- Công nghệ thông tin quản lý chi NS trên địa bàn địa phương
b. Quy trình quản lý và sử dụng ngân sách Nhàn ước ở Việt Nam
2.3 Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài đã công bố
Quản lý NSNN nói chung và quản lý NS cấp huyện nói riêng đã và đang được rất nhiều nhà quản lý kinh tế nghiên cứu. Có một số công trình nghiên cứu đã công bố liên quan đến quản lý NS như:
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 25 - Trần Văn Lâm (2006), Giải pháp tăng cường quản lý NS ĐP góp phần thúc đẩy sự nghiệp phát triển KT-XH trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Học viên Tài chính Hà Nội
- Nguyễn Thanh Toản (2007), Đổi mới quản lý NS Nhà nước trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc góp phần thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Học viện chính trị - Quốc gia Hồ Chí Minh
- Dương Đức Quân (2005), Hoàn thiện quản lý NSNN trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Học viên Chính trị - Quốc gia Hồ Chí Minh.
- Lương Ngọc Tuyền (2005), Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên của NSNN qua KBNN, Luận văn Thạc sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế TP. HCM. Các công trình nghiên cứu trước đây có liên quan đến vấn đề quản lý chi NSNN ở cấp tỉnh, cấp huyện hay liên quan đến việc nguồn vốn NSNN ở huyện Sơn Động. Tuy nhiên, chỉ có một số nghiên cứu có giá trị tham khảo lớn cho đề tài và được thể hiện ở một số nội dung sau đây:
1. Nghiên cứu "Đánh giá kết quả thực hiện quản lý chi đầu tư XDCB từ NSNN tỉnh Hưng Yên" của tác giả Nguyễn Đức Tải (Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh, 2012). Chi đầu tư XDCB là nội dung chiếm tỷ trọng lớn nhất (từ 22-26% tổng chi) trong chi NS ở tỉnh Hưng Yên, nghiên cứu đã mô phỏng bức tranh thực trạng của chi đầu tư XDCB từ NSNN, cũng như đưa ra một số giải pháp khả thi có thể áp dụng cho quản lý chi NS ở huyện Sơn Động.
2. Nghiên cứu "Quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN của huyện Sơn Động" của tác giả Phạm Thị Nhung (Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh, 2012). Ngoài vấn đề huy động nguồn vốn, nghiên cứu đã phân tích sâu các vấn đề phân bổ nguồn vốn cho đầu tư XDCB ở huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang; đây là những thông tin quan trọng có liên quan trực tiếp đến đề tài. Qua nghiên cứu này, tác giả Phạm Thị Nhung đã nêu bật những mặt tích cực và hạn chế liên quan đến công tác chi đầu tư XDCB đang diễn ra ở địa bàn nghiên cứu trùng với đề tài nhóm nghiên cứu đang thực hiện. Vì vậy, số liệu và những phân tích của tác giả Phạm Thị Nhung là thông tin tham khảo quý báu cho việc thực hiện đề tài này.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 26 3. Luận án tiến sỹ kinh tế: “Đổi mới quản lý chi NSNN trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam” của Nguyễn Thị Minh, năm 2008 đã hệ thống hoá và làm rõ thêm được các vấn đề lý luận về NSNN, chi và quản lý chi NSNN trong nền kinh tế thị trường; mối quan hệ phân cấp quản lý kinh tế và phân cấp NS, cơ chế quản lý chi NSNN, sự cần thiết phải đổi mới phương thức chi. Đặc biệt, khẳng định được vai trò của chi NSNN trong nền kinh tế thị trường thông qua việc điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Luận án cũng đã trình bày một cách khái quát thực trạng quản lý chi NS của nước ta về phương thức quản lý chi theo yếu tố đầu vào; theo chương trình mục tiêu, dự án; theo kết quả đầu ra và chu trình NS trong khuôn khổ chi tiêu trung hạn. Từ đó, rút ra những kết quả đạt được và những hạn chế cùng với những nguyên nhân của việc quản lý chi NSNN trong những năm vừa qua.
Tóm lại, các nghiên cứu trên đã có ít nhiều đóng góp cho các nhà quản lý trong việc tăng cường quản lý chi NSNN. Tuy nhiên, những công trình này chỉ nghiên cứu chuyên về từng mảng chuyên môn theo nội hàm của chi NSNN, mà chưa có công trình nào đề cập đến hoàn thiện quản lý chi NS ở ĐP hay cụ thể hơn đề cập nghiên cứu, giải quyết vấn đề hoàn thiện quản lý chi NS tại một huyện có nhiều đặc thù như huyện Sơn Động. Trong những năm gần đây, chưa có công trình nào nghiên cứu về quản lý thu, chi NS trên địa bàn huyện Sơn Động.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 27 Phần III PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 3.1.1 Đặc điểm tự nhiên * Vị trí địa lý
Sơn Động là một huyện miền núi, cách thành phố Bắc Giang 80 km nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Bắc Giang.
- Phía Bắc và Đông giáp các huyện Lộc Bình, Đình Lập của tỉnh Lạng Sơn. - Phía Nam giáp huyện Ba Chẽ, Hoành Bồ, Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. - Phía Tây giáp 2 huyện Lục Nam và Lục Ngạn của tỉnh Bắc Giang.
Đơn vị hành chính của huyện có 21 xã và 2 thị trấn (An Châu và Thanh Sơn), huyện có 2 tuyến đường quốc lộ (gồm quốc lộ 279 và quốc lộ 31) và 2 tuyến tỉnh lộ (tỉnh lộ 291, 293) chạy qua. Với vị trí địa lý như vậy huyện Sơn Động có điều kiện tương đối thuận lợi cho việc phát triển KT-XH và giao lưu với các huyện trong tỉnh cũng như với các tỉnh lân cận, với Trung Quốc qua cửa khẩu tỉnh Quảng Ninh và Lạng Sơn.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 28