Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý chi ngân sách cấp huyện

Một phần của tài liệu tăng cường quản lý chi ngân sách tại huyện sơn động, tỉnh bắc giang (Trang 102 - 106)

IV Chi từ nguồn thu để lại quản lý

b. Đổi mới quản lý chi thường xuyên

4.3.5 Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý chi ngân sách cấp huyện

4.3.5.1 Nâng cao chất lượng cán bộ

Thực hiện tiêu chuẩn hoá và chuyên môn hoá đội ngũ cán bộ quản lý thu, chi NS. Yêu cầu những cán bộ này phải có năng lực chuyên môn cao, được đào tạo và bồi dưỡng tốt, am hiểu và nắm vững tình hình KT-XH cũng như các cơ chế chính sách của Nhà nước. Đồng thời có tư cách, phẩm chất đạo đức tốt, có trách nhiệm và tâm huyết với công việc được giao. Để thực hiện được những yêu cầu nêu trên, hàng năm các cơ quan phải rà soát và đánh giá phân loại cán bộ theo các tiêu chuẩn đạo đức, trình độ chuyên môn, năng lực quản lý … từ đó có kế hoạch bồi dưỡng, sắp xếp, phân công công tác theo đúng năng lực và trình độ của từng người.

Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý tài chính NS có ảnh hưởng quyết định đến chất lượng công tác quản lý tài chính NS. Hiện nay, mặc dù chất lượng cán bộ quản lý về tài chính đã được cải thiện nhiều nhưng thực tế vẫn chưa đáp ứng được đẩy đủ yêu cầu công việc, đặc biệt là đối với cán bộ tài chính xã, nghiệp vụ còn yếu.

Trong hoạt động giám sát, Thường trực HĐND cấp xã, Ban KT-XH cấp huyện chưa đủ sức để quán xuyến công việc thẩm tra, xem xét về tài chính. Thêm vào đó, đại biểu chuyên trách của ban kinh tế-xã hội HĐND cấp huyện, Thường trực HĐND cấp xã, phần lớn không được cung cấp đầy đủ các văn bản về tài chính,

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 94 chưa được tham dự các lớp bồi dưỡng, đào tạo chuyên đề về tài chính, mà chủ yếu là tự tìm tòi tài liệu rồi tự nghiên cứu để thực hiện, do vậy cũng phát sinh không ít khó khăn. Do đó không nắm bắt được chủ trương, chính sách về tài chính, hạn chế khả năng tham mưu cho HĐND trong việc quyết định các vấn đề kinh tế - tài chính của ĐP, từ đó ảnh hưởng không nhỏ đến việc chỉ đạo lập dự toán NS tại ĐP.

Để chủ động khắc phục những tồn tại của ĐP, định hướng của huyện Sơn Động là cần tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ tài chính cho đội ngũ cán bộ chuyên quản của Nhà nước và đại biểu chuyên trách của HĐND huyện về lĩnh vực tài chính, NS.

Một số việc cần thực hiện:

Trước mắt, UBND huyện cần rà soát lại trình độ đội ngũ cán bộ làm công tác tài chính, có kế hoạch khẩn trương đào tạo, chuẩn hoá trình độ bảo đảm đội ngũ cán bộ tài chính - NS trong tình hình mới để khắc phục nhược điểm hiện nay về chất lượng, thời gian lập, phân bổ và quyết toán NS. Bên cạnh đó, phải đảm bảo cung cấp đủ thông tin, tài liệu về lĩnh vực tài chính cho cán bộ tài chính và các đại biểu chuyên trách của Ban KT-XH để có cơ sở nghiên cứu, bổ sung thêm kiến thức chuyên ngành.

Về lâu dài:

- Ngay từ khâu đầu vào, tổ chức nghiêm túc việc thi công chức để tuyển dụng những cán bộ, công chức đủ trình độ chuyên môn và năng lực quản lý.

- Trong quá trình sử dụng nhân sự, cần phân công công việc phù hợp với chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ. Định kỳ hoặc khi đột xuất có kế hoạch phân công công tác mới hoặc để bạt cho cán bộ, cơ quan sử dụng nhân sự cần tổ chức lớp bồi dưỡng nghiệp vụ hoặc gửi cán bộ đi học lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ nâng cao ở các Trung tâm đào tạo tập trung, các trường đại học, học viên.

- Đối với cán bộ quản lý, bên cạnh việc nâng cao chuyên môn nghiệp vụ còn cần phải tham gia các lớp học chính trị và quản lý hành chính Nhà nước.

- Thường xuyên tổ chức tập huấn nghiệp vụ và hướng dẫn triển khai các văn bản quản lý của Nhà nước.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 95 - Hàng năm, cơ quan sử dụng nhân lực cần chủ động bố trí một khoản chi cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đồng thời khuyến khích cán bộ sử dụng nguồn lực cá nhân tự đi học nâng cao trình độ. Cơ quan có trách nhiệm hỗ trợ cán bộ đi học về thời gian và phân công công tác. Cán bộ đi học có trách nhiệm vừa hoàn thành nhiệm vụ học tập vừa hoàn thành nhiệm vụ công tác được giao.

- Đối với chất lượng cán bộ công chức, bên cạnh yêu cầu về kỹ năng nghiệp vụ chuyên môn, còn cần có kỹ năng sử dụng vi tính, trình độ ngoại ngữ, trình độ hiểu biết xã hội để phù hợp với xu thế giao lưu, mở cửa, hội nhập quốc tế hiện nay.

- Để tăng cường sự tự giác của cán bộ trong việc nâng cao chất lượng chuyên môn, hàng năm cơ quan sử dụng nguồn nhân sự có thể tổ chức thi kiểm tra nghiệp vụ định kì và có chế độ khen thưởng thích hợp .

Ngoài ra, nên quan tâm bố trí cán bộ, chuyên viên giúp việc cho Thường trực HĐND, Ban Kinh tế- NS, Ban KT- XH HĐND cấp huyện là những người có trình độ nghiệp vụ, kinh nghiệm, tích lũy được nhiều kiến thức về luật pháp và nắm bắt có hệ thống việc thực hiện dự toán về NS của ĐP qua các năm. Đây là lực lượng ổn định lâu dài để làm tham mưu cho HĐND về lĩnh vực tài chính.

Áp dụng linh hoạt chế độ luân chuyển cán bộ nhằm nâng cao tính năng động, sáng tạo, chống bảo thủ, trì trệ và ngăn ngừa các sai phạm của cán bộ. Có chế độ thưởng, phạt nghiêm minh, tăng cường trách nhiệm cá nhân, tạo lòng tin của nhân dân đối với Nhà nước.

Phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin, xây dựng lực lượng cán bộ tin học chuyên nghiệp, được tổ chức tốt và yên tâm công tác lâu dài là sự cần thiết và là mục tiêu rất quan trọng của hệ thống quản lý.

4.3.5.2 Đẩy mạnh phân cấp ngân sách cho cấp dưới, tăng tính chủ động, trách nhiệm và giảm số bổ sung từ ngân sách cấp tỉnh

- Song song với việc đào tạo nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý tài chính NS thì việc đẩy mạnh phân cấp NS cho NS cấp dưới là việc làm cần thiết để tăng tính dân chủ, linh hoạt, có hiệu quả và trách nhiệm của chính quyền các cấp này.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 96 - Hiện nay, phân cấp chi đầu tư phát triển cho cấp huyện còn nhiều điểm chưa phù hợp dẫn đến tình trạng có nơi thừa có nơi thiếu vốn để đầu tư các công trình trọng điểm thiết yếu, khó có thể đáp ứng được nhu cầu về cơ sở hạ tầng ở ĐP. Căn cứ vào năng lực quản lý NS tại ĐP, tiến hành phân cấp thêm nhiệm vụ chi cho UBND cấp huyện, UBND xã đặc biệt với các dự án vừa và nhỏ trên địa bàn, giảm bớt gánh nặng công việc cho cấp trên, từ đó nâng cao trách nhiệm của huyện, xã trong khai thác nguồn thu, quản lý sử dụng NS; hiệu quả quản lý sử dụng NS sẽ từng bước được nâng lên.

- Để tránh tình trạng vừa phân chia một số khoản thu với NS cấp trên nhưng lại vừa nhận bổ sung NS từ cấp trên cần tăng phân cấp nguồn thu cho huyện và xã, đặc biệt đối với những huyện, xã mà khả năng tự cân đối NS còn hạn chế. Thực hiện mở rộng ủy nhiệm thu cho xã, thị trấn.

4.3.5.3 Tiếp tục thực hiện tinh giản bộ máy quản lý

- Chính quyền ĐP từ huyện đến xã, phường cần hết sức coi trọng việc triển khai thực hiện tinh giản bộ máy và cán bộ, xác định lại chính xác chức năng nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị thực hiện quản lý Nhà nước về NS để tránh chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ, giảm phiền hà và rườm rà về thủ tục hành chính cho các DN và nhân dân. Kiên quyết đưa ra khỏi bộ máy Nhà nước những cán bộ không đủ năng lực và phẩm chất, không đủ sức khoẻ và trình độ chuyên môn, không để những bất cập về bộ máy và cán bộ kéo dài làm tổn hại đến uy tín của cơ quan Nhà nước và ảnh hưởng đến KT- XH của ĐP.

4.3.5.4 Tăng cường mối quan hệ hợp tác, phối hợp giữa các cơ quan trong bộ máy quản lý ngân sách cấp huyện

Hiện nay, bộ máy tài chính ở cấp huyện có phòng Tài chính Kế hoạch, Chi cục Thuế, KBNN nhưng chỉ có cơ quan Tài chính là trực thuộc chính quyền ĐP, còn lại các cơ quan chuyên ngành trực thuộc Bộ Tài chính. Vì vậy, để đảm bảo sức mạnh tổng hợp của bộ máy tài chính ở cấp huyện phục vụ sự nghiệp phát triển KT- XH của ĐP cần có cơ chế phối hợp, chỉ đạo trong đó cần xác định vai trò nòng cốt, trung tâm của phòng Tài chính Kế hoạch trong bộ máy để chỉ đạo và điều hành toàn bộ công tác tài chính cấp huyện.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 97 Thống nhất bộ phận kế toán của ngành tài chính về một đầu mối, nên đặt tại KBNN để đảm bảo cung cấp thông tin kịp thời, chính xác, thống nhất phục vụ yêu cầu quản lý điều hành NS. Nâng cấp hạ tầng truyền thông, xây dựng phần mềm ứng dụng dùng chung cho cả Thuế - Kho bạc - Tài chính; xây dựng qui chế về cập nhật, truyền, nhận, khai thác, sử dụng, bảo mật thông tin trao đổi trên mạng máy tính của các ngành. Tăng cường phối hợp trao đổi thông tin giữa các ngành trong hệ thống tài chính ĐP.

Việc thực hiện đồng bộ các biện pháp trên sẽ hoặc trực tiếp, hoặc gián tiếp làm tăng hiệu quả quản lý NSNN cấp huyện tại Huyện Sơn Động .

Một phần của tài liệu tăng cường quản lý chi ngân sách tại huyện sơn động, tỉnh bắc giang (Trang 102 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)