KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận

Một phần của tài liệu tăng cường quản lý chi ngân sách tại huyện sơn động, tỉnh bắc giang (Trang 108 - 110)

IV Chi từ nguồn thu để lại quản lý

b. Đổi mới quản lý chi thường xuyên

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận

5.1 Kết luận

Trong quá trình làm luận văn tôi đã cố gắng vận dụng những kiến thức đã học ở trường và tranh thủ ý kiến đóng góp của những người làm thực tế, qua đó đưa ra một số giải pháp cơ bản để góp phần hoàn thiện công tác quản lý chi NS. Và tôi xin đưa ra một số nhận xét đánh giá cụ thể về công tác quản lý chi NS tại huyện Sơn Động.

- Công tác lập, phân bổ dự toán chi thường xuyên cơ bản được thực hiện đúng quy trình, bám sát Luật NSNN. Dự toán chi đã phân bổ chi tiết đến từng lĩnh vực, từng đơn vị sử dụng NS và chi tiết theo chương, loại, khoản, mục của mục lục NSNN, tạo điều kiện cho các đơn vị, UBND các xã, thị trấn chủ động, kịp thời triển khai thực hiện nhiệm vụ được giao ngay từ đầu năm, tạo cơ sở thuận lợi cho việc chấp hành, kiểm soát chi, kế toán và quyết toán NS hàng năm. Tuy nhiên, hàng năm luôn phải điều chỉnh dự toán bổ sung với tỉ lệ rất cao. Ngược lại quyết toán cuối năm luôn đạt tỉ lệ thấp hơn tổng dự toán, quyết toán cuối năm của chi thường xuyên lại luôn cao hơn dự toán. Nguyên nhân chủ yếu là do năng lực của người được giao nhiệm vụ còn hạn chế. Chưa lường trước được những nhiệm vụ phát sinh trong năm - Công tác chấp hành chi NS nhà nước cơ bản được thực hiện đúng quy trình, quản lý chặt chẽ và thuận tiện Tuy nhiên, đến năm 2014 vẫn còn 18/50 (36, %) đơn vị chi sai dự toán NS. Xảy ra điều này được cho là có nguyên nhân chủ yếu từ Năng lực quản lý của chủ tài khoản, trình độ kế toán đơn vị sử dụng NS chưa đáp ứng được yêu cầu.

- Công tác quyết toán chi NS của huyện Sơn Động cơ bản đáp ứng được quy định của Nhà nước. Các đơn vị sử dụng NS ngày càng ý thức được trách nhiệm của mình trong công tác quyết toán nên đã thực hiện lập, nộp các loại báo cáo theo quy định mẫu biểu và cơ bản đảm bảo thời gian quy định về phòng Tài chính - kế hoạch, các số liệu trên sổ sách kế toán, báo cáo tài chính của mỗi đơn vị cơ bản cân đối và khớp đúng với số liệu chi NS qua KBNN cả về tổng số và chi tiết. Tuy nhiên còn biểu

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 100 hiện những hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu, thể hiện qua một số tồn tại kéo dài qua 3 năm nhưng chưa được khắc phục triệt để như: Thời gian gửi báo cáo quyết toán chưa kịp thời; biểu mẫu quyết toán còn thiếu nội dung cụ thể; việc thuyết minh, giải trình quyết toán; việc xác định chi chuyển nguồn, kết dư NS chưa đảm bảo quy định…

Tuy đã có nhiều cố gắng nhưng do hạn chế về kinh nghiệm và thời gian nên luận văn này còn nhiều thiếu sót. Tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp, chỉ bảo để có thể tiếp thu và bổ sung, nâng cao kiến thức của mình, phục vụ cho công tác sau này.

Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn PGS-TS Nguyễn Hữu Ngoan - người đã trực tiếp hướng dẫn, tôi cũng xin chân thành cảm ơn các cán bộ thuộc Phòng Tài chính - Kế hoạch và Kho bạc NN huyện Sơn Động đã giúp đỡ tận tình để tôi có thể hoàn thành tốt luận văn này.

5.2 Kiến nghị

* Đối với Chính phủ, Bộ Tài chính

- Hoàn thiện về Luật NSNN và các chính sách

- Bổ sung, sửa đổi một số chế độ, chính sách của Nhà nước cho phù hợp với thực tiễn quản lý chi NS.

- Hiện đại hóa công nghệ thông tin

- Xây dựng các quy trình công nghệ theo hướng hiện đại và chuẩn mực quốc tế. *Đối với chính quyền và các cơ quan chức năng

- Củng cố, đào tạo cán bộ và tổ chức bộ máy quản lý chi NS

- Xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn, định mức chi NS được phân cấp một cách nhanh chóng và không trái với những quy định của các cơ quan chức năng cấp trên. Tổ chức triển khai đầy đủ và kịp thời các văn bản quy định chế độ chi tiêu NS đến tất cả các đơn vị sử dụng NS.

- Chỉ đạo các đơn vị sử dụng NS thực hiện nghiêm chỉnh các chế độ quy định về chi tiêu NS, chế độ thanh toán không dùng tiền mặt, đặc biệt là chi trả lương qua tài khoản ATM.

- Có các biện pháp tác động đến ngân hàng thương mại trên địa bàn để mở rộng các điểm chi trả tiền qua tài khoản tạo điều kiện cho người sử dụng hình thành thói quen không dùng tiền mặt.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 101

Một phần của tài liệu tăng cường quản lý chi ngân sách tại huyện sơn động, tỉnh bắc giang (Trang 108 - 110)