Một số giải pháp cụ thể

Một phần của tài liệu tăng cường quản lý chi ngân sách tại huyện sơn động, tỉnh bắc giang (Trang 91 - 96)

IV Chi từ nguồn thu để lại quản lý

4.3.2 Một số giải pháp cụ thể

4.3.2.1 Hoàn thiện, đổi mới cơ chế phân cấp quản lý và điều hành ngân sách các cấp

* Hoàn thin phân định thu gia các cp NSĐP theo hướng m rng quyn t ch cho NS cp dưới

- Phân định nguồn thu phải bảo đảm cho ĐP có sự độc lập và linh hoạt nhất định trong nguồn lực tài chính của ĐP. Phù hợp với mục tiêu này là việc tăng nguồn thu tự có của ĐP, hoàn thiện việc chia sẻ nguồn thu dựa trên công thức có tính khách quan và hợp lý.

-Bảo đảm mức độ thoả đáng của nguồn thu dành cho ĐP. Theo đó, việc phân cấp nguồn thu phải bảo đảm cho chính quyền ĐP có được những nguồn thu thoả đáng để hoàn thành các trách nhiệm được giao.

- Những nguồn lực tài chính được phân cấp phải bảo đảm tính có thể dự đoán được để tạo điều kiện cho ĐP tính toán cho được nguồn thu của mình và sử dụng nguồn lực đó cho những hoạt động dự kiến. Để đáp ứng yêu cầu này, nguồn thu của ĐP phải được xác định rõ ràng, ổn định.

-Tính toán phân bổ nguồn lực cho ĐP phải đơn giản, dựa trên những yếu tố khách quan, theo những công thức rõ ràng, dễ hiểu để các ĐP có tính tính toán dễ dàng nguồn thu của mình và không chịu ảnh hưởng của cách thức “xin - cho”.

- Phân cấp nguôn thu cho ĐP phải tạo ra động lực cho ĐP tạo thêm và nuôi dưỡng nguôn thu, phát triển thế mạnh của ĐP và thực hiện quản lý tài chính lành mạnh. -Phân cấp nguôn thu cần bảo đảm sự công băng giữa các ĐP, có nghĩa là bên cạnh việc tạo nguôn thu tương xứng với cơ sở thuế của mỗi ĐP thì Chính phủ cũng phải bảo đảm các khoản bổ sung cho những ĐP có tiềm năng thu không lớn để bảo đảm nhiệm vụ cung cấp dịch vụ công cơ bản của ĐP.

* M rng quyn cho các cp chính quyn cp dưới trong chi tiêu NS

- Xác định rõ ràng và minh bạch về trách nhiệm chi tiêu trong Luật NSNN. Việc phân công trách nhiệm chi tiêu cần bảo đảm giao nhiệm vụ chi tiêu rõ ràng và cụ thể cho các cấp chính quyền.

- Phân định chi tiêu cho chính quyền ĐP mỗi cấp cần phải tương ứng với nguôn thu được phân cấp cho cấp đó. Việc phân định chi chỉ có hiệu quả và phát huy tác dụng khi cấp trên phân định nguôn thu tương ứng với yêu cầu chi tiêu của ĐP.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 83 - Quy định rõ hơn về việc phân định chi đầu tư XDCB cho mỗi cấp chính quyền. Nên giao cho mỗi cấp chính quyền quyết định đầu tư đôi với các công trình kết cấu hạ tầng để đảm bảo cung cấp dịch vụ công do cấp đó quản lý.

* M rng quyn t ch tài chính cho NS xã

- NS cấp xã là cấp cơ sở do dân, vì dân là công cụ tài chính quan trọng để chính quyền Nhà nước cấp xã thực hiện được chức năng nhiệm vụ được giao. Thông qua chi NS, xã bô trí các khoản chi để đảm bảo tăng cường hiệu lực và hiệu quả các họat động của chính quyền cơ sở.

- Bộ máy quản lý tài chính - NS xã còn yếu và thiếu. Hiện tượng thay đổi kế tóan NS xã thường xuyên theo nhiệm kỳ bầu cử ở xã cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến trình độ chuyên môn thấp.

- Những tồn tại nêu trên có những nguyên nhân cơ bản sau đây: buông lỏng quản lý NS xã, chế độ quản lý NS xã quá lạc hậu, chậm sửa đổi, bao cấp và xem nhẹ NS cấp xã, tư tưởng xem nhẹ NS cấp xã đã ăn sâu vào đội ngũ làm công tác quản lý tài chính NS từ TƯ đến cơ sở là một thực tế, các cấp chính quyền ĐP có tư tưởng ỷ lại vào cấp trên trong việc đổi mới chính sách quản lý NS xã.

* Tng bước hoàn thin chếđô, định mc phân b chi gia các cp NS

-Mt s gii pháp hoàn thin các định mc phân b NS

+ Tiếp tục hoàn thiện hệ thông định mức phân bổ NS cho phù hợp với điều

kiện thực tế. Trong điều kiện nền kinh tế chuyển đổi nhanh chóng, lạm phát còn ở mức độ khá cao, cần rà soát điều chỉnh hệ thông định mức này hàng năm.

+ Nghiên cứu để xác định mức phân bổ NS một cách khoa học và phù hợp với mỗi lĩnh vực cụ thể. Chẳng hạn, việc phân bổ kinh phí cho giáo dục ở ĐP không nên dựa vào đầu dân sô, mà nên căn cứ vào sô lượng học sinh đến trường hoặc sô người trong độ tuổi đến trường.

+ Giao quyền gắn với trách nhiệm cho ĐP trong việc tự xác định mức phân

bổ NS cho các cấp chính quyền bên dưới theo định mức khung do TƯ ban hành. Chính quyền cấp tỉnh sẽ căn cứ vào điều kiện cụ thể của ĐP mình để phân bổ kinh phí cho phù hợp.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 84

+ Đề xuất các định mức phân bổ NS cho mỗi ĐP cần tính đến yêu cầu bảo

đảm cho mỗi ĐP có đủ năng lực để cung cấp các dịch vụ công thiết yếu ở mức trung bình cho cư dân ĐP.

+ Từng bước thiết lập mối quan hệ giữa chính sách, định mức và kết quả thực hiện trong việc chi tiêu NS. Các định mức phân bổ NS cần phản ánh được mục tiêu chính sách của mỗi lĩnh vực NS.

- Gii pháp v chếđộ, tiêu chun, định mc chi tiêu NS

+ Nhà nước không ngừng hoàn thiện hệ thống chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu NS, rà soát và sửa đổi những chế độ, tiêu chuẩn, định mức đã lạc hậu, không còn phù hợp với thực tế và bổ sung những định mức mới cho đồng bộ.

+ Cần xác lập mối quan hệ giữa định mức chi tiêu trong tương quan với định mức phân bổ NS, sao cho định mức chi tiêu trở thành một căn cứ để xác định mức phân bổ NS.

+ Các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi NS đối với các dịch vụ công có tính phổ biến tại các ĐP nên tuân thủ các nguyên tắc chung để tránh tình trạng ĐP nào thu được nhiều thì sẽ chi nhiều, thu ít thì chi ít mà không căn cứ vào nhu cầu chi tiêu thực tế cần thiết.

+ Mở rộng thẩm quyền của chính quyền ĐP trong việc ban hành một số định mức chi tiêu có tính đặc thù theo điều kiện cụ thể của ĐP.

+ Mở rộng quyền tự chủ của các đơn vị dự toán, Bộ Tài chính ban hành các Thông tư hướng dẫn các đơn vị này được phép đề ra quy chế chi tiêu nội bộ.

+ Tiến tới áp dụng phương thức lập NS theo kết quả đầu ra, hệ thống định mức chi tiêu sẽ có sự thay đổi về cơ bản. Hệ thống định mức sẽ mang tính hướng dẫn để cho đơn vị sử dụng NS có thể tự quyết định việc chi tiêu nhằm đạt được hiệu quả, hiệu lực trong phân bổ và sử dụng nguồn lực, đồng thời không vi phạm kỷ luật tài chính tổng thể.

* M rng quyn ca NS cp dưới trong quy trình NS

-Cần thực hiện một so giải pháp chủ yếu như sau

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 85 Mỗi ĐP phải chủ động tạo ra sự gắn kết giữa các mục tiêu kế hoạch phát triển KT-XH với kế hoạch NS ngay từ khâu chuẩn bị lập kế hoạch để tránh tình trạng kế hoạch NS phải chạy theo mục tiêu phát triển KT-XH thường được đặt ra quá cao so với khả năng đáp ứng của NS Nhà nước.

+ Trong quá trình chấp hành NS, cần tạo điều kiện cho chính quyền mỗi cấp

được chủ động điều hành NS cấp mình, tránh tình trạng cấp dưới phải bị động do lệ thuộc vào cấp trên. Đặc biệt, là đối với những khoản chi của cấp trên thực hiện trên địa bàn của ĐP.

+ Đổi mới cách thức lập quyết toán NS và phân cấp trách nhiệm trong phê

duyệt quyết toán NS. Phải đề cao trách nhiệm cá nhân của thủ trưởng đơn vị sử dụng NS, chú trọng nhiều hơn đến khâu quyết toán NS, cần nghiên cứu lại quy định về thời gian quyết toán NS cho hợp lý hơn nhằm nâng cao chất lượng báo cáo quyết toán.

+ Giao cho mỗi cấp chính quyền chủ động trong quyết định NS của cấp

mình, theo đó Quốc hội sẽ quyết định NS TƯ và số bổ sung cho NS ĐP, còn NS của mỗi tỉnh sẽ do HĐND tỉnh quyết định.

+ Phân định rõ trách nhiệm của Quốc hội và HĐND các cấp trong phê chuẩn

quyết toán: Quốc hội chỉ nên xem xét phê chuẩn quyết toán NS TƯ và thông qua NS Nhà nước, trong đó có NS ĐP. HĐND xem xét và phê chuẩn quyết toán NS ĐP sau khi thực hiện kiểm toán NS ĐP.

+ Trao quyền tự chủ về thu, chi cho ĐP để tạo sự chủ động cho ĐP trong quy

trình NS. Tiến tới phân cấp cụ thể hơn nguồn thu và nhiệm vụ chi cho các ĐP.

+ Từng bước tiến tới tách biệt giữa NS TƯ và NS ĐP trong quy trình NS, cần chú ý cải tiến cách thức thực hiện quy trình NS, cụ thể là phải thay đổi một cách cơ bản cách thức lập dự toán, chấp hành và quyết toán NS.

Quản lý NS ở nước ta hiện nay vẫn còn tư duy truyền thông dựa trên cơ sở tổng nguồn lực hiện có và dự báo sẽ có trong năm để lập dự toán và phân bổ NS. Vì vậy, hướng đổi mới cơ bản và lâu dài là xây dựng và quản lý quy trình NS ở tầm trung hạn gắn với kết quả đầu ra. Việc soạn thảo chiến lược phát triển ĐP, trong đó xác định rõ nhiệm vụ, mục tiêu, các kết quả và các hoạt động cần thiết để đạt các kết quả này.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 86

4.3.2.2 Hoàn thiện phân cấp quản lý ngân sách

-Chấp hành nghiêm túc các nguyên tắc phân cấp NS

+ Th nht, phù hợp với phân cấp quản lý KT-XH, quôc phòng, an ninh của

Nhà nước và năng lực quản lý của mỗi cấp trên địa bàn.

+ Th hai, đảm bảo vai trò chủ đạo của NS TƯ và vị trí độc lập của NS ĐP

trong hệ thông NSNN.

+ Th ba, đảm bảo nguyên tắc công bằng trong phân cấp NS Nhà nước.

-Phân định rõ ràng nguồn thu và nhiệm vụ chi giữa các cấp NS phải có căn cứ thực tiễn và có hiệu quả

+ Nguồn thu được phân cấp vừa phải theo luật định, vừa phù hợp với khả năng thực tiễn, điều kiện quản lý của các cấp chính quyền Nhà nước nhằm đáp ứng nhu cầu chi tại chỗ, khuyến khích khai thác nguồn thu phù hợp với điều kiện, đặc điểm của từng ĐP.

+ Việc phân cấp chi đầu tư XDCB các công trình kết cấu hạ tầng KT-XH cho cấp huyện, xã theo luật định và phải căn cứ vào trình độ, năng lực quản lý của từng cấp chính quyền.

+ Việc phân cấp chi thường xuyên giữa NS các cấp chính quyền ĐP phải đảm bảo theo luật định và phải phù hợp với với đặc điểm kinh tế, địa lý, dân cư của từng vùng và trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ, đảm bảo tinh hiệu quả; nhằm phát huy tối đa hiệu quả quản lý, điều hành NS, đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển KT-XH ở địa phưong.

+ Chủ động cân đối NS các cấp ở ĐP trong quá trình thực hiện, kịp thời xử lý nguồn tăng thu theo luật định phục vụ tốt nhiệm vụ chi đầu tư phát triển các cấp NS ở ĐP; nhằm giúp cho ĐP đẩy nhanh quá trình phát triển, tránh lãng phí nguồn lực, chậm mang lại hiệu quả.

4.3.2.3 Công khai, minh bạch thu chi ngân sách

- Để tăng cường tính công khai, minh bạch thu, chi NS của các cấp chính quyền ĐP, cần chú trọng một số nhiệm vụ cụ thể như sau:

Cùng với các số liệu được công khai theo biểu mẫu, cần cung cấp cho người dân các số liệu để so sánh với các năm trước đó, so sánh với kế hoạch và mục tiêu

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 87 phát triển KT-XH của ĐP, đồng thời cần đưa ra các giải trình cụ thể về các nhiệm vụ chi tiêu quan trọng để người dân có thể xem xét và đánh giá.

Tăng cường vai trò của HĐND các cấp trong việc giám sát chi tiêu NS. Nâng cao năng lực của các thành viên HĐND về lĩnh vực tài chính - NS để tăng cường khả năng giám sát của HĐND đối với việc chấp hành NS ĐP.

Tăng cường hoạt động kiểm toán đối với các cấp NS ĐP. Luật kiểm toán Nhà nước đã được Quốc hội thông qua tháng 5/2005. Kiểm toán Nhà nước có trách nhiệm làm rõ tính chính xác và hợp pháp của quyết toán NS đôi với các cấp chính quyền ĐP và các đơn vị sử dụng NS. Tiến tới công khai hoá báo cáo kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước đôi với NS của mỗi cấp chính quyền ĐP.

Tìm kiếm và đổi mới cách thức tăng cường sự tham gia và giám sát của người dân vào quá trình quản lý NS ở các cấp chính quyền ĐP. Các cơ quan chức năng cần có sự hướng dẫn cho người dân trong hoạt động giám sát NS và có cơ chế tạo điều kiện và bảo vệ người dân để họ được có tiếng nói về việc sử dụng NS ở ĐP.

Việc phân cấp và giao quyền tự chủ quản lý NS đòi hỏi phải củng cô tính trách nhiệm và công tác kiểm soát nội bộ tại ĐP và các đơn vị sử dụng NS Nhà nước.Việc tự kiểm soát nội bộ là rất quan trọng, nhưng để bảo đảm tính hiệu quả cần phải nghiên cứu và đề ra cơ chế có tính khả thi cao hơn.

Một phần của tài liệu tăng cường quản lý chi ngân sách tại huyện sơn động, tỉnh bắc giang (Trang 91 - 96)