Những tiếng vọng của tự nhiên và cái chết của chủ thể

Một phần của tài liệu Thiên nhiên và con người trong tập truyện con tàu trắng của CHZ aitmatow nhìn từ lí thuyết phê bình sinh thái (Trang 60 - 69)

7. Cấu trúc đề tài

2.3.3. Những tiếng vọng của tự nhiên và cái chết của chủ thể

Trước những hành động thiếu văn hóa của con người, con người đã xâm hại quá mức đến tự nhiên, hủy hoại và đe dọa đến sự sinh tồn của tự nhiên, khiến tự nhiên quằn quại, rên xiết. Bởi thế trong sự phẫn uất tột cùng thiên nhiên đã lên tiếng như một

sự trừng phạt đối với con người. Từ đó phê bình sinh thái đặt ra sự hoài nghi về

Thuyết con người trung tâm (Anthropocentrism) bằng cách chỉ ra rằng tự nhiên cũng

có địa vị của nó: “Mặc dù con người đã bỏ ra bao nhiêu nỗ lực để giữ cho mình cái địa vị thống trị, thì có phải tự nhiên chỉ mang một thân phận lệ thuộc hay không khi thực sự chúng ta đã và đang tiếp tục được nó nhắc nhở lại về một thứ địa vị thực sự thông qua mỗi trận động đất, mỗi lần núi lửa phun trào, những ngôi sao chổi vụt qua, cũng như việc không ai có thể dự đoán được một cách chính xác sự thay đổi thất thường của thời tiết" [14;68]. Cuộc chạy đua với tư duy cho mình là chủ hoàn toàn sai lầm,thiên nhiên không chỉ là đối tượng phục vụ con người nữa, bà mẹ nhiên giới ấy không chỉ im lặng, không có tiếng nói,mà như sự trỗi dậy của một kẻ bị bóc lột áp bức lâu ngày, bần cùng đau khổ cất lên tiếng nói chở lại của riêng mình, nhằm đòi lại sự công bằng, và chứng tỏ tầm quan trọng của mình. Như một cái tát hữu hình của một bàn tay vô hình làm con người thức tỉnh. Trước tình trạng con người đang phải trả giá gấp đôi trước sự tức giận của thiên nhiên. Biến đổi khí hậu, bão, lũ.. thường xuyên sảy ra mà trong tác phẩm của Aitmatov phản ánh rõ điều này.

Nếu như với tác phẩm Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư người ta khai thác khía cạnh phê bình sinh thái từ bức tranh hiện thực cuộc sống thiếu thốn nước, sự xâm thực của biển vào đất liền, khiến cuộc sống của người nông dân khốn đốn, long đong,phải sống trong cảnh hạn hán, khô hạn: “mùa hạn hung hãn dường như cũng gom hết nắng đổ xuống nơi này… trong một mùa hạn nóng bỏng, bất thường” [19;155].

Đến Những ngọn gió Hua Tát, Nguyễn Huy Thiệp lại thể hiện qua những kết cục đau

thương mà con người phải gánh chịu khi gây ra những hậu quả với thiên nhiên. Còn với lối viết của nhà văn Aitmatov những tiếng vọng ấy lại là bức tranh thiên nhiên toàn cảnh các mùa trong năm với những sắc thái quằn quại qua từng câu chữ như sự trả thù đau đớn nhất đối với con người. Đầu tiên với truyện Vĩnh biệt Gunxarư, những tiếng vọng lại của tự nhiên là sự biến đổi thời tiết một cách thất thường,sự cuồng nộ củ a các hiện tượng tự nhiên. Ngay ở đầu tác phẩm thiên nhiên hiện lên đầy hung dữ như thách thức con người phải vượt qua “Mùa đông, gió tuyết đang quay cuồng giữa những ngọn đồi xám xịt hoang vắng” [1;17]. Bộ mặt mẹ thiên nhiên biến dạng như đe dọa con người: “Tuyết đã tan trên đồng bằng, chỉ riêng trong các khe và những mương xói mọc đầy cói là vẫn còn những đống tuyết cuối cùng nom giống như những tấm lưng chó sói trong hang ổ kín đáo của mùa đông. Gió thoang thoảng mùi tuyết đọng, đất vẫn còn

đóng đá, xám ngắt, chưa hồi sinh. Thảo nguyên lổn nhổn đá vào cuối đông sao mà quạnh hiu và ảm đạm…Tanabai lạnh giá trong lòng” [1;24] thiên nhiên tác động đến cuộc sống con người bằng cách bến đổi một cách thất thường trong Vĩnh biệt Gunxarư

là cảnh thiên nhiên khắc nghiệt “Rồi tuyết bắt đầu xuống. Tuyết xuống thường xuyên và đọng lâu”khiến tanabai “mặt đen sạm đi, da tay phơi gió nom như màu da thuộc” [1;39] và rồi thiên nhiên xuất hiện như một kẻ truy lùng và dáng những đòn nặng nề xuống đầu con người bằng vẻ hung dữ “Rồi mùa đông lại ập đến, nó cưỡi con lạc đà trắng phóng đến, lùng tìm bằng được những người chăn gia súc, bất kể họ ở đâu, trong núi hay trên thảo nguyên, cho họ biết cái tính khó thương của nó” [1;97] ứng xử ngỗ ngược của con người khiến thiên nhiên trở lại và trừng phạt chính họ, những cơn bão tuyết bất chợt ùa đến khiến con người không kịp ứng phó, thiên nhiên như gào thét, khóc than, dữ tợn, bùng cháy, “ Cây cối nghiêng ngả, rào rào, dường như có kẻ nào ập tới, xô chuyển và quạt đổ cây.Gió ào ào tràn qua sân…đêm tràn đầy tiếng răng rắc như rừng cây bị quật đổ, sấm ầm ầm, ánh chớp lằng nhằng trong các đám mây. Mưa trút xuống xối xả” [1;89]. Cơn bão của trời đất đến và cũng mang theo giông bão trừng phạt con người làm con người phải tỉnh ngộ và khiến tâm hồn Tanabai đau đớn đến tột cùng khi phải dứt bỏ mối tình của mình, bộ mặt hung dữ của thiên nhiên, khiến con người phải cảm thấy bé nhỏ. Thiên nhiên không còn cái dáng vẻ luôn hiền từ che chở con người nữa và hiện lên như một kẻ đầy quyền năng, khẳng định quyền lực của mình cho con người biết tính mạng con người nằm trong tay mình “Cơn giông hoàn toàn dữ dội, tiếng ầm ầm rung chuyển cảnh vật tơi bời trong ánh chớp ban đêm… sông réo ầm ầm, qua tiếng nước xối ào ào và tiếng sấm rền vang…” [1;91]. Bà mẹ băng giá của thiên nhiên xuất hiện là lúc con người phải chịu những vất vả, nhọc nhằn “Có đêm bão tuyết nổi lên trong núi, tuyết xuống tơi tả, đâm buốt như có gai” và “những đêm bao tuyết người chăn ngựa chẳng thể nào được ngủ yên” [1;150], “Tuyết nằm đọng không tan, mấy ngày sau càng dầy hơn, dầy lên mãi, nó xua đuổi những người chăn cừu..” [1;155] bà mẹ mùa đông ấy tính khí thất thường như một mụ dì gẻ “lúc thì khắc nghiệt ghê gớm, lúc thì lại dịu bớt, hai lần bão tuyết, rồi lại yên ả…” khiến ông lão Tanabai lo ngại về đàn cừu của mình sẽ ra sao. Dường như những sự biến đổi thất thường của tự nhiên trong truyện của Aitmatov gắn với những vấn đề thời sự của tình trạng biến đổi khí hậu ngày một gia tăng, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống con người.Nhà văn lí giải số phận của nhân vật Tanabai trên nền tảng của biến đổi môi trường sinh thái. Từ số

phận của nhân vật Tanabai phải chải qua bao khó khăn để bảo vệ nông trang, bảo vệ đàn cừu đã đặt ra nhiều vấn đề của môi trường và số phận của cá nhân trong chỉnh thể sinh thái, Và đồng thời qua đấy tác giả muốn cho ta thấy con người phải nếm trải thế nào trước sự biến đổi của môi trường sinh thái.

Nếu như với Vĩnh biệt Gunxarư là sự nổi giận của thiên nhiên trên đất liền thì

Con chó hoang chạy ven bờ biển lại là sự hung dữ tàn bạo của thiên nhiên trên biển. Vì

chính con người cố ý phạm vào tự nhiên săn bắt cá và tất yếu phải gánh lấy hậu quả là những biến đối khí hậu (climate change). Đó là một trận bão biển bất ngờ ập đến, như muốn nuốt gọn những con người nhỏ bé giữa biển trời bao la, phải chăng đó chính là tiếng vọng của đất trời đang tự mình lên tiếng chước những bất công mà con người gây ra cho mình: “Ngay lúc đó vang lên tiếng ầm ầm dữ dội của một con sóng lớn xô ra từ dưới màn sương mù dày đặc. Sóng dồn tới trong tiếng ầm ầm mỗi lúc một tăng của nước dấy loạn, phồng mọng lên, cao to, mãi lên và đổ ụp liền đó”… “Biển nổi giận theo, sương mù kéo đến liền…bóng tối xoáy cuộn, sống động này di chuyển với một thế đắc thắng âm hiểm, với sự kiên định hung ác không gì nay chuyển nổi và không gì ngăn chặn được” [1;494-495] bằng ngòi bút tài hoa của mình Aitmatov đã tạo lên bức thanh thiên nhiên với bộ mặt “cáu giận” và dường như không thể kìm chế được sự tức giận của mình nữa, đang nổi giận, hung dữ, tàn bạo nhất với chính con người khiến cuộc sống của họ đầy nguy hiểm, bất chắc. Toàn bộ bức tranh là hình ảnh biển khơi đầy dẫy những nguy hiểm chỉ rình cô hội để trừng phạt con người bất cứ lúc nào.

Nếu những biến đổi tự nhiên ở trên là cái nhìn nghiêm khắc trách móc và phán xét của tự nhiên đối với con người. Thì những cái chết của nhân vật chính - cái chết của chủ thể,là quy luật tự nhiên huyền bí, nếu con người ta cư xử một cách ngỗ ngược thì sẽ bị trừng phạt một cách thê thảm. Đi dần đến hồi kết truyện Con chó khoang chạy ven bờ biển bạn sẽ chứng kiến những cái chết của từng con người một trên thuyền từ người lớn tuổi nhất ông già Organ, đến Mưngun, Emrayin, phải chăng cái chết của họ là sự phán xét của tự nhiên. Trong truyện của Aitmatov không chỉ có cái chết về mặt thể xác mà còn có cả cái chết về tâm hồn bên trong của con người. Tâm hồn của tên chủ tịch nông trang trong Vĩnh biệt Gunxarư hay của Ôrôzơkun trong Con tàu trắng đều bị lực lượng của thiên nhiên huyền bí trừng phạt. Những con người ấy sống mà tâm hồn khô cằn, không có hạnh phúc, sống như là chết.

xa rằng nếu con người ta cư xử một cách ngỗ ngược thì sẽ bị trừng phạt một cách thê thảm. Đồng thời qua bộ ba truyện Vĩnh biệt Gunxarư, Con tàu trắng, Con chó khoang

chạy ven bờ biển có thể thấy nhà văn Aitmatov đã mang đến cho người đọc cái nhìn về

những tác phẩm văn chương sinh thái đích thực. Trong hoàn cảnh vấn đề sinh thái ngày một bức thiết như hiện nay thì những tác phẩm của Aitmatov thật sự cần thiết, đáp ứng được yêu cầu của thời đại và còn thể hiện sự gắn bó thiết thực với đời sống văn chương, đời sống xã hội, phát huy trách nhiệm của nhà văn trong việc bảo vệ môi trường ngăn chặn nguy cơ sinh thái.

Tiểu kết: Tư tưởng sinh thái trong truyện Chz. Aitmatov, trước hết, hiểu hiện ở

hình tượng thiên nhiên, con người, và mối quan hệ giữa thiên nhiên và con người. Thiên nhiên, dưới cái nhìn của Aitmatov trước hết là bức tranh tươi đẹp của màu sắc, hương thơm và sánh sáng gợi lên cuộc sống yên ấm, chan hòa. Song thiên nhiên cũng hiện lên với đầy đủ tính cách của nó, bên cạnh một thiên nhiên thơ mộng, hiền hòa lại là một thiên nhiên dữ dội, khắc nghiệt và đầy bất trắc. Con người cũng như thiên nhiên vậy, được soi chiếu bằng cái nhìn đa chiều để làm sáng lên vẻ đẹp nhân tính ở mỗi nhân vật, đồng thời phơi lộ những mặt tiêu cực, phi nhân tính và sự mất mát tính người trong thế giới nhân vật của ông. Con người và thiên nhiên không tồn tại tách biệt mà luôn đặt trong mối quan hệ khắt khít, không thể tách rời. Có khi con người và tự nhiên chung sống chan hòa, nương tựa vào nhau khi con người đề cao ý thức tôn trọng tự nhiên. Nhưng khi con người xâm phạm, hủy hoại tự nhiên, thì mối quan hệ tưởng như muôn đời bền vững ấy có nhiều biến đổi theo chiều hướng tiêu cực: tự nhiên lên tiếng “oán trách” - một cách phản ứng của tự nhiên - thông qua những biến đổi khí hậu. Đặc biệt, khi con người đi vượt quá giới hạn, con người chết dưới bàn tay của tự nhiên. Tự nhiên hiện lên với vai trò “người phán xử”, một chủ thể độc lập, có đời sống và tiếng nói ngang bằng với con người.

KẾT LUẬN

1. Trên đà phát triển mạnh mẽ của khoa học kĩ thuật, kinh tế -xã hội, môi trường sinh thái ngày càng đi xuống và bị hủy hoại ngày càng nghiêm trọng. Trong bối cảnh đó khái niệm “sinh thái” được mọi người chú ý. Sinh thái được hiểu là trạng thái sinh tồn của tất cả sinh vật cho đến mối quan hệ của chúng giữa chúng với môi trường. Còn sinh thái học là một ngành khoa học chuyên nghiên cứu về vấn đề sinh thái nghĩa là đi nghiên cứu về nơi sinh sống của sinh vật, mối tương tác giữa cơ thể sinh vật sống và môi trường xung quanh.

Sinh thái học không chỉ là lĩnh vực được quan tâm trong sinh học mà nó còn là khoa học của nhiều ngành khác, trong đó có khoa học xã hội nhân văn. Văn hóa sinh thái ra đời vận dụng tư tưởng sinh thái để xem xét quan hệ giữa văn học và môi trường văn hóa, tinh thần xã hội như một vấn đề sinh thái, không tập trung vào quan hệ con người và tự nhiên, mà xem xét môi trường tinh thần xã hội như là môi trường sống của văn nghệ, sự tương tác giữa môi trường văn hóa tinh thần với sáng tạo văn nghệ. Từ đó ta thấy mối quan hệ giữa môi trường sinh thái và văn học ngày càng trở nên khăng khít, văn học sinh thái đặt ra những vấn đề trách nhiệm và nghĩa vụ của con người đối với sinh thái, khẩn thiết kêu gọi con người bảo vệ vạn vật trong tự nhiên và duy trì cân bằng sinh thái, nhiệt tình ca ngợi sự hi sinh của con người vì lợi ích của chỉnh thể sinh thái. Văn học sinh thái đưa trách nhiệm của nhân loại đối với tự nhiên thành định hướng đạo đức chủ yếu.

2. Trước trách nhiệm đặt ra của cuộc khủng hoảng môi trường toàn cầu, phê bình sinh thái xuất hiện từ những năm 1970 đáp ứng đòi hỏi thời đại, trở thành một phong trào nghiên cứu rộng khắp trên toàn thế giới. Phê bình sinh thái đi tìm nguồn gốc của những nguy cơ sinh thái mà hiện nay con người đang phải đối mặt, từ đó nghiên cứu mối quan hệ giữa văn học và sinh thái trên cơ sở tư tưởng lấy “chỉnh thể sinh thái” làm trung tâm để đề xuất tư tưởng sinh thái. Lên tiếng thay đổi các diễn ngôn cho rằng “con người là trung tâm”, “con người là thước đo của vạn vật”, “chủ thuyết duy nhân loại trung tâm” có từ trước, để đề xuất về những tư tưởng mới phù hợp với hoàn cảnh môi trường ngày càng đi xuống hiện nay như “con người và thiên nhiên là một”, “chỉnh thể sinh thái”...để thay đổi môi trường. Từ việc thay đổi các diễn ngôn ấy phê bình sinh thái đề xuất quan niệm “phương pháp tiếp cận trái đất là trung tâm” để nghiên cứu văn học. Coi trọng trái đất (sinh thái là trung tâm) đưa ra nhận thức cho con người rằng con người chỉ là một phần nhỏ bé trong hệ sinh thái, tự nhiên cũng tồn tại xung quanh con người và có tầm quan trọng và địa vị ngang bằng với con người ,con người và thiên nhiên có mối quan hệ cộng sinh, chứ không phải con người

làm chủ. Thiên nhiên cũng là một sinh mệnh độc lập có tiếng nói riêng chứ không phải chỉ hoàn toàn câm lặng không có tiếng nói. Con người phải biết tôn trọng và bảo vệ tự nhiên, bảo vệ lợi ích sinh thái là vì sự bền vững của nhân loại. Qua đó vấn đề sinh thái muốn đề cập đến đó là thay đổi những suy nghĩ, tư tưởng diễn ngôn lệch lạc có từ trước làm ảnh hưởng đến môi trường, đưa ra những cảnh báo đồng thời tạo ra những cách nhìn mới về chủ nghĩa nhân văn, không phải chỉ tôn vinh con người là trên tất cả mà nhân văn hóa con người bằng thái độ biết cảm thông với thiên nhiên, biết cúi xuống những thân phận tự nhiên bị thương tổn, bảo vệ, trân trọng tự nhiên và yêu quý những sinh mệnh của vạn vật xung quanh.

Trên chặng đường phát triển phê bình sinh thái đã chải qua ba giai đoạn đó là giai đoạn đầu từ năm 1972 đến 1990, ở giai đoạn này phê bình sinh thái chủ yếu lên án những mục đích tư tưởng sai lệch cho rằng con người là trung tâm, và những bài vết đơn thuần liên quan đến môi trường. Nhưng đến Giai đoạn hai (từ năm 1991 đến 2007) phê bình sinh thái phát triển mạnh mẽ với nhiều bài viết bài báo hay mang tính sinh thái rõ rệt đồng thời khẳng định vị trí của phê bình sinh thái trên thế giới, gắn kết các

Một phần của tài liệu Thiên nhiên và con người trong tập truyện con tàu trắng của CHZ aitmatow nhìn từ lí thuyết phê bình sinh thái (Trang 60 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)