7. Cấu trúc đề tài
2.3.1. Những đứa con ngoan trong vòng tay bà mẹ nhiên giới
Đổ bóng của con người và thiên nhiên trên những trang văn của Aitmatov không phải là những hình ảnh mang sắc thái nghệ thuật văn học đơn thuần nữa mà còn chứa đựng thông điệp cuộc sống về tình cảm gắn bó của con người với thiên nhiên.Đó là mảnh đất được mệnh danh là “Thụy Sĩ vùng Trung Á” với thảo nguyên bao la vùng Kyrgyzstan rộng lớn, mà nhà văn Aitamtov đã tái hiện lại trong tác phẩm vĩnh biệt Gunxarư. Nơi đây cũng là nơi bao bọc con người miền đồi núi hiền lành, thân thiện.
những con người yêu thiên nhiên, tôn sùng thiên nhiên như một người mẹ. Mở đầu tác phẩm hình ảnh chú ngựa Gunxarư cùng ông lão Tanabai vượt qua con dốc Alếchxanđrốpka đã gợi lên cùng với đó là quãng đời dài của Tanabai với nhiều sóng gió cuộc đời, và Gunxarư trên đỉnh vinh quang nhưng cũng đầy vật vã, đau khổ, nhưng hơn hết họ đã sống với nhau như một người tri kỉ rất đỗi bình dị, có niềm vui nỗi buồn, có lúc thăng trầm, sóng gió, có nụ cười pha lẫn nước mắt. Đó là cuộc đua huy hoàng đối với Tanabai và Gunxarư, họ quấn quýt bên nhau cũng nhau trải qua giây phút hân hoan hạnh phúc nhất trong cuộc đời “Cảm ơn Gunxarư, cảm ơn con yêu quý, mày khôn lắm, ông thầm cảm ơn con ngựa: nó hiểu được cái nghiêng người nhỏ nhẹ nhất của ông, khi thì quặt về phía này, khi thì quặt sang phía khác, lẩn tránh cuộc truy đuổi” [1;80] họ như hòa làm một với nhau và cùng nhau tạo lên chiến thắng. Cùng ông trải qua cơn bão cuộc đời khiến ông lão tỉnh giấc về một cuộc sống lệch đường khi lỡ dan díu với một người phụ nữ khác và có lỗi với vợ mình “khi Gunxarư bỗng định đi về cái sân nhà ở rìa bản, nó liền bị quất một roi” [1;98] những bước đi của Gunxarư là ý muốn của ông lão, nhưng ông đã hiểu rằng mình đã sai và cần phải sửa đổi mặc dù không muốn. con ngựa đã cùng ông trải qua những giây phút đau khổ nhất, khi người bạn thân nhất của ông qua đời: “Thế là hết, Gunxarư ạ - Ông nói với con ngựa. - Thế là hết. Và con ngựa không biết mệt mỏi đưa ông trở về bản. Thảo nguyên mùa xuân bao la cuốn gió ào ào chạy theo chiều ngược lại, vó ngựa nện rộn rã. Chỉ trong lúc ngựa phi, nỗi đau của Tanabai mới dịu hẳn đi” [1;239]. Nỗi đau của ông cũng được san sẻ, dịu bớt. Tình cảm của ông với Gunxarư cũng có nét tương đồng với tình cảm của Giôn Thooc-tơn và con chó Bấc trong tác phẩm Tiếng gọi nơi hoang dã, Jack London, khi trải qua một quá trình dài đã qua tay những người chủ tàn nhẫn Bấc đến được với ông chủ thật sự của mình, người cứu sống mình khỏi cái chết bởi trận đòn roi đó là Giôn Thooc-tơn. Chú chó Bấc cũng cùng trải qua những phút huy hoàng với chủ, yêu chủ như chính bản thân mình, và cũng cứu thoát chủ nó khỏi cái chết. Nhưng họ không cùng nhau trong những giây phút cuối đời. Nếu Vĩnh biệt Gunxarư ông lão dù có thế nào cũng không bỏ mặc con ngựa của mình, và con ngựa có bị bắt xích thế nào cũng trở về với Tanabai thì Bấc với bản năng của loài “sói” nó đã bỏ đi. Đó là điều đặc biệt mà Aitamtov đã tạo nên, không có gì có thể chia rẽ được tình cảm của ông lão dành cho con ngựa và ngược lại. Bên cạnh đó là vẻ đẹp của người mẹ thiên nhiên luôn chở che, ôm ấp con người nơi đây và con người cũng sống gắn bó hòa mình với thiên nhiên.
Mỗi truyện trong tập Con tầu trắng là một cách thể hiện tình cảm gắn bó giữa thiên nhiên và con người theo cái nhìn mới lạ.
Con người bảo vệ gắn bó với thiên nhiên qua việc ông lão Tanabai chăm sóc đàn cừu của mình, ông vất vả sửa lại chuồng để chuẩn bị cho cừu đẻ, ông lo lắng bởi thời tiết thất thường sẽ ảnh hưởng đến những chú cừu mới đẻ, ông chăm chút chúng “Sáng sáng khi lùa cừu ra khỏi bãi rào, Tanabai xem xét những con cừu nái, sờ nắn bụng, vú của chúng” [1;155] rồi “Tanabai dồn cừu lại và cho đi thong thả, từ tốn để cho những cừu mẹ sắp đẻ đỡ vất vả” [1;157] Ông thương những con cừu sắp đẻ, đỡ chú cừu đầu tiên ra đời với niềm hân hoan và hi vọng. Khi thời tiết xấu đi ông già Tanabai phải vất vả chăm sóc khiến đôi tay ông đen sạm, sưng vù, bê bết phân và máu nhưng những chú cừu mới chào đời đã chết làm Tanabai buồn bực tức giận “Trong lòng ông dậy lên nỗi tức giận đen tối, khủng khiếp... Ông căm ghét tất cả những gì đang diễn ra ở đây, trong cái chồng cừu khốn nạn này...” [1;171] “Suốt đếm Tânbai đi loanh quanh trong chuồng cừu” [1;183]. Nhà văn Aitmatov đã xây dựng thành công hình ảnh con người gắn liền với thiên nhiên, bảo vệ tự nhiên, từ nhân vật Tanabai qua việc ông chăm sóc đàn cừu đẻ. Qua đó ta thấy được một con người sống có lương tâm, có trách nhiệm.
Thiên nhiên không chỉ gắn bó với cuộc sống của con người như trong truyện
Vĩnh biệt Gunxarư, mà còn là người mẹ chiếu ánh nắng mặt trời ấm áp, là những cơn
mưa tình yêu làm vạn vật tươi mới, tạo nguồn sức sống cho con người tồn tại, sinh sôi trong truyện Con tầu trắng. Con người luôn dành cho mẹ thiên nhiên một tình yêu sâu đậm, khi chết con người lại quay trở về nằm chọn trong vòng tay của mẹ đất, cất lên bài ca lòng sông mẹ Enexai, để hương hồn người mất được lần cuối cất lên bài ca:
Có con sông nào rộng hơn ngươi không, Enexai? Có giải đất nào thân thiết hơn ngươi không, Enexai?... Có gì tự do phóng khoáng hơn ngươi không Enexai? Không có con sông nào rộng hơn ngươi, Enexai, Không có dải đất nào thân thiết hơn ngươi, Enexai,
Không có gì tự do phóng khoáng hơn ngươi, Enexai [1;314]
Thứ tình cảm gắn bó, bao bọc chở che được thể hiện rõ qua bài ca. Ta thấy được tình cảm của con người với thiên nhiên thuở ban sơ, khi vẫn còn những thị tộc và bộ lạc thì con người tôn thờ tự nhiên. Khi người đứng đầu- vị thủ lĩnh của họ mất đi,
họ đưa thi hài vị thủ lĩnh tới nơi an nghỉ cuối cùng, họ phải đến bên bờ sông Enexai mà họ tôn thờ như một người mẹ “Để vong linh người quá cố vĩnh biệt lòng sông mẹ Enexai, vì Ene nghĩa là mẹ, còn xai là dòng sông, là sông. Để hương hồn ông lần cuối cùng hát bài về Enexai” [1;314]. Họ cất lên bài ca để thấy rằng người mẹ suối nguồn ấy có tấm lòng “bao dung”, “độ lượng”, “thân thiết”, “phóng khoáng” không có gì có thể sáng bằng được. Và họ đưa vị thủ lĩnh về với đất mẹ. con người được sinh ra, lớn lên bên cạnh mẹ và khi chết cũng quay trở về bên vòng tay của bà mẹ nhiên giới. Điều đó đã khẳng định được rằng thiên nhiên có một vị trí rất quan trọng với con người.
Đồng thời Aimatov tạo lên hình ảnh thiên nhiên trong truyện Con tàu trắng là một người mẹ, cứu sống và nuôi dưỡng con người qua câu chuyện về bà mẹ Hươu Sừng ông Mômum kể cho đứa cháu của mình nghe. Câu chuyện về những con người còn sót của một bộ lạc được mẹ Hươu Sừng cưu mang, che chở, bao bọc: “Bây giờ ta là mẹ của các con, các con là con ta. Ta sẽ đưa các con đến một nơi xa xăm, ở đó có biển ấm nằm giữa những trái núi, có rừng cây um tùm tuyết phủ trắng xóa” [1;322]. Trên con đường đưa hai người con của mình đến với núi rừng, đến với biển, mẹ Hươu Sừng đã phải chải qua bao vất vả để bảo vệ những đứa con của mình: “Những bầy sói đuổi theo, nhưng mẹ Hươu Sừng cho hai đứa trẻ ngồi lên lưng, đưa chúng thoát khỏi những con thú hung tợn...” [1;323]. Người mẹ ấy đã vất vả mang đến cho con người những gì tốt đẹp nhất, là người ban phát sự sống cho con người: “Đây là bêsic cho đứa con đầu lòng của các con... các con sẽ có nhiều con. Bảy con trai và bảy con gái” [1;324]. Truyền thuyết, Hươu sừng Maran đã cứu bộ lạc Kirghidi khỏi bị diệt vong và được coi là tổ mẫu của người Kirghidi đấy đã làm tâm hồn trẻ thơ của chú bé có nó niềm tin vào điều thiện, vào sự bất tử của thiên nhiên và cuộc sống. Và còn khẳng định rằng thiên nhiên vô cùng quan trọng, thiên nhiên dã “hiến dâng” cho con người tất cả, con người phải có trách nhiệm bảo vệ thiên nhiên, đền đáp công lao to lớn của bà mẹ nhiên giới - mẹ Hươu Sừng vĩ đại của loài người.
Để đền đáp công lao to lớn của bà mẹ thiên nhiên con người phải tin tưởng, phải bảo vệ mẹ. Trong truyện Con tàu trắng chính thằng bé đã tin tưởng mẹ Hươu Sừng. Hình ảnh Mẹ Hươu Sừng ăn sâu và trí óc thằng bé gợi nên trong tâm hồn nó niềm tin vào điều thiện, vào sự bất tử của thiên nhiên, cuộc sống. Thằng bé yêu thiên nhiên, nó coi nhiên như một người bạn, người bạn ấy của nó có tên, có tính cách có hình thù như trong phần vẻ đẹp của thiên nhiên. Vẻ đẹp của thiên nhiên đã đem đến
cho con người khát vọng suy nghĩ về cái đẹp và sáng tạo nên cái đẹp cho mình. Qua cách cậu bé đặt tên cho từng khối đá ấy đã thể hiện sự gần gũi thân thiết, sự sáng tạo vơi thiên nhiên. Khối đá có nửa đen, đốm khoang, lưng oằn xuống mà cậu có thể cưỡi như cưỡi ngựa được cậu đặt tên là “yên ngựa” còn các khối đá khác như “chó sói” hay “chiếc xe tăng” cũng vậy, những khối đá ấy mang những đặc điểm giống với sự vật hay con vật ngoài đời mà cậu bé tưởng tượng ra “con chó sói lông màu nâu đốm bạc, ót rất khỏe, gồ chán nặng nề” [1;262]. Chiếc xe tăng được cậu bé giải thích là khối đá mà cậu thích nhất vì đặc điểm của nó kiên cố nhất ở cạnh sông, và đặc biệt nhìn khối đá ấy giống như chiếc xe tăng trên màn ảnh “sắp từ trên bờ lao xuống nước” [1;262] sự tưởng tượng của chú bé hết sức ngộ nghĩnh, hồn nhiên, đáng yêu làm cảnh vật trong con mắt ngây thơ ấy trở lên sinh động, thú vị và cũng chứng tỏ tình yêu, sự gắn bó của chú bé với thiên nhiên, cùng thiên nhiên lớn lên. Thằng bé giàu tưởng tượng ấy có một tâm hồn cô độc nó chỉ biết tìm đến thiên nhiên để trò chuyện, để chơi đùa. Nó vỗ về khối đá con lạc đà như có ý bảo “mày đợi đây nhé, tao đi có việc một lúc” [1;262] với tình cảm như với chính chủ vỗ về con vật yêu dấu của mình. Thằng bé chơi đùa với cỏ cây, “hàng ngày thằng bé dùng dao chiến đấu với nó hàng chục lần” [1;262] rồi “chui vào những bụi Sirangin thân thảo...sirangin là những người bạn trung thành” [1;263]. Cỏ cây đón nhận cậu bé như một người mẹ đón những đứa con vào lòng, những lúc cậu bé buồn bực, muốn khóc cậu luôn ẩn mình vào những bụi cây. Cậu bé coi thiên nhiên như một người mẹ, người bạn bên cạnh mình vậy. Tâm hồn đối với thiên nhiên rất sâu lặng, tha thiết của cậu bé giống với tâm thế của người phương Đông. Chú bé có tình yêu và đồng cảm với thiên nhiên, xem thiên nhiên như là tri kỉ, như chính gia đình, mái nhà bình yên của mình. Điều đó đã nói lên rằng “thiên nhiên cũng có sinh mệnh riêng của nó” [13] thiên nhiên luôn được Aitmatov viết lên như một nhân vật không thể thiếu trong tác phẩm của mình, có một sinh mệnh độc lập, có thể trò chuyện với con người.
Tràn ngập những trang viết của Aitmatov là hình ảnh của thiên nhiên. Hình ảnh thiên nhiên ấy được hiện lên qua cuộc sống của con người trong mối quan hệ phụ thuộc. Con người nơi thảo nguyên vùng Kyzgyztan. Trong tác phẩm Vĩnh biệt
Gunxarư tự nhiên là nguồn cung cấp thức ăn, lương thực cho các loài vật (cừu, ngựa)
và cả con người. Con người mong chờ vào thiên nhiên để lấy củ cải lương thực: “Đến mùa thu, chúng tôi sẽ bán được khoai” [1;275], họ dùng thiên nhiên để phục vụ cho
cuộc sống sinh hoạt: “Chắc những cây đó mùa xuân không xanh lại, đó là những cây đã chết đứng vì khiếp sợ. Sau này chúng ta chặt những cây chết khô đó làm củi” [1;303] họ chặt cây làm nhà, lấy cỏ khô... Hay người dân làng vịnh chó khoang (Con
chó khoang chạy ven bờ biển) sống chủ yếu bằng nghề đánh bắt cá, nguồn cung cấp
lương thực của họ, và cũng là nghề chính để họ nuôi sống gia đình. Qua đó ta thấy được thiên nhiên luôn luôn ở bên cạnh con người để bảo vệ và giúp ích cho con người. Là nguồn sống vô tận của con người từ bao đời… Xưa kia con người cần mặt trời chỉ để sười ấm và chiếu sáng nay con người cần mặt trời để làm nguồn năng lượng quan trọng trong sản xuất và đời sống. Rừng xanh giờ đây không chỉ là nguồn lâm sản dồi dào với những cây gỗ quý, những cây thuốc chữa bệnh mà còn là nguồn điều hòa lũ lụt, là lá phổi khổng lồ để cho con người hít thở. Những dòng thác gầm réo, những con suối trong mát, những dòng sông cuồn cuộn chảy không chỉ là một bức tranh phong cảnh mà còn là con đường giao lưu, nguồn thủy sản, hơn thế nó còn là nguồn cung cấp điện năng khổng lồ. Cho nên từ xưa con người đã yêu mến và bảo vệ thiên nhiên như người bạn quý. Văn chương nghệ thuật trong sáng tác của Aitmatov cũng vậy luôn trân trọng yêu quý thiên nhiên và đưa ra tầm quan trọng của thiên nhiên đối với con người. Đồng thời qua tác phẩm của Aitmatov đưa ra trách nhiệm sinh thái. Mỗi chúng ta ai cũng hiểu được sự cần thiết của thiên nhiên trong cuộc sống của con người, thì phải có ỷ thức bảo vệ, giữ gìn thiên nhiên như một người bạn quý. Cho nên hơn lúc nào hết, chúng ta hãy thực hiện cấp bách nhiệm vụ “Hãy bảo vệ thiên nhiên” để tạo cho mình một cuộc sống tốt đẹp trong bầu không khí trong lành của thiên nhiên.