Mức đóng góp vào GDP

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) đối với nền kinh tế Việt Nam (Trang 63 - 66)

III. PHÂN TÍCH NGÀNH

3.1.Mức đóng góp vào GDP

3. Nông-Lâm-Thủy sản

3.1.Mức đóng góp vào GDP

Sau 25 năm Đổi mới, ngành nông nghiệp Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể, trở thành một động lực quan trọng để tăng trưởng kinh tế cao. Tuy nhiên, tăng trưởng nông nghiệp của đất nước chỉ ở mức trung bình so với tăng trưởng kinh tế nói chung và tăng trưởng của các ngành năng động hơn, là công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Do tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu các năm 2007-2008, tăng trưởng GDP trung bình của Việt Nam giảm từ mức cao nhất trong mười năm là 8.5% năm 2007 xuống còn 5.32% năm 2009. Sau đó, tốc độ tăng trưởng GDP trung bình tăng lên 6.78% năm 2010, rồi lại giảm xuống 5.89% năm 2011 và 5.25% năm 2012, là mức thấp nhất trong 20 năm trở lại đây. Tuy nhiên, tốc độ tăng GDP của Việt Nam tăng trở lại trong năm 2013, đạt 5.42%, vẫn thấp hơn so với mục tiêu đề ra là 5.5% nhưng đây là dấu hiệu tích cực cho sự phục hồi kinh tế.

50

Trong bối cảnh này, các ngành nông – lâm – ngư nghiệp tăng trưởng không ổn định. Trong năm 2005-2007, tốc độ tăng trưởng của các ngành nông – lâm – ngư nghiệp dao động quanh mức 4% và đạt mức cao nhất 4.69% trong năm 2008. Tuy nhiên, tỷ lệ này đã giảm xuống mức thấp nhất là 1.91% năm 2009, rồi tăng vọt lên 4.02% năm 2010 trước khi giảm liên tiếp xuống 2.68% và 2.64% trong năm 2012-2013. Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng của ngành nông – lâm – ngư nghiệp giai đoạn 2006-2010 là 3.53%, cao hơn không đáng kể so với mục tiêu Kế hoạc phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2006-2010 (là 3-3.2%). Tỷ lệ này tiếp tục giảm xuống tới mức trung bình 3.16% mỗi năm trong giai đoạn 2011 -2013. Tuy nhiên, tăng trưởng của ngành này vẫn tương đối cao theo tiêu chuẩn quốc tế.19

Bảng 24 cho thấy tỷ trọng của các ngành kinh tế trong GDP Việt Nam từ năm 2001 đến năm 2013. Theo đó, đóng góp của ngành nông – lâm – ngư nghiệp vào GDP ở mức khiêm tốn so với ngành công nghiệp-xây dựng và dịch vụ. Tỷ lệ này giảm từ 23.24% năm 2001 xuống 18.89% năm 2010 trước khi tăng nhẹ lên 20.08% năm 2011. Tuy nhiên, tỷ trọng của ngành nông – lâm – ngư nghiệp trong GDP tiếp tục giảm trong 2012-2013, chỉ đạt 18.38% trong năm 2013 và đóng góp 0.48 điểm phần trăm vào tốc độ tăng trưởng GDP chung của nền kinh tế. Trong số 3 phân ngành, nông nghiệp là phân ngành quan trọng nhất với đóng góp lớn nhất vào GDP, tiếp theo là thủy sản. Tỷ trọng của lâm nghiệp rất khiêm tốn, chỉ dưới 1%. Tỷ trọng giảm dần của ngành nông – lâm – ngư nghiệp đã phản ánh phần nào sự thay đổi trong cơ cấu kinh tế Việt Nam và chuyển dịch của Chính phủ Việt Nam theo hướng đẩy nhanh công nghiệp hóa nền kinh tế, dẫn đến việc mở rộng đáng kể của ngành công nghiệp - xây dựng.

Bảng 24: GDP theo ngành kinh tế, giai đoạn 2001-2013 (%, giá hiện tại)

2001 2007 2008 2009 2010 2011 2012

Prel. 2013

Tổng 100.00 100.00 100.00 100.00 100.00 100.00 100.00 100.00 Nông- lâm- ngư

nghiệp 23.24 18.66 20.41 19.17 18.89 20.08 19.67 18.38 Công nghiệp–

xây dựng 38.13 38.51 37.08 37.39 38.23 37.90 38.63 38.31 Dịch vụ 38.63 42.83 42.51 43.44 42.88 42.02 41.70 43.31

Nguồn: Tổng Cục Thống kê.

Ở một mức độ nào đó, hội nhập kinh tế quốc tế ảnh hưởng tích cực đến sự tăng trưởng của ngành nông-lâm-ngư nghiệp. Việt Nam trở thành một trong các nước xuất khẩu hàng đầu nhiều nông sản như cà phê, gạo, tiêu, điều,… Việc thực thi các cam kết thương mại làm thay đổi cấu trúc bảo hộ các phân ngành trong nước đối với cả đầu vào và đầu ra. Điều này được minh chứng bằng tỷ lệ bảo hộ thực tế (ERP), trong đó ERP nhỏ hơn cho thấy phân ngành đó nhìn chung ít được bảo hộ hơn.

Trong giai đoạn 2005-2011, mức độ bảo hộ ngành nông – lâm – ngư nghiệp không đáng kể, phản ảnh qua ERP và NRP (tỷ lệ bảo hộ danh nghĩa) trung bình của ngành

19

51

rất thấp (Biểu đồ 4). ERP luôn nhỏ hơn NRP. Đáng kinh ngạc là trước khi gia nhập WTO, cả ERP và NRP của ngành nông – lâm – ngư nghiệp có xu hướng tăng, nhưng ERP tăng nhanh hơn NRP, vì vậy nên ERP tiến gần hơn tới NRP. Tuy nhiên, từ năm 2008, ERP giảm nhanh hơn NRP. Sau khi gia nhập WTO, sản phẩm NLTS nhìn chung ít được bảo hộ. Nhiều phân ngành nông – lâm – ngư nghiệp có ERP rất thấp, thậm chí âm như chăn nuôi lợn (-17.9%), sản phẩm nông nghiệp khác (-8.5%), gia cầm (-6.6%), mía đường (-2.2%) và chăn nuôi gia súc (-1.6%).

Biểu đồ 4: ERP và NRP của ngành nông – lâm – ngư nghiệp (%)

Nguồn: CIEM (2013).

Tính toán độ phân tán và số nhân nhập khẩu của một số sản phẩm phụ của ngành NLTS (Bùi Trinh, 2012) cho thấy sự phát triển của các phân ngành như chăn nuôi gia súc, lợn, gia cầm và các phân ngành chăn nuôi khác, nông sản khác và nuôi trồng thủy sản (có độ phân tán lớn hơn 1) thúc đẩy sự phát triển của “các ngành hạ nguồn” (ngành có mức độ hoàn thành của sản phẩm cao hơn), do đó ảnh hưởng tích cực đến toàn bộ nền kinh tế mà không làm tăng đầu vào nhập khẩu (vì số nhân nhập khẩu nhỏ hơn 1) (Bảng 25). Tuy nhiên, những phân ngành này chưa nhận được sự hỗ trợ đầy đủ, phản ảnh ở mức độ đầu tư khiêm tốn vào ngành nông-lâm-ngư nghiệp nói chung và các phân ngành trong đó nói riêng, điều này sẽ được thảo luận chi tiết hơn trong phần dưới.

Bảng 25: Độ phân tán và số nhân nhập khẩu của một số phân ngành nông – lâm – ngư nghiệp

Ngành Độ phân tán Số nhân nhập khẩu

Gia súc 1.149 0.724

Lợn 1.794 0.752

Gia cầm 1.616 0.748

Phân ngành chăn nuôi khác 1.591 0.747

Dịch vụ nông nghiệp và các nông sản

không được phân loại 1.484 0.796

Nuôi trồng thủy sản 1.694 0.771 Nguồn: CIEM (2013) 0.64 1.08 1.57 0.67 0.57 0.74 0.59 2.22 2.39 2.59 2.23 2.19 2.26 2.2 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 ERP NRP

52

Tuy nhiên, thành tựu của ngành nông-lâm-ngư nghiệp vẫn ít hơn so với tiềm năng và lợi thế của ngành. Phát triển của ngành nông-lâm-ngư nghiệp còn chưa bền vững; tốc độ tăng trưởng có xu hướng giảm; năng suất và chất lượng còn thấp. Hơn nữa, kiến thức khoa học và ứng dụng công nghệ của ngành còn rất khiêm tốn. Sản xuất nông nghiệp ở quy mô nhỏ, phân tán và không gắn với các chương trình tiên tiến, do đó không hỗ trợ được sản xuất quy mô lớn; tổn thất sau thu hoạch còn lớn; giá trị gia tăng của ngành chế biến còn khiêm tốn. Bên cạnh đó, năng suất lao động của ngành nông-lâm-ngư nghiệp cũng rất thấp so với ngành công nghiệp-xây dựng, dịch vụ. Nông dân không có tay nghề không có đất không được đào tạo phù hợp hoặc hỗ trợ tìm việc trong các ngành phi nông nghiệp. Trong bối cảnh đó, cần có bước đột phá hoặc thay đổi về khoa học và kỹ thuật trong quy mô canh tác để thúc đẩy tăng trưởng nhanh hơn và bền vững hơn trong ngành nông-lâm-ngư nghiệp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) đối với nền kinh tế Việt Nam (Trang 63 - 66)