Trong vòng tay yêu thương

Một phần của tài liệu Thiên nhiên và con người trong tập truyện con tàu trắng của CHZ aitmatow nhìn từ lí thuyết phê bình sinh thái (Trang 46 - 48)

7. Cấu trúc đề tài

2.2.1. Trong vòng tay yêu thương

Ở đâu có hòa thuận thì ở đấy có hạnh phúc các con ạ” [1;428. Lời của ông già

Mômun trong “Con tàu trắng” người đã đi gần hết quãng đời và có nhiều kinh nghiệm sống như tổng kết bài học xương máu từ những trải nghiệm sống: hạnh phúc của chúng ta không được dựng xây từ vũ lực và bạo động mà là từ thái độ sống hòa thuận. Thái độ sống hòa thuận ở đây không chỉ là sự hoà thuận của con người với tự nhiên mà còn là sự chung sống hòa thuận giữa con người với nhau. Để cuộc sống phát

triển bền vững, con người phải điều hòa mối quan hệ của mình với tự nhiên làm sao

cho cần bằng, ổn định.

Thế giới nhân vật của Aitmatov, trước hết, là những con người sống hòa thuận trong tình người khắng khít, yêu thương và sẻ chia, giúp đỡ nhau một cách thân tình. Đó là tình vợ chồng, tình bạn hữu trong Vĩnh biệt Gunxarư, tình ông cháu, tình phụ tử trong Con tầu trắng, tình cha con, chú cháu,… và trên hết là tình yêu thương đồng loại trong Con chó khoang chạy ven bờ biển. Đó là ông già Tanabai trong Vĩnh biệt

Gunxarư - một người chồng hết lòng thương yêu người vợ tảo tần, người san sẻ mọi

thăng trầm trong cuộc đời mình, là Giaiđar - người vợ độ lượng, bao dung trước sự nông nổi của người chồng: “ngồi trên ngựa, bà lẳng lặng nhìn người chồng đi hoang trở về” rồi bà khẽ trách “Quái thật, lại đến nỗi không kịp mặc quần áo cho tử tế nữa kia. May mà còn được cái quần và đôi ủng. Thế mà không xấu hổ ư? Còn trẻ trung gì cho cam. Con cái sắp đến tuổi trưởng thành cả rồi, vậy mà ông…”. Trước lầm lạc của chồng, bà không những nổi giận buông lời thóa mạ cay nghiệt mà hết sức từ tốn, trách móc nhẹ nhàng mà tinh tế và vẫn có cử chỉ quan tâm ân cần: “cứ ở đây nhé. Tôi sẽ đem cái ăn đến cho, và sẽ kiếm cái gì cho ông mặc” [1;92-93]. Giaiđar trở thành điểm tựa tinh thần để Tanabai vượt qua những tháng ngày sóng gió trong cuộc đời mình, và chính bà đã động viên, thức tỉnh chồng lên đường tới gặp Tsôrô - người bạn thân của Tanabai trong những giây phút cuối của cuộc đời. Bà nghiêm khắc giục giã, nhắc nhở ông lên đường để sau này ông không cảm thấy ân hận vì đã không đến gặp bạn lần cuối. Tình bạn giữa Tanabai và Tsôrô dẫu có lúc căng thẳng do không hiểu nhau, nhưng đó vẫn là một tình bạn cao đẹp, giản dị và trong sáng: “Tsôrô dạy ông học chữ, khi hai người cùng vào đoàn rồi vào đảng… hai người cùng làm việc trên kênh đào, và Tsôrô là người đầu tiên đã đem đến cho ông tờ báo có đăng bài viết của ông và in ảnh ông, Tsôrô là người đầu tiên chúc mừng ông, xiết chặt tay ông.” [1;231]. Tình cảm gắn

bó giữa ông và Tsôrô là tình bạn và cũng là tình anh em thân thiết ruột thịt. Lúc Tsôrô ốm gần mất, Tanabai đã vô cùng hối hận vượt qua tất cả để đến với Tsôrô, khóc thương Tsôrô.

Trong thế giới của bạo tàn và hà khắc, thế giới của sự ghẻ lạnh và thiếu vắng tình thương, cậu bé trong Con tàu trắng vẫn nhận được tình cảm ấm áp từ ông ngoại. Mômun hiện lên là một ông lão hiền hậu, yêu thương con và cháu hết lòng: “ông là người đôn hậu, thoạt nhìn đã đoán ngay được ông có cái đức tính bất lợi của con người…nét mặt ông tươi cười, và nhăn nheo, còn mắt lúc nào cũng như dò hỏi: “Anh cần gì? Anh muốn tôi giúp anh việc gì chăng? Tôi xin làm ngay, chỉ cần bạn cho tôi biết bạn cần gì” [1;272]. Tình cảm ông dành cho cậu bé mang trong đó nhiều thứ tình cảm hòa trộn, đó không chỉ là tình ông cháu, ông chăm sóc, nuôi nấng nó với tình cảm của một người cha, một người mẹ để bù đắp những thiếu thốn tình cảm mà nó không có được. Để thằng bé có thể tắm thỏa thích có thể vui chơi, được tự do tưởng bơi lội dưới nước, ông đã khuân những hòn đá to xếp xuống đập nước, để tạo thành một cái đập ngăn nước bằng đá. Ông làm với tình yêu thương bao la dành cho đứa cháu mình để đến mức “nằm liệt giường, ho sù sụ, không duỗi lưng ra được” [1;288]. Ông dạy thằng bé phải biết sống yêu thương, phải biết cách sống sao cho hạnh phúc. Có thể nói tình cảm yêu thương gắn bó của ông với đứa cháu vượt qua tất cả, ông làm tất cả cho đứa cháu của mình, ngay cả khi bị Ôrôzơkun ngăn cấm, đánh đập, ông cũng mặc kệ, vùng lên một cách quyết liệt để đi đón cháu. Và tình cảm của thằng bé dành cho ông cũng chân thành và sâu nặng không kém. Bởi với thằng bé, ông là người thân duy nhất có thể lắng nghe mọi vui buồn của nó. Nó nghẹn ngào: “Không biết sao con thấy thương ông quá, con yêu ông đến muốn khóc” [1;302]. Tình cảm gắn bó giữa con người không chỉ trở thành điểm tựa cuộc sống mà ở đây Aitmatov đã nâng lên thành sự ngưỡng mộ, thành đức tin. Trong con mắt cậu bé, ông Mômun là biểu tượng cho thế giới tốt đẹp, thế giới của những huyền thoại xa xưa, của cái đẹp và sự tinh khiết, thơ mộng, để rồi nó luôn tin vào câu chuyện Mẹ hươu sừng và hành động theo đức tin ấy.

Cuộc sống trên trang văn của Aitmatov là dòng sông chứa chan tình cảm, nơi con người gắn kết yêu thương và chở che cho nhau. Tình người càng được khẳng định hơn trong những thử thách của cuộc sống. Tình huống truyện trong Con chó khoang

chạy ven bờ biển đắt giá như thứ vàng mười được Aitmatov dựng lên để phơi sáng

tình cảm ruột thịt của những người cùng huyết thống (Kirixk - cha - chú), mà còn là tình cảm giữa Kirixk với ông già Atkưxkhơ. Đầu tiên là người lớn tuổi nhất, ông già atkưtxkhơ đã ra đi bằng tình cảm và trách nhiệm ông nhường lại sự sống cón sót lại cho Kirixk cho những thế hệ trẻ “bảo với nó rằng ta quý trọng nó. Nó là người đi săn tài ba. Và là con người không đến nỗi tồi. Ta bao giờ cũng quý trọng nó”, “Đã đến lúc ta ra đi. Ta sống đủ rồi...đừng ngăn giữ...” [1;526-527]. Trong vòng tay yêu thương, tình cảm của con người đã chiến thắng cả thần chết, vượt lên trên tất cả. Aitmatov đã viết lên bức tranh con người hiện thực bằng chính hành động của nhân vật, qua lời ông già muốn nhắn nhủ lại với cậu bé Kirixk ta thấy được một thông điệp nhà văn đưa ra “Lời nói không bao giờ hết. Ngay cả sau khi chúng ta qua đời, lời nói cũng không hết” [1;527] cũng như tình yêu của ông già không bao giờ mất với cậu bé cả. Người chấp nhận ra đi tiếp theo bởi tình cảm của chính bản thân dành cho người anh trai và đứa cháu của mình, đó là Mưngun, anh ra đi mong cho hai bố con thoát nạn “Có thể hai bố con anh sẽ thoát nạn”. Thử thách được đẩy lên cao trào hơn nữa. Khi sự sống đang bị treo trên một sợi tóc mỏng manh, tình cha con được khẳng định mạnh mẽ hơn bao giờ hét. Trên thuyền, Emravin bố của Kirixk nhớ lại có lần ông xít bị cây gỗ đè chết, và người ông nghĩ đến là cậu con trai của mình, và giờ đây ông hiểu rằng chính nhờ có tình cảm của người cha dành cho người con mà ông có thể tiếp tục sống: “...Trong đời, ông chưa hề cảm thấy cái gì tốt đẹp hơn và mãnh liệt hơn tình cảm của người bố...” ông thương Kirixk nhất và “yêu vợ ngay từ những ngày đầu” [1;547-548]. Thứ tình cảm ông dành cho con đã hòa vào dòng máu ông chuyền cho đứa con của mình sự sống cuối cùng, ông theo hai người kia sang cõi vĩnh hằng của tình thương, tình yêu, tình người. Tất cả họ đã ra đi nhưng họ sẽ luôn sống mãi trong lòng cậu bé Kirixk, bởi tình yêu thương đó sẽ cho Kirixk sức mạnh vào bản thân hơn sau này. Đặt nhân vật vào hoàn cảnh dễ hành động theo bản năng, thú tính có thể lấn át cốt để tồn tại, lạc trong giông bão của biển cả, họ chia nhau từng ngụm nước mát ngọt đem theo từ đất liền, và để cứu những người còn lại, họ đã chọn cái chết để như một sự xả thân vì người khác.

Một phần của tài liệu Thiên nhiên và con người trong tập truyện con tàu trắng của CHZ aitmatow nhìn từ lí thuyết phê bình sinh thái (Trang 46 - 48)