Thực trạng công tác thanh tra, kiểm tra ngân sách

Một phần của tài liệu tăng cường quản lý chi ngân sách tại huyện sơn động, tỉnh bắc giang (Trang 82 - 84)

IV Chi từ nguồn thu để lại quản lý

4.1.5 Thực trạng công tác thanh tra, kiểm tra ngân sách

Trong những năm qua công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát việc quản lý, sử dụng NS của các cơ quan đơn vị, các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đã được quan tâm thực hiện. UBND tỉnh, UBND huyện, thường trực Huyện ủy, HĐND huyện chỉ đạo tập trung công tác thanh tra, kiểm tra định kỳ, đột xuất thuộc lĩnh vực chủ yếu là: Tài chính NS, quản lý đất đai, đầu tư XDCB, công tác quy hoạch cho thuê bãi bồi ven sông, ven suối đối với các xã thực hiện chế độ chính sách Nhà nước. Đây là những lĩnh vực nhạy cảm thường làm mất ổn định tình hình tại cơ sở, từ thực tiễn đã từng xảy ra.

Qua các cuộc thanh tra, kiểm tra của Thanh tra Nhà nước, Thanh tra ngành tài chính, Công an kinh tế, ủy ban kiểm tra Huyện ủy …đã phát hiện những sai phạm trong quá trình tổ chức thực hiện ở các đơn vị của huyện, các xã, như việc đầu tư XDCB còn dàn trải làm tình trạng nợ đọng trong XDCB kéo dài. Công trình xây dựng triển khai nhiều năm chưa hoàn thành gây lãng phí NS. Một số dự án đầu tư triển khai không xác định rõ nguồn vốn nhất là nguồn vốn của ĐP chịu trách nhiệm đầu tư, thực hiện không đúng trình tự, thủ tục đầu tư, lập, thẩm định và phê duyệt dự toán tăng không đúng chế độ do tính trùng, tính thừa khối lượng, áp không đúng địch mức, đơn giá, tính chi phí đảm bảo giao thông không đúng chế độ, đưa một số khoản mục chi phí không có trong chế độ vào dự toán làm tăng giá trị gói thầu, nghiệm thu, thanh toán không đúng khối lượng, chủng loại vật liệu. Trong lĩnh vực quản lý đất đai quản lý còn lỏng lẻo trong quá trình thu nộp về NS. Trong lĩnh vực trợ cấp xã hội còn không đúng đối tượng theo quy định, hỗ trợ dự án phát triển sản xuất không đúng với chủ trương, chính sách của Nhà nước. Đền bù giải phóng mặt bằng vượt khối lượng, chưa thực hiện đúng quy định trong đền bù, hỗ trợ di rời. Tình trạng ở một số đơn vị của huyện và một số bộ phận kế toán, tài chính NS xã mở sổ kế toán theo dõi không cộng sổ tổng thu - chi phát sinh trong tháng, cuối tháng không có sự kiểm tra đối chiếu sổ kế toán tiền mặt giữa các chủ tài khoản, kế toán và thủ quỹ diễn ra còn phổ biến. Việc triển khai thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ - CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 74 trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập; xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ chưa đúng với hướng dẫn, lập và giao dự toán chưa sát với thực tế, giao kinh phí chi thường xuyên bao gồm cả chi không thường xuyên, xác định sai loại hình đơn vị sự nghiệp, dẫn đến cấp kinh phí không chính xác; quản lý các hoạt động còn nhiều sai sót, thiếu hướng dẫn; không kê khai, nộp thuế hoặc kê khai thiếu, nộp thiếu thuế. Qua thực tế cho thấy, việc thực hiện công khai tài chính của cấp huyện và cấp xã cơ bản đã được thực hiện theo quy định. Tuy nhiên qua công tác khảo sát cho thấy hầu như chưa có xã nào thực hiện việc niêm yết công khai trước trụ sở chưa được thực hiện, mà chỉ có báo cáo công khai trước kỳ họp HĐND huyện và xã và gửi đến các đơn vị có liên quan.

Kết quả kiểm tra, thanh tra nêu trên cho thấy, việc tiết kiệm chi tiêu và nâng cao hiệu quả các khoản chi là một yêu cầu có tính nguyên tắc luôn được đề ra đối với các cấp, các ngành, các đơn vị có liên quan đến công tác quản lý và sử dụng NS huyện. Để góp phần nâng cao hiệu quả chi NS, đảm bảo chi một cách tiết kiệm, tránh lãng phí cần phải áp dụng một cách đồng bộ các biện pháp. Trong đó biện pháp tăng cường kiểm tra giám sát việc chi tiêu của các đơn vị sử dụng NS có ý nghĩa không nhỏ. Đây được coi là một biện pháp rất hữu hiệu, mang tính tích cực và hoàn toàn chủ động. Để có thể tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát trong việc quản lý và điều hành NS huyện cần phải có sự phối hợp của nhiều cơ quan đơn vị trên địa bàn huyện, cụ thể là:

- Tăng cường giám sát của cơ quan cấp trên đối với chu trình quản lý và điều hành NS huyện của chính quyền cấp huyện. Cơ quan Tài chính cấp trên mà đặc biệt là sở Tài chính tỉnh phải thường xuyên phát huy chức năng kiểm tra giám sát đối với hoạt động của NS huyện trên địa bàn kịp thời phát hiện sai lệch trong quản lý để có biện pháp điều chỉnh kịp thời tránh được những sai lầm không cố ý.

Để thực hiện sự giám sát của cộng đồng có hiệu quả đòi hỏi tình hình tài chính, NS phải minh bạch; phải thực hiện tài chính công khai theo đúng quy chế dân chủ ở cơ sở. Mặt khác mỗi một người dân cũng phải không ngừng học hỏi để

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 75 nắm vững chính sách , chế độ, Pháp luật của Nhà nước để từ đó tham gia giám sát có hiệu quả.

Đây cũng là những bài học cần rút kinh nghiệm, uốn nắn điều chỉnh kịp thời trong thời gian tới. Nếu thấy cần thiết phải cương quyết xử lý những sai phạm của các đơn vị trong việc quản lý chi NS.

Một phần của tài liệu tăng cường quản lý chi ngân sách tại huyện sơn động, tỉnh bắc giang (Trang 82 - 84)