Thực trạng chấp hành dự toán chi ngân sách tại huyện Sơn Động

Một phần của tài liệu tăng cường quản lý chi ngân sách tại huyện sơn động, tỉnh bắc giang (Trang 57 - 66)

V Chi bổ sung cho ngân sách xã 51 729 18 967 32 762 58 593 28 100 30 493 85 351 33 950 51

4.1.3 Thực trạng chấp hành dự toán chi ngân sách tại huyện Sơn Động

4.1.3.1 Thực trạng chung của toàn huyện

Trong giai đoạn 2012 - 2014, quy mô chi NS ở huyện Sơn Động không ngừng tăng lên. Huyện thực hiện chi NS theo hướng tích cực, trong đó ưu tiên chi cho đầu tư phát triển, tập trung nguồn lực cho đầu tư CSHT KT-XH, dục -

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 49 đào tạo, y tế, văn hóa và cho sự phát triển sự nghiệp KT-XH. Theo đó tỷ trọng chi đầu tư cho phát triển có xu hướng ngày càng tăng trong tổng chi cân đối NSĐP, tỷ trọng chi đầu tư cho giáo dục - đào tạo, y tế và cho sự nghiệp KT-XH cũng được quan tâm, bố trí phù hợp.đầu tư hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chú trọng tăng chi đầu tư.

a. Đối với dự toán chi đầu tư XDCB

NS cấp huyện căn cứ vào nguồn vốn XDCB tập trung được UBND tỉnh giao, nguồn đấu giá giá trị quyền sử dụng đất được điều tiết lại theo tỷ lệ % cho NS huyện, nguồn thu từ xổ số kiến thiết, nguồn thu đóng góp xây dựng, nguồn vốn hợp pháp khác và căn cứ khối lượng xây dựng cơ bản hoàn thành, khối lượng dự kiến sẽ hoàn thành, lượng vốn đã thanh toán, những dự án mang tính chất cấp bách để phục vụ phòng chống lụt bão, phát triển sản xuất, UBND huyện lập dự toán chi tiết tới từng dự án, từng công trình và phân bổ theo quan điểm: ưu tiên nguồn vốn để chi trả nợ đối với những công trình xây dựng cơ bản hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng đã được phê duyệt quyết toán, những công trình xây dựng cơ bản đã hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng và bố trí vốn cho các công trình chuyển tiếp và khởi công mới. Đối với dự toán chi đầu tư XDCB cấp xã UBND huyện ban hành quyết định giao tổng dự toán chi đầu tư XDCB, UBND các xã, thị trấn trình HĐND xã phân bổ chi tiết cho từng công trình.

Đối với phân cấp quản lý chi xây dựng cơ bản cấp xã (Do UBND xã quản lý), được tỉnh phân cấp quản lý chi đối với các công trình sử dụng nguồn kinh phí từ NSX, nguồn tiền này được dành cho xây dựng và cải tạo các công trình giao thông, thủy lợi, giáo dục, y tế, Văn hóa, thể thao và sự nghiệp khác.

Đối với phân cấp quản lý chi XDCB cấp huyện: cấp huyện được phân cấp quản lý chi đối với các công trình sử dụng nguồn kinh phí NS có giá trị từ 8 tỷ đồng trở xuống.

Vốn đầu tư phân bổ cho các ngành kinh tế qua các năm được trình bày tại Bảng 4.4.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 50

Bảng 4.4 Dự toán vốn đầu tư phân bổ cho các ngành kinh tế từ 2012-2014

ĐVT: Triệu đồng

TT Chỉ tiêu 2012 2013 2014

Triệu đồng % Triệu đồng % Triệu đồng %

1 Tổng số 80.574,00 100,00 92.970,00 100,00 68.668,00 100,00 2 2 Sự nghiệp nông, lâm, thuỷ lợi 23.203,56 28,80 24.147,06 25,97 27.474,43 40,01 3 Sự nghiệp giao thông 30.650,22 38,04 46.973,44 50,53 12.833,94 18,69 4 Q.lý Nhà nước 10.409,83 12,92 6.231,72 6,70 9.053,57 13,18 5 Sự nghiệp GD 11.332,54 14,06 5.244,15 5,64 11.919,54 4 6 Sự nghiệp VH, thể thao, y tế 4.637,16 5,76 9.477,86 10,19 6.734,32 9,81 7 Sự nghiệp khác 340,70 0,42 895,77 0,96 652,20 0,95

Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Sơn Động, năm 2012-2014

Trong 3 năm (2012-2014) dự toán chi đầu tư XDCB được phân bổ vốn tập trung cho 2 lĩnh vực: giao thông và thủy lợi để phát triển hệ thống giao thông với những tuyến đường liên xã, liên thôn kết nối các xã, thị trấn trên địa bàn huyện như tuyến đường An Châu khu 5, đường bến xe An Lập đến Trạm bơm đập Đặng- Vĩnh Khương; đường liên xã Thanh Sơn- Tuấn Mậu đường vào vùng du lịch Đồng Cao, Khe Rỗ xã An Lạc... đã tạo nên cơ sở hạ tầng vững chắc, tạo nên bộ mặt mới cho nông thôn Sơn Động cùng với cả tỉnh Bắc Giang xây dựng nông thôn mới.

Là một huyện miền núi vùng cao nên hệ thống thủy lợi cũng được huyện quan tâm đầu tư để phục vụ cho phát triển sản xuất nông nghiệp với nhiều công trình như xây dựng hệ thống đập kè tràn, ngầm suối mương.. xây dựng cơ sở hạ tầng vùng sản xuất …Các dự án này được chia ra các giai đoạn để thực hiện phù hợp với nguồn vốn được bố trí hàng năm. Hệ thống thủy lợi được xây dựng ngày càng kiên cố tránh trường hợp lũ dồn về hay hạn hán kéo dài đã góp phần chủ động trong công tác tưới tiêu, tăng năng suất lao động, hiệu quả kinh tế.

Giáo dục đào tạo, dạy nghề, y tế trong những năm qua cũng được quan tâm đúng mức tạo điều kiện đầu tư tăng cường cơ sở vật chất để xây dựng các trường

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 51 đạt chuẩn quốc gia, nâng cao chất lượng giáo dục; xây dựng Trung tâm dạy nghề huyện để có cơ sở đào tạo nghề cho nông dân giúp họ nâng cao kỹ năng lao động, học thêm các nghề phụ như thêu ren, may công nghiệp… nhằm nâng cao thu nhập cho nông dân trong những lúc nông nhàn và xây dựng các trạm y tế để phục vụ công tác khám, chữa bệnh cho nhân dân.

Bên cạnh những mặt ưu điểm, trong công tác lập, phân bổ dự toán chi đầu tư XDCB còn biểu hiện những bất cập như: Chất lượng lập dự toán của các chủ đầu tư chưa đạt yêu cầu, do công tác khảo sát, đánh giá tình hình thực hiện công tác đầu tư, khối lượng dự kiến thực hiện đến thời điểm lập dự toán chưa sát với thực tế nên trong năm còn phải bổ sung, điều chỉnh dự toán, bổ sung danh mục công trình dẫn đến chưa chủ động được trong quá trình điều hành chi đầu tư XDCB.

Cơ cấu chi đầu tư giữa các ngành, các lĩnh vực chưa hợp lý. Do nguồn vốn đầu tư còn hạn hẹp nên NS huyện mới ưu tiên chủ yếu phân bồ vốn cho 2 lĩnh vực là giao thông và thuỷ lợi để thúc đẩy sản xuất phát triển còn các lĩnh vực khác như đầu tư cho các công trình về phát triển văn hoá, thể thao, nghiên cứu khoa học, kiến thiết thị chính, quản lý nhà nước, đầu tư xây dựng nhà máy chế biến giấy, đồ gia dụng từ gỗ…chưa đáp ứng được với yêu cầu đặt ra.

Việc phân bổ dự toán vốn đầu tư XDCB cho các công trình còn dàn trải, chưa mang tính trọng tâm trọng điểm. Hàng năm, do nguồn NS còn khó khăn nên chưa bố trí được kế hoạch vốn để chi trả dứt điểm nợ XDCB cho các công trình hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng đã được phê duyệt quyết toán mà mới phân bổ theo tỷ lệ % nguồn vốn trên khối lượng XDCB hoàn thành cho từng công trình, do vậy công nợ kéo dài có công trình hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng 5 năm chưa được thanh toán hết vốn.

Một số xã lập dự toán chi đầu tư XDCB chưa nghiêm, chưa phân bổ hết nguồn vốn đầu tư cho các công trình mà sử dụng nguồn đầu tư để phân bổ cho chi thường xuyên.

Cơ cấu đầu tư trong một số ngành, lĩnh vực còn bất cập, chưa bám sát với nhu cầu thực tế. Thật vậy, trong lĩnh vực kinh tế NS huyện chủ yếu tập trung cho hệ thống giao thông và phát triển nông nghiệp mà phần lớn là đầu tư phát triển hệ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 52 thống thuỷ lợi (chiếm gần 80% vốn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, thuỷ lợi). Việc đầu tư xây dựng những nhà máy sản xuất công nghiệp, những công trình phục vụ cho việc nghiên cứu khoa học, công nghệ chưa được quan tâm. Chủ yếu UBND huyện cho các đơn vị tư nhân thuê đất đầu tư xây dựng các xưởng sản xuất bóc gỗ ép, nhà máy giấy. các trang trại mô hình kinh tế nuôi lơn rừng ,hiêu sao, nhím… Chưa thật sự có sự đầu tư một cách thoả đáng đối với những xã nghèo, những xã có điều kiện kinh tế khó khăn trên địa bàn huyện. Nhìn chung việc phân bổ nguồn vốn đầu tư XDCB từ NS của huyện Sơn Động chưa thật sự bám sát mục tiêu CNH- HĐH, phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ, xoá đói giảm nghèo, đôi khi việc phân bổ vốn còn mang tính chất manh mún, cục bộ.

b. Đối với dự toán chi thường xuyên

Căn cứ nhiệm vụ chi thường xuyên được HĐND tỉnh phân cấp, nguồn kinh phí được NS tỉnh giao, mục tiêu phát triển kinh tế xã hội và định mức phân bổ chi NS NQ số 04/2006 của HĐND tỉnh Bắc Giang ngày 20/07/2006 định mức chi thường xuyên năm 2007 (Năm đầu thời kỳ ổn định NS 2007-2010) và Nghị quyết số 31/2010/NQ-HĐND ngày 10/12/2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Giang về việc ban hành định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên NS địa phương năm 2011 (năm đầu của thời kỳ ổn định NS 2011-2015) quy định định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên cho từng cấp NS trong đó có quy định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên cho NS cấp huyện và NS cấp xã theo từng nhiệm vụ chi.

Nhìn chung công tác lập, phân bổ dự toán chi thường xuyên cơ bản thực hiện theo đúng quy trình, bám sát dự toán UBND tỉnh, đảm bảo thời gian quy định của Luật NS nhà nước, từng bước nâng cao chất lượng lập dự toán. Dự toán chi đã phân bổ chi tiết đến từng lĩnh vực, từng đơn vị sử dụng NS và chi tiết theo chương, loại, khoản, mục của mục lục NSNN, tạo điều kiện cho các đơn vị, UBND các xã, thị trấn chủ động, kịp thời triển khai thực hiện nhiệm vụ được giao ngay từ đầu năm, tạo cơ sở thuận lợi cho việc chấp hành, kiểm soát chi, kế toán và quyết toán NS hàng năm.

Bên cạnh những mặt ưu điểm, trong công tác lập, phân bổ dự toán chi thường xuyên NS còn biểu hiện những bất cập và hạn chế:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 53 Đối với quản lý chi cấp xã theo phân cấp: NS xã là một cấp NS trong hệ thống NSNN (NSĐP), NS huyện giao dự toán cho NS xã theo tổng số kinh phí được hưởng trên cơ sở của định mức phân bổ NS cho các nhiệm vụ chi, do vậy UBND xã trực tiếp lập dự toán, trình HĐND xã phê duyệt. Trong quá trình lập và phân bổ chi NS xã còn một số nhiệm vụ chi NS cấp xã đã lập và phân bổ thấp hơn dự toán cấp trên giao theo quy định của nhà nước như dự phòng, sự nghiệp giáo dục đào tạo. Một số xã khi phân bổ NS chưa giao chỉ tiêu tiết kiệm 10% để cải cách tiền lương Một số xã lập dự toán chi đầu tư XDCB chưa nghiêm, chưa phân bổ hết nguồn vốn đầu tư cho các công trình mà sử dụng nguồn đầu tư để phân bổ cho chi thường xuyên dẫn đến mất cân đối về nguồn ngay từ khi lập dự toán gây khó khăn cho trong việc chấp hành chi NS.

- Hệ thống phân bổ hiện nay chỉ mới dừng lại ở việc phân bổ nguồn tài chính mà chưa đặt ra yêu cầu phải cung cấp một số lượng hàng hóa dịch vụ công "là bao nhiêu để đáp ứng nhu cầu thực tế".

Nhận định về nguyên nhân phân bổ dự toán đối với một số nhiệm vụ chi chưa đúng định mức được thể hiện tại Bảng 4.5.

Bảng 4.5 Kết quả khảo sát đánh giá vềđịnh mức và nhiệm vụ chi NS khi nhập dự toán

Nguyên nhân Số ý kiến %

Định mức phân bổ thấp, chưa phù hợp 36 72 Phân bổ chi NS chưa đúng quy định của định mức. 28 56

Khác 7 14

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2014

Nguyên nhân việc phân bổ dự toán chưa theo định mức phân bổ NS của tỉnh là do định mức phân bổ thấp, có những nhiệm vụ chi sau khi phân bổ theo định mức của tỉnh chỉ đảm bảo được tiền lương, các khoản như lương, không có kinh phí hoạt động sự nghiệp. Định mức phân bổ chi an ninh cấp xã quá thấp, chưa phù hợp với nhiệm vụ thực tế phát sinh. Định mức phân bổ còn mang tính cào bằng, chưa tính đến sự khác biệt về tình hình thực hiện nhiệm vụ mỗi địa phương, của mỗi cơ quan đơn vị để phân bổ định mức chi. Từ đó dẫn đến không có tác dụng thúc đẩy trong việc thực hiện nhiệm vụ của mỗi địa phương, cơ quan, đơn vị. Qua số liệu điều tra

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 54 có 72% ý kiến cho rằng nguyên nhân của việc phân bổ chưa đúng định mức là do định mức phân bổ thấp, chưa phù hợp. Ngoài nguyên nhân trên có 56% ý kiến cho rằng nguyên nhân của việc phân bổ chưa đúng định mức là do người làm công tác phân bổ chưa nắm đầy đủ những quy định của định mức.

Trong năm, việc bổ sung dự toán còn lớn. Ngoài việc bổ sung các chính sách mới phát sinh sau thời kỳ ổn định NS thì NS cấp trên còn chuyển bổ sung các chương trình mục tiêu như xây dựng nông thôn mới, chương trình hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi,Vốn XDCB, …) điều đó chứng tỏ NS cấp tỉnh chưa thực sự phân cấp hết những nhiệm vụ chi cho cấp huyện, cấp xã thực hiện, tạo ra cơ chế xin - cho trong khi những nhiệm vụ chi này phát sinh thực tế tại địa phương để cho địa phương chủ động sử dụng nguồn kinh phí một cách chủ động, hiệu quả, tăng trách nhiệm giải trình của cơ quan được phân cấp dẫn đến việc thiếu trách nhiệm trong việc quản lý sử dụng nguồn kinh phí đó.

Dự toán chi hàng năm đều phải thực hiện bổ sung, điều chỉnh do vậy công tác lập dự toán là chưa sát thực tế dẫn đến tình trạng gặp khó khăn trong quá trình chấp hành dự toán, không chủ động trong quá trình điều hành mà phải chờ khi HĐND họp cho phép điều chỉnh, bổ sung dự toán mới được thực hiện. Dự toán được lập chưa sát với thực tế nguyên nhân là do thời gian lập, phân bổ dự toán bị giới hạn, năng lực của một số cán bộ chuyên môn ở các đơn vị, chủ đầu tư, phòng, ban, nghành, UBND các xã, thị trấn liên quan đến việc lập, phân bổ dự toán có mặt còn hạn chế chưa hiểu rõ các quy định, chưa hiểu sâu, chưa nắm rõ thực tế về nhận biết các khoản chi, xây dựng, tính toán sự biến động, các thay đổi của khoản chi... trong quá trình lập dự toán và quá trình lập dự toán chi phải từ đơn vị sử dụng NS, từ cấp dưới lên dẫn đến việc lập dự toán còn chậm, còn phải đôn đốc nhiều, gây ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp số liệu ở phòng Tài chính - Kế hoạch và số liệu còn mang nặng tính hình thức.

Quy trình xây dựng dự toán chi cũng như việc tính toán, xây dựng các khoản chi tiêu chưa khoa học và sát thực tế vì còn chủ yếu dựa theo các văn bản quy định của cơ quan cấp trên nên nhiều khi lại không phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương, có đơn vị lấn nguồn đầu tư ngay từ khi lập dự toán nên công tác thực hiện dự toán bị động gây khó khăn cho công tác kiểm tra, giám sát của cơ quan chức năng.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 55

c. Đối với lập, phân bổ chi dự phòng ngân sách Nhà nước

Dự phòng NS Nhà nước là khoản chi được phân bổ để thực hiện các giải pháp khẩn cấp nhằm phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, hoả hoạn, tai nạn trên diện rộng. Thực hiện các nhiệm vụ quan trọng về quốc phòng, an ninh và các nhiệm vụ cần thiết, cấp bách khác phát sinh ngoài dự toán đã giao đầu năm cho các đơn vị sử dụng NS.

Một phần của tài liệu tăng cường quản lý chi ngân sách tại huyện sơn động, tỉnh bắc giang (Trang 57 - 66)