7. Cấu trúc đề tài
1.2.2.2. Giai đoạn hai (từ năm 1991 đến 2007)
Nếu ở giai đoạn đầu sinh thái học mới bắt đầu manh nha thì đến giai đoạn này phê bình sinh thái bước vào thời kì phát triển nhất với nhiều hội nghị hội thảo khoa học bàn về phê bình sinh thái: năm 1991 có hội thảo khoa học bàn về “Phê bình sinh thái: xanh hóa mối nghiên cứu văn học” do Harold Fromm tổ chức, Cùng Năm 1991 giáo sư Jonathan Bate Đại học Liverpool nước Anh cho xuất bản chuyên luận Sinh thái học của chủ nghĩa lãng mạn: Wordsworth và truyền thống môi trường, nghiên cứu văn học lãng mạn từ góc độ sinh thái học. Trong cuốn sách này, Bate cũng sử dụng thuật ngữ phê bình sinh thái, ông gọi nó là “phê bình sinh thái của văn học” (literary ecocriticism). Có học giả cho rằng, sự xuất hiện của chuyên luận này đánh dấu bước mở đầu của phê bình sinh thái Anh. Cuốn sách có tính nền tảng cho phê bình văn sinh thái ở Anh này đã “trở thành kinh điển”. Cũng năm đó, Hội Ngôn ngữ học hiện đại tiến hành hội thảo khoa học với chủ đề “Phê bình sinh thái: xanh hóa nghiên cứu văn học” [5] đến 1992 phê bình sinh thái trở thành thuật ngữ văn học được công nhận rộng rãi qua việc thành lập tổ chức chuyên nghiệp mang tính quốc tế tại đại học Nevara Mỹ mang tên “Hội nghiên cứu văn học và môi trường”Mùa xuân năm 1993, Tạp chí phê bình sinh thái của ASLE đầu tiên được xuất bản phát hành mang tên Nghiên cứu liên
ngành văn học và môi trường. Sau đó nhiều công trình nghiên cứu liên ngành ra đời,
nhiều cuốn sách được viết và xuất bản. Đến năm 2007 bắt đầu xuất hiện các tác giả có tác phẩm viết về phê bình sinh thái rõ nét, điển hình ta phải kể đến cuốn “giới thiệu
phê bình đầu thế kỷ XXI” Julian Wolfreys chủ biên có nhiều bài viết trong cuốn sách này đề cập trực tiếp đến phê bình sinh thái, và đặc biệt chương 7 của cuốn sách này đã giới thiệu một cách rõ ràng về phê bình sinh thái từ việc “khiến cho tình trạng sinh thái lâm vào tình trạng khủng hoảng như ngày nay đến việc tìm từ văn bản tự nhiên để tái cấu trúc văn bản” [18;233]. Và đặc biệt là tuyển tập phê bình sinh thái đầu tiên ở Ấn
Độ Tập tiểu luận phê bình sinh thái (Essays in Ecocriticism) tác giả của tuyển tập này
không chỉ riêng Ấn Độ mà còn ở các nước khác như Nhật Bản, Trung Quốc, Úc, Mỹ. Điều đặc biệt là nội dung của tuyển tập này là những nghiên cứu mới về sinh thái học trên nhiều lĩnh vực như kinh tế, tôn giáo, xã hội, giáo dục, triết học, văn học... đã tạo lên những đặc điểm mới cho phê bình sinh thái.
Sự hình thành và phát triển của phê bình sinh thái qua giai đoạn hai đã khẳng định vị trí của phê bình sinh thái trên thế giới, đồng thời gắn kết các ngành khoa học lại với nhau