Đánh giá công tác phân bổ chi và quyết toán ngân sách

Một phần của tài liệu tăng cường quản lý chi ngân sách tại huyện sơn động, tỉnh bắc giang (Trang 85 - 87)

IV Chi từ nguồn thu để lại quản lý

4.2.2 Đánh giá công tác phân bổ chi và quyết toán ngân sách

Qua điều tra đánh giá về công tác quản lý chi NS tại Sơn Động có liên quan đến các nội dung từ khâu lập và phân bổ dự toán, chấp hành dự toán đến khâu quyết toán, kết quả đánh giá thu được như sau (Bảng 4.13):

Trên 50% số ý kiến cho rằng việc thực hiện các khâu của quy trình quản lý chi NS đạt mức tốt.

Không có ý kiến nào đánh giá đạt mức độ kém và rất kém.

Tuy nhiên, vẫn còn 10-14% số ý kiến đánh giá ở mức độ trung bình.

Như vậy, việc thực hiện công tác quản lý chi NS tại huyện Sơn Động được đánh giá khá cao, đây là kết quả của sự nỗ lực từ UBND huyện Sơn Động mà đơn vị trực tiếp thực hiện là phòng Tài chính-Kế hoạch trong điều kiện rất nhiều khó khăn về nguồn kinh phí NS và định mức, chế độ, tiêu chuẩn quy định của nhà nước còn bị gò bó… với áp lực từ thực tiễn đòi hỏi mức chi tiêu công tăng cao và tăng nhanh.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 77

Bảng 4.13 Kết quả khảo sát về công tác quản lý chi NS Mức độ

Lập, phân bổ

DT Chi NS Thực thi NS Quyết toán NS Số ý kiến % Số ý kiến % Số ý kiến % Rất tốt 14 28 17 34 13 26 Tốt 29 58 28 56 32 64 TB 7 14 5 10 5 10 Kém 0 0 0 0 0 0 Rất kém 0 0 0 0 0 0 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2014

* Các yếu tốảnh hưởng đến quản lý chi NS tại huyện Sơn Động

Ngoài các yếu tối ảnh hưởng của khách quan như: Điều kiện tự nhiên không thuận lợi, địa hình đồi núi thiên tai mưa bão ảnh hưởng đến đầu tư XDCB… Điều kiện của KT-XH môi trường kinh tế không ổn định sinh ra lạm phát. Hay cơ chế chính sách và các quy định của Nhà nước về quản lý chi…Thì nhân tố chủ quan trong nội tại công tác quản lý chi NS huyện Sơn Động là năng lực và trình độ chuyên môn của đội ngũ quản lý NS cũng như quy trình nghiệp vụ công nghệ quản lý bởi: Năng lực chuyên môn của các bộ phận quản lý chi NS ở các ĐP lại là yếu tố chủ yếu quyết định hiệu quả chi NS. Nếu cán bộ quản lý có năng lực chuyên môn cao sẽ giảm thiểu được sai lệch trong cung cấp thông tin của đối tượng sử dụng nguồn lực tài chính công, kiểm soát được toàn bộ nội dung chi, nguyên tắc chi và tuân thủ theo các quy định về quản lý nguồn tài chính công đảm bảo theo dự toán đã đề ra.

Khâu tổ chức bộ máy và quy trình quản lý NSĐP cũng rất quan trọng, phạm vi quyền hạn trách nhiệm của từng khâu, từng bộ phận, mối quan hệ của từng bộ phận trong quá trình thực hiện từ lập, chấp hành, quyết toán và kiểm toán chi NS có tác động rất lớn đến quản lý chi NS. Tổ chức bộ máy quản lý phù hợp sẽ nâng cao chất lượng quản lý, hạn chế tình trạng sai phạm trong quản lý. Quy trình quản lý được bố trí càng khoa học, rõ ràng thì càng góp phần quan trọng làm nâng cao chất lượng của thông tin tới cấp ra quyết định quản lý chi NS, giảm các yếu tố sai lệch thông tin.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 78 Công tác thanh tra kiểm tra chưa được thường xuyên liên tục dẫn đến chậm phát hiện những sai sót trong quá trình điều hành, sử dụng NS để uốn nắn và xử lý kịp thời. Chưa quyết liệt trong khâu quy hoạch, vận động thuyết phục thu hồi đất đấu giá QSDĐ tạo nguồn vốn cho xây dựng cơ sở hạ tầng, còn lấn nguồn XDCB sang chi thường xuyên….

Cần phải giải quyết các yếu tố ảnh hưởng trên một cách nghiêm túc Từ đó sẽ nâng cao được hiệu quả quản lý chi NS trên địa bàn huyện Sơn Động.

Một phần của tài liệu tăng cường quản lý chi ngân sách tại huyện sơn động, tỉnh bắc giang (Trang 85 - 87)