7. Cấu trúc đề tài
2.3. Mối quan hệ giữa thiên nhiên và con ngƣời
Triết học phương Đông xưa quan niệm nguyên lý vũ trụ là một nguyên lý vạn vật đồng nhất, nguyên lý con người là một tiểu vũ trụ trong đại vũ trụ, nguyên lý thiên địa nhân hợp nhất. Đúng vậy, con người và vũ trụ như là một hệ thống hoàn hảo, ở đó có sự liên quan chặt chẽ và logic đến nhau. Như một bài toán, từ thực tiễn nghiên cứu và giải quyết các vấn đề sinh thái của thời đại, tìm hiểu sâu hơn về mỗi quan hệ giữa con người và tự nhiên sẽ góp phần cho thấy những ảnh hưởng, và tiếng nói của mỗi bên, từ đó hướng tới lối sống hòa hợp với tự nhiên, coi tự nhiên như một người bạn trong vị thế ngang bằng với con người.
Nhìn lại tiến trình lịch sử phát triển xã hội loài người, chúng ta thấy mối quan hệ giữa con người với tự nhiên lúc ban đầu, con người luôn tôn thờ tự nhiên, tiêu biểu ta có thể thấy trong thần thoại của người Ấn Độ. Trước khi người Arian xâm nhập
Ấn Độ thì các chủng tộc ở đây tôn thờ và ca ngợi thần núi, thần sông, thần cây cối, thần súc vật, thần rắn (Naga), thần bò mộng (Nandi), thần cổ thụ (Yatsa)... và ma quỷ yêu tinh khác theo kiểu tô tem. Nhưng trong quá trình phát triển của lòai người dần hình thành nên nhiều quan điểm tư duy tiến bộ trong đó có quan điểm tư duy triết học cho rằng con người là trung tâm và quan trọng nhất trên thế giới “Chủ nghĩa nhân loại trung tâm” (Anthropocentrism) [18;52] con người đã tiếp thu những tư tưởng hình thành trong quá trình con người tự nhận thức về vai trò của mình đối với thế giới. Chủ nghĩa nhân loại trung tâm ra đời đã khẳng định được vị trí của mình,cởi bỏ những trói buộc của tự nhiên, sáng tạo ra nền văn minh phương Tây với nhiều thành tựu rực rỡ trên tất cả lĩnh vực văn học, nghệ thuật, khoa học... Và đồng thời phản ánh con người từng bước đạt tới trình độ tách mình ra khỏi tự nhiên sau đó tách mình ra khỏi xã hội. Mặt trái của nó là ảnh hưởng đến môi trường, sinh thái bị phá vỡ, đe dọa sự sống của con người, đến vạn vật.
Đến cuối thế kỉ XX những nhà tư tưởng nhân loại đã “phá bỏ thế giới quan chủ nghĩa nhân loại trung tâm trong truyền thống phương tây” [7] và đề cao văn hóa sinh thái đồng thời thức tỉnh ý thức sinh thái có tính toàn cầu, chú trọng đến sự hài hòa giữa con người và tự nhiên, đề xướng chủ nghĩa tự nhiên làm trung tâm, phản đối chủ nghĩa nhân loại trung tâm, đặc trưng văn học của nó nằm ở dùng tư tưởng sinh thái và góc độ sinh thái làm xuất phát điểm, đem văn học lấy tự nhiên làm gốc và văn học lấy con người làm gốc xếp ngang hàng nhau.
Mối quan hệ giữa con người và tự nhiên trong truyện Aitmatov được thể hiện ở những trạng thái quan hệ khác nhau: có những mối quan hệ hài hòa giữa con người và tự nhiên, lại có mối quan hệ xung đột giữa tự nhiên và con người. Con người tàn phá tự nhiên và đến lượt tự nhiên lên tiếng giáng tai họa cho con người dẫn tới những cái chết của chủ thể như thể hiện khuynh hướng giải trung tâm trong văn học sinh thái.