7. Cấu trúc đề tài
2.1.2. Thiên nhiên bị hủy hoại
Những truyện kể về thiên nhiên và cuộc sống con người nơi núi đồi và thảo nguyên đã được Aimatov miêu tả một cách đa diện, không chỉ là sự gắn bó hài hòa giữa tình cảm thân thiết của thiên nhiên và con người mà còn là cuộc đấu tranh hủy hoại để sinh tồn, làm tổn thương nhau của con người với thế giới tự nhiên để rồi chính họ nhận lại những nỗi đau do thiên nhiên giáng xuống đời mình. Ở điểm này, chúng tôi sẽ làm sáng tỏ những hành vi gây hấn của con người với thế giới tự nhiên. Đó có thể xem như những tội ác của con người gây ra đối với bà mẹ nhiên giới, người hết lòng nuôi dưỡng, yêu thương và che chở cho họ. Thay vì một thiên nhiên đẹp tươi trong hình hài sơ nguyên của tạo hóa, dưới sự khai thác tàn bạo của con người, nó đã mang một hình dạng thê thảm, đổ nát và cạn kiệt.
Con người từng một thời say đắm với chính mình trong việc tự đề cao vị trí của con người trong thế giới, con người đứng trên tất cả và có khả năng siêu việt. Đỉnh cao của tinh thần thượng tôn con người là chủ nghĩa duy nhân luận - con người trung tâm. Phê bình sinh thái ra đời với sứ mệnh thức tỉnh nhân loại về vị trí, vai trò của tự nhiên trong tư cách là một chủ thể có tiếng nói và vị thế ngang bằng, bình đẳng với con người, từ đó đề xuất lối ứng xử hài hòa với tự nhiên. Giáo sư đại học Havard Buyiell cho rằng: “Văn học sinh thái là văn học được viết “vì thế giới đang trong nguy cơ”. Văn học sinh thái ở một ý nghĩa nào đó là bật đèn đỏ phòng ngừa tai nạn sinh thái của nhân loại, là sự thể hiện các nhà văn thời đại toàn cầu hóa quan tâm đến sự nghiêm trọng của vận mệnh toàn cầu, và sự lo lắng vô hạn trong sáng tác, cũng là sự tự phản tỉnh giá trị sinh thái nhân loại trong nguy cơ thế giới đang phải đối mặt” [7].
Aitmatov, thông qua những hình ảnh về một thế giới tự nhiên đẹp như nhung gấm bị tàn phá, hủy hoại, khai thác cùng kiệt dưới bàn tay hủy hoại của con người, đã
lên tiếng cảnh báo về sự khốn cùng của môi trường sinh thái. Đồng thời đây cũng là lời cảnh tỉnh, bởi sự khốn cùng của thế giới tự nhiên kéo theo hệ lụy là những biến đối khí hậu - được hiểu như sự phẫn uất của tự nhiên, tự nhiên lên tiếng để đáp trả những hành động tàn ác của con người. Bên cạnh những đóng góp của công cuộc hiện đại hóa và phát triển xã hội, mặt trái của nó là sự tàn phá tự nhiên gây ra những hậu quả mà bản thân con người phải gánh chịu từ các hiện tượng biến đối khí hậu, như: động đất, núi lửa, sa mạc hóa, lũ lụt, băng tan, hiệu ứng nhà kính, ô nhiễm môi trường… Dưới bàn tay hủy hoại của con người, con người đã tác động vào thiên nhiên, lợi dụng thiên nhiên nhằm chuộc lợi cho bản thân, và làm ảnh hưởng đến sự tồn tại của tồn tại của thiên nhiên.
Rừng vàng biển bạc dẫu có trù phú đến đâu nhưng nếu khai thác vô độ và tàn phá thì sớm muộn rừng cũng bị đẩy tới tình trạng suy kiệt là lời cảnh báo từ truyện
Con tàu trắng: “Họ bảo rằng những khu rừng như ở Xan-taso chúng ta chẳng còn được
bao nhiêu trên trái đất này. Có thể nói là hầu như không còn nữa. Vì thế cần giữ từng cái cây trong rừng” [1;306]. Rừng là mái nhà bình yên, nơi cứ trú an toàn cho muôn loài bỗng trở thành nơi hủy diệt, nó ruồng rẫy và xua đuổi mọi sinh vật sinh sống nương náu vào rừng: “Rừng ta ga nghiêng ngả, chim chóc phải bay lên trời như đám mây đen và vừa lượn vòng vừa kêu la rên rỉ cực kì huyên náo, thú vật phải chạy cuồng lên trong các khu rừng với tiếng hộc man dại, cỏ phải nép rạp xuống đất, tiếng vọng ầm vang trong núi, núi non phải giật mình kinh sợ” [1;315]. Rừng xanh chảy máu, tiếng vọng rừng xanh vang lên trong Con tầu trắng được Aimatov đặc tả tạo nên những ám ảnh về một thế giới hoảng loạn, hoang tàn và chết chóc. Khi vắng những sinh vật cư trú, rừng chỉ là một sự sống xám xịt, hốc hác và u tối thiếu vắng sự sống: “Không còn hươu Maran nữa. Núi rừng trở lên hoang vắng. Nửa đêm cũng như dạng sáng, không còn nghe thấy tiếng hươu Manran. Trong rừng cũng như trên những bãi trống, không còn thấy hươu Manran đi ăn cỏ, không còn thấy hươu nhảy nhót, sừng ngả xuống chấm lưng, không còn thấy hươu nhảy qua vực sâu như con chim đâng bay” [1;328]. Sự vắng bóng của hươu sừng Manran - loài vật tâm linh được xem như vật tổ của con người xứ này - như sự kiện cho thấy con người đã đánh mất nguồn gốc của mình, phản bội và sát hại tổ tiên chỉ để thoả mãn dục vọng vị kỉ tầm thường. Và nói như Vũ Minh Đức, trong Những ngọn gió Hua Tát của Nguyễn Huy Thiệp nhìn từ
bởi sự bất hiếu và tàn nhẫn của những đứa con” [15;338].
Đi săn là một trong những chủ đề thể hiện rõ nhất sự tấn công của con người vào thế giới tự nhiên. Con người thỏa sức cướp đoạt và vơ vét những sản vật tự tự nhiên nhưng đâu hiểu rằng tự nhiên cũng là một cơ thể sống, có tiếng nói của riêng nó. Hình ảnh những chú báo biển bị giết hại trong cuộc ra khơi của con cháu người đàn bà cá đã để lại những vết thương loang lổ máu trên bờ ngực của bà mẹ biển cả: “một phát súng nổ vang đón đường chúng rút ra biển, hạ một con báo lớn ở rìa bầy thú… Một con bị thương xoay vòng quanh ở ngay sát mép bờ… bày báo đã trốn lặn xuống biển, con con thú bị thương rớt lại trên bờ thì ráng hết sức trườn xuống nước… con thú đã xuống được đến nó khua những chân bơi chèo bơi đi, kéo theo sau một vệt máu dập dềnh, chậm chạp chìm xuống đáy sâu trong suốt của biển. Nó thấy rõ mồn một đôi mắt trợn trừng khiếp sợ của nó vằn máu tím lại chạy dọc sống lưng nó, từ gáy đến cuối đuôi” [1;484]. Bằng phát súng săn mồi, con người chính thức tự mình hủy hoại mối gắn kết thân tình của mình với mẹ tự nhiên, và chỉ còn là lòng căm thù, khiếp sợ và xa lánh. Trong Con tầu trắng, chính bà mẹ hươu sừng đã cứu sống hai đứa bé của bộ lạc Kirghizi, cưu mang chúng coi chúng như những đứa con. Nhưng chính con cháu của mẹ hươu sừng lại vong ân bội nghĩa bóp chết những tia hi vọng bé nhỏ cuối cùng về thứ tình yêu của thiên nhiên dành cho con người, khiến thiên nhiên rời xa con người chúng ta, động thực vật trở lên khan hiếm, tuyệt chủng, mất cân bằng sinh thái. Dưới sự tác động ấy, mẹ thiên nhiên quằn quại đau đớn và nổi giận: “Bọn này giết một con hươu Maran, chặt sừng hươu. Cổ sừng dài một Xa-gien, như hai cánh của con phượng hoàng đang bay lên” [1;327] khiến “Mẹ giận, rất cáu giận loài người. Nghe nói khi hươu Maran còn lại có thể đếm trên đầu ngón tay, Mẹ Hươu sừng lên đỉnh núi cao nhất vĩnh biệt Ixxuc-kun và dẫn những đứa con cuối cùng của mình sang bên kia con đèo vĩ đại, đến một xứ sở khác, một vùng núi khác” [1;328]. Chính con người đã khiến bộ dạng của thiên nhiên thảm bại, méo mó, kinh hãi: “Một đống thịt tươi đỏ lòm to lù lù trên tấm da trải trên đất, mặt lông xuống dưới. Ở mép tấm da còn rỉ ra những dòng máu nhợt nhạt. Cách đấy một quãng, chỗ người ta vứt những thứ bỏ đi, một con chó đang gầm gừ lôi cỗ lòng..” và “Cái đầu hươu Maran có sừng dưới chân tường nhà kho. Cái đầu bị chặt rời ra lăn lóc trong đám bụi thấm những vệt máu thẫm đen. Nom nó như một gốc cây cong queo bị hất sang một bên đường. Nằm lăn lóc cạnh cái đầu là bốn cái chân có móng bị chặt ở khớp đầu gối”[1;421].
Sự ra đi của tự nhiên do hành động tàn ác và nhẫn tâm của con người ghi dấu
cái chết của tự nhiên, và cũng là sự trừng phạt của tự nhiên đối với những hành vi
vong ân của con người. Với cái chết của tự nhiên trong hình hài một tự nhiên tang thương và chết chóc, văn hóa sinh thái trở thành vấn đề sống còn của thế giới hiện tại, con người cần thay đổi văn hóa ứng xử với tự nhiên, không coi mình như chủ nhân ông của vũ trụ có quyền khai thác tự nhiên, mà cần biết lắng nghe tự nhiên, chung sống hòa thuận với tự nhiên, cư xử với tự nhiên như một chủ thể.