn đề nhìn nhận lại toàn bộ văn hóa của

con người. từ lí thuyết Phê bình sinh thái để thay đổi một cách cơ bản cách nhìn nhận, tiếp cận đối tượng, loại bỏ thuyết nhân loại trung tâm và lấy sinh thái làm trung tâm.

Một phần của tài liệu Thiên nhiên và con người trong tập truyện con tàu trắng của CHZ aitmatow nhìn từ lí thuyết phê bình sinh thái (Trang 57 - 60)